Giấy tờ có giá: BLDS 2015 khơng có định nghĩa pháp lý về của giấy tờ có giá Vì vậy, khái niệm giấy tờ có giá được xác định dựa trên quy định PL chuyên ngành Điều

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 67 - 69)

Vì vậy, khái niệm giấy tờ có giá được xác định dựa trên quy định PL chuyên ngành. Điều 6 khoản 8 Luật NHNN VN 2010 quy định về bản chất, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành với người sở hữu giấy tờ có giá đó201.

(i) Giấy tờ có giá là một loại tài sản, trong đó, yếu tố vơ hình (quyền) được ghi nhận trên những yếu tố vật lý hữu hình (giấy hoặc trên các phương tiện điện tử). Sự biểu hiện này là sự xác nhận đối với tính pháp lý và tính kinh tế một cách trực tiếp nhất của quyền tài sản đó. Điều này dẫn đến hệ quả: khơng phải mọi phương tiện xác nhận quyền chủ sở hữu đều được coi là giấy tờ có giá. Ví dụ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khơng phải là giấy tờ có giá

202

(ii) Giấy tờ có giá phải thỏa mãn các quy định PL chuyên ngành tương ứng (Luật các công cụ chuyển nhượng đối với hối phiếu, luật quản lý nợ cơng đối với tín phiếu, cơng trái; Luật chứng khoán đối với chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp; Luật các tổ chức tín dụng đối với chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu NH).

(iii) Giấy tờ có giá khơng chỉ đơn thuần xác nhận quyền tài sản mà còn khiến quyền tài sản này trở nên độc lập với GD gốc. Điều này là cơ sở phân biệt những giấy tờ xác nhận khác với giấy tờ có giá.

(iv) Giấy tờ có giá có tính chuyển nhượng. Đặc tính này là cơ sở tạo nên bản chất của giấy tờ có giá khi so với một số loại giấy tờ khác như ví dụ giấy phép đầu tư, giấy chấp thuận phê duyệt dự án…

(v) Giấy tờ có giá mặc dù được xác định dựa trên hình thái vật lý nhất định nhưng giá trị của nó khơng thể hiện dựa trên giá trị phương tiện lưu giữ thơng tin (tức là của các hình thái vật lý đó) mà thể hiện thơng qua giá trị kinh tế của nó203.

Quyền tài sản: Là một loại tài sản vơ hình (ví dụ quyền địi nợ, quyền được chia lợi nhuận đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp...). Khác với giấy tờ có giá, quyền tài sản trong hai ví dụ này, khơng độc lập với GD gốc (hợp đồng mua bán hay hợp đồng góp vốn). Các hợp đồng này, mặc dù, đều được thể hiện trên văn bản nhưng về bản chất, đều

201Tuy nhiên, cũng trong Điều 6 khoản khoản 2 điểm c, Luật lại quy định cổ phiếu cũng là một loại giấy tờ có giá. Như vậykhái niệm giấy tờ có giá ngay trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật cũng khơng hồn tồn thống nhất về nội hàm vì khái niệm giấy tờ có giá ngay trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật cũng khơng hồn tồn thống nhất về nội hàm vì cổ phiếu là bằng chứng xác nhận tư cách của chủ sở hữu (không phải tư cách chủ nợ), đối với cổ phần trong công ty. Trong các thơng tư của NHNN thì các loại kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng cũng ghi nhận định nghĩa tương tự như Điều 6 khoản 8 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Nghị định 163/2006 quy định giấy tờ có giá và Cơng văn 141/ TANDTC- KHXX cũng đưa ra khái niệm về giấy tờ có giá.

202Theo cơng văn số 141/TANDTC-KHXX của Tịa án nhân dân tối cao về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấychứng nhận quyền sở hữu tài sản ngày 21/09/2011, các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khơng phải là “giấy tờ có giá chứng nhận quyền sở hữu tài sản ngày 21/09/2011, các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản không phải là “giấy tờ có giá “quy định tại điều 163 của Bộ luật dân sự.

203 Nội dung trên một loại giấy tờ có giá có thể ghi nhận giá tiền nhưng số tiền này không phải là giá trị kinh tế của mảnhgiấy đó. giấy đó.

khơng phải là nơi chứa quyền tài sản mà chỉ là sự truyền tải lại một yếu tố vơ hình dưới một hình thái hữu hình. Việc xác định giá trị của quyền tài sản, vì vậy, phải thơng qua nhiều biểu hiện hữu hình khác nhau.

BLDS 1995 và BLDS 2005 quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao. BLDS 2015 đã bỏ tiêu chí có thể chuyển giao và đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn, trong đó quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền. Định nghĩa này đã mở rộng khái niệm quyền tài sản, theo đó, bất kỳ quyền nào đem lại lợi ích kinh tế đều có thể được coi là quyền tài sản. Tuy nhiên, dưới góc độ là một đối tượng của GDBĐ thì khơng phải bất kỳ quyền nào có giá trị kinh tế cũng có thể là tài sản BĐ ví dụ quyền nhận số tiền cấp dưỡng, quyền tác giả của quyền sở hữu trí tuệ (quyền đứng tên tác phẩm), đều có giá trị kinh tế, nhưng gắn với yếu tố nhân thân và không đủ điều kiện của ĐSBĐ.

Phạm vi của quyền tài sản: Nhiều quan điểm khác nhau về nội hàm của khái niệm quyền tài sản trong khoa học pháp lý. Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền tài sản không bao gồm quyền sở hữu mà chỉ bao gồm trái quyền có thể được chuyển giao và quyền sở hữu trí tuệ. Nguyễn Ngọc Điện cho rằng: “quyền tài sản trong luật thực định VN được hiểu là quan hệ pháp luật khác với quan hệ sở hữu mà trên cơ sở quan hệ khác đó, một lợi ích định giá được bằng tiền hình thành và thuộc về một chủ thể của quan hệ đó”204. Quan điểm thứ hai ở phạm vi hẹp hơn cho rằng, quyền tài sản chỉ bao gồm trái quyền (quyền trên quyền). Theo tác giả Vũ Thị Hồng Yến: Tài sản bao gồm vật- vật quyền (quyền sở hữu), và quyền tài sản (trái quyền) mà con người có thể sở hữu được, mang lại lợi ích cho con người, có giá trị và trị giá được thành tiền. Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vơ hình có thể được quy định thêm trong các văn bản luật chuyên ngành205.

Tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng: quyền tài sản trong luật VN không bao gồm quyền sở hữu đối với vật. Bởi lẽ nếu coi quyền sở hữu đối với vật là quyền tài sản thì vơ hình chung, khái niệm “quyền tài sản” đã bao trùm lên khái niệm “vật” (trong khi vật và quyền tài sản là hai loại tài sản khác nhau). “Vật” được quy định trong luật, thật ra, ln bao hàm trong nó mối quan hệ pháp lý giữa chủ sở hữu tài sản với tất cả những người cịn lại- mà chủ sở hữu có được những quyền tuyệt đối lên vật206. Bên cạnh đó, quyền tài sản từ quyền sở hữu trí tuệ ngồi những đặc trưng, vẫn có những đặc tính chung của quyền tài sản: (i) được thể hiện thơng qua các quyền; (ii) có giá trị bằng tiền. Quan niệm này phù hợp với góc độ kinh tế và PL trong việc xác định khái niệm tài sản nói chung cũng như quyền tài sản nói riêng. Như vậy, nội hàm của khái niệm quyền tài sản

204 Nguyễn Ngọc Điện (2005), “Cần xây dựng lại khái niệm “Quyền tài sản” trong luật dân sự”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp

số 3, tháng 3 năm 2005.

205 Vũ Thị Hồng Yến (2015), “Khái niệm tài sản trong pháp luật dân sự và kiến nghị sửa đổi Bộ Luật dân sự 2005”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp số 301 năm 2015.

206 Tài sản khơng phải là vật: nó là sự mơ tả mối quan hệ pháp lý giữa con người với con người liên quan đến vật. Nó đề cậpđến các mức độ quyền được tác động lên vật mà những quyền này được công nhận bởi luật. Khái niệm “tài sản” được hiểu là đến các mức độ quyền được tác động lên vật mà những quyền này được công nhận bởi luật. Khái niệm “tài sản” được hiểu là một mớ của các quyền (a bundle of rights). Nguyên văn, Yanner v Eaton, the High Court of Australia: “The word ‘property’ is often used to refer to something that belongs to another. But … ‘property’ does not refer to a thing; it is a description of a legal relationship with a thing. It refers to a degree of power that is recognised in law as power permissibly exercised over the thing. The concept of ‘property’ may be elusive. Usually it is treated as a ‘bundle of rights”.

trong quy định của PLVN về bản chất là trái quyền, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác.

Quyền tài sản có thể là quyền phái sinh từ tài sản gốc hoặc là quyền phái sinh từ tài sản phái sinh khác. Điều này tạo nên một mạng lưới của quyền tài sản của nhiều chủ thể đan xen nhau, trong trường hợp chúng đều là đối tượng của GDBĐ. Quyền tài sản có thể tạo ra những chủ thể thứ quyền (mặc dù trong mối quan hệ với quyền, chủ thể này đều là chủ sở hữu trực tiếp của quyền).

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w