KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 167 - 170)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

KẾT LUẬN CHUNG

Không thể phủ nhận những nỗ lực của nhà làm luật trong q trình định hình và hồn thiện chế định về GDBĐ thông qua các BLDS qua các thời kỳ 1995, 2005, 2015 cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, thể hiện nhiều nội dung tiệm cận với thực tiễn của GDBĐ bằng tài sản. Tuy nhiên, quy định PL GDBĐ bằng ĐS, vẫn còn nhiều vấn đề cần được khắc phục, sửa đổi và làm mới với mục đích: thúc đẩy tín dụng NH BĐ bằng ĐS, vốn hóa ĐS, giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, bảo vệ một cách hài hóa quyền lợi của các chủ thể có lợi ích liên quan đến ĐS, bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng NH.

Q trình nghiên cứu tổng thể, luận án đã phân tích, tổng hợp, đánh giá những luận điểm trong khoa học pháp lý, thực trạng PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM ở VN, từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện PL.

Về lý thuyết nghiên cứu, dựa trên nội dung cơ bản của lý thuyết về tài sản, lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng NH, lý thuyết về hợp đồng, lý thuyết tạo tiền của hoạt động NH, lý thuyết trò chơi, lý thuyết thông tin bất đối xứng, lý thuyết chi phí GD và bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích tình huống pháp lý, nghiên cứu kinh tế trong PL, luận án đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu tổng quát và 6 câu hỏi nghiên cứu cụ thể đã đặt ra trong chương 1.

Về cơ sở lý luận của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM, bằng việc vận dụng các lý thuyết kinh tế và pháp lý, luận án đã phân tích những luận điểm khoa học về định nghĩa và bản chất pháp lý về GDBĐ bằng ĐS xuất phát mục đích thực sự của các bên trong quan hệ BĐ tiền vay. Theo đó, mục đích của các chủ thể GDBĐ là thiết lập vật quyền BĐ lên ĐS; trong đó bên nhận BĐ có được quyền truy địi và ưu tiên lên ĐSBĐ khi xuất hiện sự kiện vi phạm, với cơ sở là sự đồng ý của chủ sở hữu ĐS. Bằng cách này, bên nhận BĐ thực sự thủ đắc vật quyền BĐ, trong khi bên BĐ có thể vốn hóa tối đa các ĐS của mình. Luận án cũng nghiên cứu và làm rõ (i) những đặc thù của ĐS là tính dễ di chuyển, tính chuyển hóa, tính đa dạng, tính mở và (ii) sự tác động của những đặc tính này đối với q trình xác lập, duy trì và chấm dứt GDBĐ trong hoạt động NH. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chỉ ra nhu cầu hồn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS không chỉ trong phạm vi nội bộ của các chủ thể quan hệ GDBĐ, mà còn đảm bảo nguyên tắc trung lập trong việc bảo vệ quyền lợi của những chủ thể không tham gia trực tiếp vào GDBĐ nhưng có lợi ích liên quan đến ĐS, nhưng vẫn bảo lưu ngun tắc tơn chỉ là BĐ an tồn tín dụng NH. Ở khía cạnh lý lý luận, luận án đã đóng góp, bổ sung, lý giải một số luận điểm khoa học pháp lý trong lĩnh vực NH: (i) xây dựng khái niệm GDBĐ từ nội dung (thay cho tiếp cận từ hình thức); (ii) các đặc tính của ĐS và sự tác động của nó đến các điều kiện pháp lý của tài sản trong GDBĐ; (iii) hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả PL GDBĐ bằng ĐS, trong đó ghi nhận các nhu cầu kinh tế và an tồn pháp lý của những chủ thể có liên quan đến ĐS.

Liên quan đến nghiên cứu thực trạng PL GDBĐ bằng ĐS, với các giới hạn và phạm vi nghiên cứu được làm rõ trong chương 1, luận án đã đánh giá việc áp dụng PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NHTM chủ yếu ở 4 nội dung: (1) điều kiện xác lập hiệu lực GDBĐ, (2) xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, (3) trật tự quyền ưu tiên, (4) xử lý ĐSBĐ.

Liên quan đến điều kiện xác lập hiệu lực GDBĐ, quy định của BLDS 2015 về điều kiện quyền sở hữu đầy đủ ĐS của bên BĐ, theo tác giả, là chưa phù hợp với các đặc điểm của ĐS và thu hẹp cơ hội tiếp cận tín dụng NH của nhiều chủ thể. Tương tự, dựa trên phân tích một số bản án, luận án cũng phân tích những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ trong việc xác định thỏa thuận về nghĩa vụ được BĐ, về mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng BĐ. Đây là một trong những loại tranh chấp điển hình nhất trong số các tranh chấp tín dụng NH với số lượng bản án lớn. Điều này xuất phát từ ba khiếm khuyết của quy định PL và thực tiễn áp dụng là: (i) thiếu hướng dẫn mô tả ĐSBĐ phù hợp với từng dạng ĐS thích hợp, (ii) thiếu quy định rõ ràng và phù hợp về tài sản tương lai và nghĩa vụ được BĐ trong tương lai, (iii) xem xét ý chí thực sự của các bên trong GD chưa được xác định là một quy tắc cần lưu ý trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tín dụng, để phù hợp với đặc điểm của quan hệ cho vay trong hoạt động NH.

Về nội dung hiệu lực đối kháng của GDBĐ bằng ĐS đối với bên thứ ba, PL VN sử dụng “đăng ký” gần như là phương thức chủ đạo. Thực trạng này chưa phù hợp với logic pháp lý của việc xác lập hiệu lực đối kháng đối với ĐS vì đặc tính của nhiều ĐS, vốn dĩ, là tài sản khơng thuộc diện đăng ký quyền sở hữu và tính chuyển hóa, đa dạng làm cho ĐS trở thành đối tượng của nhiều loại GD khác. Khác với BĐS, có thể xuất hiện nhiều chủ thể liên quan đến ĐS qua các GD mua chả trậm, mua bán thông thường, bên gia công…. Thực tiễn này địi hỏi sự đa dạng hóa các phương thức xác lập hiệu lực đối kháng tương thích với đặc điểm của nhiều loại ĐS khác nhau. Về hệ quả pháp lý của hiệu lực đối kháng của GDBĐ, từ việc phân tích quy định và thực tiễn áp dụng, tác giả nhận thấy: mặc dù phạm vi quyền truy địi của PL VN có xu hướng mở rộng hơn (so với quy định trước đây), tuy nhiên, mức độ của quyền truy đòi tương đối thấp (quyền truy đòi chủ yếu biểu hiện dưới dạng quyền yêu cầu của bên nhận BĐ). Điều này là chưa tương xứng với tính chất là một hệ quả quan trọng của vật quyền BĐ. Qua việc phân tích một số bản án và quy định PL nước ngoài, tác giả nhận thấy chế định tài sản phái sinh từ ĐS BĐ và chế độ xác lập hiệu lực đối kháng tự động với ĐS phái sinh trong một thời hạn nhất định, là một kinh nghiệm nên được học hỏi, kế thừa.

Những đặc trưng của ĐS (đã được chứng minh trong chương 2) là lý do xuất hiện

(i) nhiều chủ thể trong các GD khác nhau cùng liên quan đến ĐS và (ii) nhu cầu của những chủ thể này trong việc được PL bảo vệ quyền lợi. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng PL, luận án đã làm rõ nhu cầu điều chỉnh bằng PL một cách minh thị, rõ ràng, thống nhất đối với xác định trật tự quyền ưu tiên giữa các chủ thể cùng liên quan đến ĐSBĐ (bên nhận BĐ, bên mua, bên thuê, bên bán hàng nhận trả dần, trả chậm, bên sửa chữa, cơ quan thi hành án…). Qua việc phân tích quy định PL VN, trong so sánh nhất

định với quy định PL nước ngoài, tác giả nhận thấy: PL hiện hành, đã có những ghi nhận về thứ tự quyền ưu tiên chủ yếu dựa trên logic về thời gian và/hoặc hiệu lực đối kháng. Mặc dù vậy, về nội dung này, quy định PLVN vẫn ở phạm vi hẹp, thiếu tính bao quát và chưa đầy đủ. Thứ nhất, PL giới hạn quyền ưu tiên ở phạm vi quyền ưu tiên thanh tốn là chưa phản ánh tồn diện bản chất pháp lý, mà chỉ là một thành tố trong nội hàm của khái niệm quyền ưu tiên. Thứ hai, PL chưa dự liệu đủ các chủ thể có thể xuất hiện trong các GD khác có liên quan đến ĐS. Thứ ba, chưa có quy tắc pháp lý xác định trong trường hợp xuất hiện mâu thuẫn hiệu lực đối kháng (các biện pháp BĐ đều cùng có hiệu lực đối kháng tại một thời điểm).

Về xử lý ĐSBĐ, luận án đã chỉ ra những tồn tại là rào cản cho việc xử lý ĐSBĐ một cách chủ động của NHTM. Trong đó, quyền tự thu giữ ĐSBĐ chưa được quy định phù hợp. Điều này dẫn đến hệ quả: tố tụng tư pháp trở thành phương thức giải quyết tranh chấp về thu giữ ĐSBĐ gần như duy nhất ở VN, tăng chi phí xử lý nợ của NH. Đồng thời, luận án đã phân tích những cơ sở của quy trình xử lý tài sản BĐ hiện nay chủ yếu dựa trên các đặc tính của tài sản là BĐS, mà chưa phản ánh được và trong một số trường hợp là khơng tương thích với đặc điểm của từng loại ĐSBĐ. Những nhược điểm này khơng chỉ giảm tính kinh tế của ĐS, giảm chi phí cơ hội của tất cả các bên trong GDBĐ, mà còn ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của NHTM trong việc cho vay nhận BĐ bằng ĐS. Từ việc phân tích các nhược điểm này và tham khảo quy định của PL nước ngoài, luận án đã đưa ra một số kiến nghị về thu giữ ĐSBĐ, kiến nghị quy định về quy trình xử lý để phù hợp với các đặc tính của ĐSBĐ.

Từ những bất cập trong quy định và thực trạng PL, tác giả đã đóng góp bốn giải pháp pháp lý và bảy kiến nghị hoàn thiện PL GDBĐ bằng ĐS. Nổi bật nhất cần kể đến là:

(1)Xây dựng Luật GDBĐ bằng ĐS là một luật riêng với đối tượng điều chỉnh là GDBĐ bằng tài sản BĐ là ĐS; (2) Nhận diện lại và xây dựng khái niệm GDBĐ từ tiếp cận về nội dung thay cho hình thức như hiện nay; (3) Sửa đổi điều kiện của ĐSBĐ để nâng cao sự tự chủ của các bên trong thỏa thuận BĐ; (4) Bổ sung các biện pháp xác lập hiệu lực đối kháng của GDBĐ bằng ĐS đối với bên thứ ba; (5) Xây dựng khái niệm tài sản phái sinh để nâng mức độ quyền truy đòi của bên nhận BĐ tương xứng với hệ quả của vật quyền BĐ; (6) xây dựng các quy định cụ thể và hệ thống hóa thứ tự quyền ưu tiên để đảm bảo tính bao trùm, khái quát và minh thị của PL trên cơ sở bảo vệ hài hịa lợi ích của nhiều chủ thể có liên quan đến ĐS; (7) Sửa đổi một số nội dung về quyền thu giữ và xử lý ĐSBĐ, trong đó quy định rõ hơn các điều kiện để NH tự thu giữ và xử lý ĐS bằng các phương thức ngoài TA.

Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án được thực hiện dựa trên một cách căn bản nội dung của các lý thuyết, các học thuyết trong lĩnh vực luật, kinh tế, NH và liên ngành. Từ việc phân tích thực tiễn áp dụng PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM ở VN và mục tiêu nghiên cứu được đề cập tại chương 1, luận án đã đưa và giải thích rõ 7 kiến nghị liên quan đến 06 nội dung mang tính cốt lõi về GDBĐ bằng ĐS. Thực hiện các kiến nghị này, hy vọng, tạo lập một hành lang pháp lý ổn định và một trật tự minh bạch, khuyến khích

các NHTM ở VN cho vay có BĐ bằng ĐS, mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng của nhiều chủ thể, đưa hoạt động của NH ở VN tiệm cận với thực tiễn hoạt động NH của nhiều quốc gia khác, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc an tồn tín dụng NH.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 167 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w