KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 47 - 48)

1. Mục đích nghiên cứu đề tài của luận án là sự hoàn thiện quy định của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM, theo hướng: (i) BĐ an tồn tín dụng trong hoạt động cho vay của các NHTM; (ii) mở rộng và thúc đẩy tín dụng NH nhận BĐ bằng ĐS, nâng cao tính kinh tế và khả năng vốn hóa của các tài sản là ĐS trong nền kinh tế; (iii) bảo vệ một cách cơng bằng, hợp lý quyền và lợi ích của các bên trong GDBĐ và của chủ thể khác có lợi ích liên quan đến ĐS trên nền tảng một trật tự pháp lý minh bạch, rõ ràng về thứ tự ưu tiên. Trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm những giải pháp pháp lý cho các câu hỏi nghiên cứu, thì việc tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm, giải pháp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế và văn hóa PL của VN là một yêu cầu mang tính tất yếu, trong bối cảnh, có nhiều cải cách của PL về GDBĐ bằng ĐS ở các quốc gia. Cụ thể là Luật mẫu về GDBĐ của Uncitral về GDBĐ, Luật mẫu về GDBĐ của Ngân hàng Kiến Thiết Châu Âu, quyển 9 UCC về GDBĐ của Hoa Kỳ (các phiên bản, đặc biệt là phiên bản 2010), Luật giao dịch bảo đảm bằng ĐS của Canada 1990, Luật GDBĐ bằng ĐS của Úc 2009, Luật GDBĐ bằng ĐS New Zealand 1999. Các văn bản này đều có những giá trị tham khảo nhất định trong việc tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm về tư duy pháp lý và vận dụng PL, để phù hợp với điều kiện VN.

2.Mặc dù các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu ở những mức độ nhất định các khía cạnh khác nhau về các vấn đề trên, tuy nhiên vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các đặc trưng của GDBĐ có đối tượng là ĐS trong hoạt động của các NHTM ở VN. Vì vậy, nghiên cứu đề tài có ý nghĩa nhất định, với mục đích góp phần hồn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM.

3.Từ việc làm rõ tính cấp thiết của đề tài, đã định hình cho nghiên cứu sinh một cách rõ ràng về nhiệm vụ nghiên cứu, những dự kiến kết quả nghiên cứu đạt được. Chương này đã xác định được tổng quan tình hình nghiên cứu (những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ở VN và nước ngoài) liên quan đến các nội dung của đề tài, làm rõ kết quả đạt được về phương diện lý luận, tìm ra những vấn đề còn chưa được nghiên cứu chuyên sâu và những điểm cần được luận án tiếp thu, kế thừa. Đồng thời, qua đó xác định phạm vi nghiên cứu và bước đầu xây dựng lý thuyết làm nền tảng với những phương pháp nghiên cứu phù hợp gồm phương pháp phân tích, phương pháp phân tích tình huống pháp lý, phương pháp phân tích kinh tế trong PL, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp tiếp cận hệ thống liên ngành và đa ngành.

Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đã dựa trên các lý thuyết nghiên cứu với nền tảng là các lý thuyết về tài sản, lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng NH, lý thuyết về tự do hợp đồng, lý thuyết kinh tế thị trường định hướng XHCN. Luận án đồng thời đặt ra 05 giả thuyết nghiên cứu để là cơ sở định hướng nghiên cứu, kiểm định, phân tích và trả lời các câu hỏi nghiên cứu được luận án.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w