- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
b) Vật mới được tạo thành do chế biến thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì vật mới tiếp tục là tài sản bảo đảm Trường hợp vật mới không thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì giá trị phần tài sản bảo đảm được chế biến trở thành tài sản bảo đảm”.
vật mới không thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì giá trị phần tài sản bảo đảm được chế biến trở thành tài sản bảo đảm”. 324 Đồng thời khoản 10 điều 21 NĐ 21/2021/NĐ- CP, không nằm trong mục về tài sản BĐ bị trộn lẫn, sáp nhập. Nội dung về trường hợp trộn lẫn, sáp nhập TS BĐ được quy định riêng trong khoản 2 của điều 21 NĐ 21/2021/NĐ- CP.
trật tự pháp lý mà các bên có thể dự đốn được mình sẽ ở đâu trong các “nấc thang” của quyền ưu tiên; (iv) giảm gánh nặng cho bộ máy TA, (v) giảm chi phí GD.
Quyền ưu tiên được quy định trong nhiều văn bản PL khác nhau: BLDS 2015, Luật phá sản 2014, đến các quy định PL chuyên ngành như Luật Hàng Hải, Luật Hàng Không. Mặc dù vậy, các quy tắc tổng quát về quyền ưu tiên được xác định trong quy định của BLDS 2015. Điều 308 BLDS 2015 quy định ba nguyên tắc xác định quyền ưu tiên:
(i) Nguyên tắc về thời gian (GD nào diễn ra trước được ưu tiên hơn);
(ii) Nguyên tắc ưu tiên GD có phát sinh hiệu lực đối kháng (GD có phát sinh hiệu lực đối kháng được ưu tiên hơn so với GD không phát sinh hiệu lực đối kháng);
(iii) Thứ tự hiệu lực đối kháng. Thứ tự hiệu lực đối kháng có thể được xác định dựa trên một hoặc cả hai yếu tố: (iii.1) về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng (GD nào phát sinh hiệu lực đối kháng trước được ưu tiên hơn) và (iii.2) về tính chất của hiệu lực đối kháng (GD nào có tính chất đối kháng mạnh hơn được ưu tiên hơn).
Khác với NĐ 163/2006/NĐ-CP về GDBĐ326, trong NĐ 21/ NĐ-CP về BĐ thực hiện nghĩa vụ, thuật ngữ “quyền ưu tiên thanh tốn” khơng xuất hiện và cũng khơng có điều luật quy định riêng về thứ tự ưu tiên thanh toán. Mặc dù vậy, nội dung về quyền thứ tự ưu tiên thanh toán được thể hiện trong quy định về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của GDBĐ và quy định về xử lý tài sản BĐ trong NĐ 21/2021/NĐ-CP.
Về bản chất, chỉ khi xuất hiện xung đột lợi ích giữa các chủ thể khác nhau đối với cùng một ĐS, thì yêu cầu về thứ tự của quyền ưu tiên mới được xét đến.
3.3.1 Quyền ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm với bên tài trợ tín dụng cho động sản mua
Bên tài trợ tín dụng cho ĐS mua có thể là (i) bên tài trợ vốn tiền tệ cho bên BĐ để bên này mua ĐS hoặc (ii) bên tài trợ tín dụng thương mại (thường được gọi là bên bán có bảo lưu quyền sở hữu). Liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu, PL VN có quy định về nội dung này ở hai trường hợp khác nhau. Trường hợp thứ nhất, bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 331 BLDS 2015. Trường hợp hai, bảo lưu quyền sở hữu là một hệ quả của quan hệ mua trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 453 BLDS 2015. Bằng quy định của luật, có thể thấy hai cơ chế bảo lưu quyền sở hữu này có sự khác biệt nhất định. Ở góc độ là biện pháp BĐ nghĩa vụ, bảo lưu quyền sở hữu có thể xuất hiện trong các hợp đồng mua bán (miễn là các bên có thỏa thuận về nội
326 Quyền ưu tiên được quy định tại điều 6 NĐ 163/NĐ-CP về GDBĐ (điều 6 về thứ tự ưu tiên thanh toán). Tuy nhiên, thựcchất, các nội dung của quyền ưu tiên không chỉ được thể hiện tập trung trong điều 6 mà còn được quy định trong nhiều nội chất, các nội dung của quyền ưu tiên không chỉ được thể hiện tập trung trong điều 6 mà còn được quy định trong nhiều nội dung khác của NĐ 163 với nội hàm, trong một số trường hợp, rộng hơn so với các quy định trong BLDS 2015.
Trong NĐ 163/2006/NĐ-CP, quyền ưu tiên đã được xác định trong mối quan hệ giữa bên nhận thế chấp, bên nhận chuyển quyền sở hữu của tài sản bảo đảm, bên bán hàng trả chậm, bên thuê tài sản, bên cầm giữ và bên đầu tư vào tài sản thế chấp với các thứ tự ưu tiên khác nhau.
dung này) mà không nhất thiết phải là quan hệ trả chậm, trả dần. Đồng thời, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ thời điểm đăng ký. Trong khi đó, ở trường hợp hai, bảo lưu quyền sở hữu dường như là một hệ quả đương nhiên của quan hệ trả chậm, trả dần và PL khơng quy định rõ: bên bán có được bảo vệ mà không cần thực hiện các biện pháp xác lập hiệu lực đối kháng hay khơng? Việc duy trì cùng lúc hai cơ chế bảo lưu quyền sở hữu như vậy, theo quan điểm của tác giả, là chưa thật sự phù hợp và có thể gây khó khăn trong q trình vận dụng PL.
Ví dụ, A và B ký hợp đồng mua bán một hệ thống máy móc (bên bán hàng là B), trong đó có thỏa thuận: bảo lưu quyền sở hữu của B cho đến khi A thanh tốn đầy đủ tiền mua hàng. Sau đó, A dùng hệ thống máy móc này để BĐ cho khoản vay vốn của NH C dưới hình thức thế chấp. Trong mối quan hệ này, A vừa được cấp tín dụng thương mại từ B, A vừa được cấp tín dụng NH từ NH C. Như vậy, B và C đều xác lập biện pháp BĐ lên cùng một ĐS là hệ thống máy móc do A đang sử dụng. Vậy PL về GDBĐ sẽ dành quyền ưu tiên cho B hay cho C? Nếu bảo lưu quyền sở hữu trong thỏa thuận này được xác định là một biện pháp BĐ thì hiệu lực đối kháng của biện pháp này được xác định kể từ thời điểm đăng ký327. Điều này có nghĩa là, B - với tư cách là bên bán hàng, cần phải thực hiện biện pháp đăng ký bảo lưu quyền sở hữu328 mới giành được quyền ưu tiên đối với ĐS trong so sánh với bên nhận BĐ bằng biện pháp thế chấp. Như vậy, so với hiệu lực đối kháng với bên nhận thế chấp và bên bán có bảo lưu quyền sở hữu, việc xác định thứ tự ưu tiên căn cứ vào thời điểm đăng ký. Nếu xác định thỏa thuận của A và B là quan hệ mua trả chậm, thì bảo lưu quyền sở hữu của B là một hệ quả và với lập luận này, B có thể được ưu tiên hơn C trong quan hệ với tài sản là hệ thống máy móc.
Một trường hợp khác, giả sử A cầm cố hệ thống máy móc cho NH C, thì GDBĐ với NH phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ khi C nhận cầm cố đối với ĐS BĐ. Quy định tại NĐ 21/2021/NĐ- CP không nêu rõ được trường hợp nếu B không đăng ký bảo lưu quyền sở hữu và NH C nhận cầm cố hệ thống máy móc, thì quyền ưu tiên sẽ quy định cho bên nào? Theo quy định, bảo lưu quyền sở hữu chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ khi đăng ký. Do vậy, theo nguyên tắc ưu tiên cho biện pháp có phát sinh hiệu lực đối kháng, quyền ưu tiên giành cho bên nhận cầm cố (là NH C). Kết luận này có vẻ chưa phù hợp về logic và cơng bằng vì bên bán hàng vẫn đang sở hữu một phần đối với ĐS BĐ. Xét ở tiêu chí cơng bằng, người bán hàng cho người mua trả chậm, trả dần là một trong những trường hợp cần được ưu tiên, vì: (i) ở góc độ sở hữu, bên bán vẫn được bảo lưu quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho đến khi bên BĐ thực hiện nghĩa vụ trả đủ tiền; (ii) quy định bên bán hàng trả chậm, trả dần phải thực hiện đăng ký mới được hưởng ưu tiên tăng chi phí đối với bên bán trong việc thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền của mình; (iii) hệ quả của (ii) là (iii.1) làm tăng giá bán của sản phẩm, hàng hóa trong GD trả chậm, trả dần
327 Điều 331 BLDS 2015.
328 Trước đây, Điều 13 NĐ 163 (đã hết hiệu lực) cũng quy định: “Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản mua trả chậm,trả dần, gồm máy móc, thiết bị hoặc động sản khác khơng thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và hợp đồng mua trả chậm, trả dần, gồm máy móc, thiết bị hoặc động sản khác không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và hợp đồng mua trả chậm, trả dần, được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng mua trả chậm, trả dần, thì bên bán có bảo lưu quyền sở hữu có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm”. Tuy nhiên, trong NĐ 21/2021/NĐ- CP thì nội dung này khơng được đề cập.
do các chi phí đăng ký bảo lưu quyền sở hữu sẽ được chuyển hóa vào giá của sản phẩm, hàng hóa, ĐS và (iii.2) khơng khuyến khích quan hệ tín dụng thương mại, qua đó, gia tăng gánh nặng cho tín dụng NH; (iv) người bán trong quan hệ bán hàng trả chậm, trả dần, đang cung cấp tín dụng cho bên mua hàng và cũng là một chủ nợ của bên mua hàng. Quy định bên bán hàng phải đăng ký là một yêu cầu không thể hiện mức độ bảo vệ tương xứng của PL đối với tính chất của bán hàng nhận trả chậm, trả dần. Đây là điểm yếu của việc sử dụng cơ chế đăng ký là cơ sở gần như duy nhất để xác định quyền ưu tiên.
UCC tìm ra hướng giải quyết với trường hợp này khi xác định: lợi ích BĐ được ưu tiên hơn trên tài sản mua (PMSI) và lợi ích này được hồn thiện tự động. Trong vụ First National Bank v. Lubbock Feeders LP329, TA đã cơng nhận Feeders có lợi ích BĐ trên ĐS mua và được ưu tiên hơn NH đối với số gia súc của Cox.
Để đảm bảo nội dung của quy tắc này được thực hiện trong đúng phạm vi thì quyền ưu tiên chỉ xác lập trên trực tiếp ĐS mà tiền mua ĐS này được cấp bởi bên tài trợ được ưu tiên và phải trong các điều kiện xác định khác. Trong vụ North Platte State Bank v Production Credit Ass’n330, Tucker mua trả chậm 100 gia súc từ người bán. 79 gia súc trong số này đã được chuyển đến nơng trại của Tucker vào ngày 30/11. Sau đó, vào tháng 1, Tucker đã vay tiền của NH để trả tiền mua gia súc. Khoản vay được BĐ bằng 79 gia súc trên. Khi bên vay vi phạm thỏa thuận, NH đã khởi kiện để yêu cầu tòa án tuyên bố quyền ưu tiên đầu tiên với tư cách là quyền ưu tiên trên tài sản mua (PMSI) của mình trên ĐS BĐ là 79 gia súc trên. TA nhận định: NH không được xác định là bên xác lập lợi ích BĐ lên tài sản mua. Mặc dù NH cấp khoản vay để Tucker trả tiền mua gia súc nhưng số tiền này không được Tucker sử dụng để thủ đắc quyền lên số gia súc trên vì Tucker vốn đã có quyền và đã chiếm hữu các ĐS này331.
Về căn bản, UCC quy định trường hợp lợi ích BĐ trên ĐS mua được hồn thiện tự động và được ưu tiên mà không cần thực hiện biện pháp đăng ký GDBĐ332 với lý do cần khuyến khích và bảo vệ bên tài trợ tín dụng thương mại, tạo ra sự hài hịa giữa tín dụng thương mại và tín dụng NH.
3.3.2Quyền ưu tiên giữa các bên cùng nhận cầm cố, thế chấp bằng một động sản
Đối với các bên BĐ cùng nhận BĐ bằng ĐS, quyền ưu tiên được xác định theo nguyên tắc dựa trên (i) thời gian thực hiện GD; (ii) ưu tiên biện pháp có hiệu lực đối kháng; (iii) thời điểm xác lập hiệu lực đối kháng.