- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
331 Phán quyết tương tự trong vụ Valley Bank v Estate of Rainsdon, 117 Idaho 1085, 793 P.2d 1257, 12 UCC 828(1990) 332 Tuy nhiên, theo quy định bên nhận BĐ phải thực hiện một số quy trình để bảo vệ PMSI của mình: thực hiện thơng báo
332 Tuy nhiên, theo quy định bên nhận BĐ phải thực hiện một số quy trình để bảo vệ PMSI của mình: thực hiện thơng báo cho chủ nợ có BĐ khác về việc mình có hoặc sẽ có một PMSI đối với ĐSBĐ. Xem thêm §9-324(b) UCC.
Điều 308 BLDS 2015 quy định về quyền ưu tiên và quy tắc áp dụng của quyền này. Theo đó, quyền ưu tiên được xác định trong mối quan hệ: (i) giữa các biện pháp BĐ đều xác lập hiệu lực đối kháng; (ii) giữa biện pháp có xác lập hiệu lực đối kháng và biện pháp không xác lập hiệu lực đối kháng; (iii) trường hợp các biện pháp BĐ đều không xác lập hiệu lực đối kháng. Ở trường hợp (i), luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc là: quyền ưu tiên được xác định dựa trên thứ tự hiệu lực đối kháng. Ở trường hợp (ii) và (iii), luật quy định trực tiếp về quyền ưu tiên theo nguyên tắc: (1) ưu tiên biện pháp có xác lập hiệu lực đối kháng và (2) ưu tiên GD có lợi thế về thời gian. Các quy định này có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, thứ tự hiệu lực đối kháng không được quy định trực tiếp mà được viện dẫn gián tiếp thông qua quy định về hiệu lực đối kháng của từng biện pháp BĐ. Cụ thể, đối với cầm cố ĐS, hiệu lực đối kháng xuất hiện kể từ khi bên nhận cầm cố nắm giữ ĐS (điều 310 BLDS 2015). Đối với thế chấp ĐS, hiệu lực đối kháng xuất hiện kể từ khi thực hiện đăng ký thế chấp (điều 319 BLDS 2015).
Thứ hai, luật chưa khẳng định rõ: khi có sự xung đột giữa hiệu lực đối kháng từ hành vi đăng ký và hành vi nắm giữ ĐS tại cùng một thời điểm, thì quyền ưu tiên dành cho bên nào. Giả sử doanh nghiệp B sử dụng ĐS để thế chấp tại NH C và cầm cố ĐS này tại NH D, việc đăng ký thế chấp và cầm cố diễn ra trong cùng một thời điểm. Vậy quyền ưu tiên giành cho NH C hay NH D? Một trật tự về quyền ưu tiên giữa các bên nhận BĐ cùng thực hiện các phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả.
Thứ ba, các quy định về hiệu lực đối kháng được quy định rải rác trong nội dung quy định về biện pháp BĐ dẫn đến một số hệ quả trong việc xác định thứ tự ưu tiên: (i) thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng của một số biện pháp bị trùng nhau (biện pháp thế chấp và bảo lưu quyền sở hữu: cùng là thời điểm đăng ký; hoặc biện pháp cầm cố và cầm giữ: đều phát sinh kể từ thời điểm bên nhận BĐ cầm giữ ĐS).
3.3.3Quyền ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm với bên mua động sản bảo đảm
Về nguyên tắc, ĐSBĐ không được chuyển nhượng trong thời gian có hiệu lực của GDBĐ. Tuy nhiên, nguyên tắc này có những ngoại lệ nhất định. Trong đó, đối với hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh hoặc trong trường hợp có sự đồng ý của bên nhận BĐ, thì ĐS có thể được chuyển nhượng cho người khác333. Tuy nhiên, trong văn bản hướng dẫn về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các quy định này đã không được làm rõ334.
333 Điều 312 BLDS 2015 quy định: bên cầm cố được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầmcố đồng ý hoặc theo quy định của luật. Khoản 4, 5 điều 321 BLDS 2015 quy định: “bên thế chấp được quyền bán thay thế, cố đồng ý hoặc theo quy định của luật. Khoản 4, 5 điều 321 BLDS 2015 quy định: “bên thế chấp được quyền bán thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp khơng phải là hàng hóa ln chuyển trong sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật”.
334 Trước kia, khoản 3 điều 20 NĐ 163/2006/NĐ- CP về giao dịch bảo đảm. NĐ 163/2006/ NĐ- CP quy định: “Trong trườnghợp bên thế chấp bán, trao đổi tài sản thế chấp là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hợp bên thế chấp bán, trao đổi tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên thế chấp; bán, trao đổi tài sản thế chấp khác mà có sự đồng ý của bên nhận thế chấp
Như vậy, quyền ưu tiên được áp dụng cho bên nhận chuyển quyền sở hữu đối với ĐS trong hai trường hợp: (i) được sự đồng ý của bên nhận thế chấp hoặc (ii) hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh. Ở trường hợp (i), luật tôn trọng tự do thỏa thuận của chủ thể hợp đồng. Ở trường hợp (ii), quy định dựa trên các đặc trưng của ĐS là hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh. NĐ 21/2021/NĐ-CP định nghĩa hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh là hàng hóa trong kho hoặc là hàng hóa đang tham gia q trình sản xuất, kinh doanh335. Bằng việc sử dụng thuật ngữ “tham gia vào”, định nghĩa này đã mở rộng nội hàm của khái niệm hàng hóa luân chuyên trong kinh doanh so với định nghĩa trước đó336. Trước đây, NĐ 163/2006/NĐ- CP sử dụng thuật ngữ “trong phạm vi sản xuất kinh doanh” với cách hiểu khác nhau. “Trong phạm vi” có thể được hiểu theo nghĩa hẹp: là hàng hóa từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải nằm trong ngành nghề kinh doanh (được thể hiện trên đăng ký kinh doanh của bên BĐ). “Trong phạm vi” cũng có thể được hiểu là các hàng hóa xuất hiện trong q trình tồn tại, kinh doanh và sản xuất của bên BĐ.
Ví dụ: bên BĐ là doanh nghiệp X kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. X vay tiền của NH Y trên cơ sở thế chấp toàn bộ ĐS của doanh nghiệp. Hợp đồng thế chấp được đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản. Sau đó, X có bán một số bàn ghế, máy photocopy, máy fax… cho Z. Trong ví dụ này, các bàn ghế, máy photo, máy fax là ĐS phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp X nhưng lại khơng phải là hàng hóa nằm trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp của Điều 20 NĐ số 163/2006/NĐ- CP, thì có lẽ luật chỉ cơng nhận hàng hóa ln chuyển trong kinh doanh khi thuộc mặt hàng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp337. Vì vậy, các ĐS chuyển nhượng cho Z khơng được gọi là hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh và Z không được quyền ưu tiên khi xuất hiện xung đột lợi ích với NH nhận thế chấp các ĐS này. Tuy nhiên, nếu X bán cho Z một số lượng thức ăn chăn ni, thì đây được coi là hàng hóa ln chuyển trong kinh doanh và Z được PL công nhận là bên sở hữu của hàng hóa này. Trong NĐ 21/2021/NĐ- CP, cả hai trường hợp này đều có thể được xác định là hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh.
Việc cho phép chuyển nhượng ĐS BĐ là hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh là phù hợp với đặc tính của ĐS và với đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên BĐ. Nhu cầu bán, chuyển giao hàng hóa là nhu cầu hiện hữu của thương nhân, là phương thức để người này thu hồi vốn và là cơ sở cho nghĩa vụ trả nợ NH. Quy định quyền ưu tiên cho bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu đối với hàng hóa luân chuyển
và trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thì bên mua, bên nhận trao đổi có quyền sở hữu đối với tài sản đó”