Các giải pháp tăng vốn tự có

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 61)

Tăng vốn tự có là một trong những nội dung quan trọng nhất, bức xúc nhất đợc đặt ra trong tiến trình tái cơ cấu ngân hàng đối với BIDV cũng nh đối với toàn thể các NHTM. Để giải quyết bài toán khó khăn này thì BIDV phải tìm ra những giải pháp mang tính đột phá để tạo ra một nguồn vốn lớn cho ngân hàng. Ngân hàng nên chủ động tăng vốn tự có, chứ không nên trông chờ vào Ngân sách Nhà nớc. Giải pháp tăng

vốn tự có từ Ngân sách Nhà nớc cho các NHTM Nhà nớc chỉ là giải pháp tình thế và không mang lại nhiều hiệu quả. Nguồn Ngân sách hạn hẹp cùng với tâm lí trông chờ vào Nhà nớc sẽ khiến cho ngân hàng không chủ động trong việc tăng vốn.

Để tăng vốn tự có, đòi hỏi BIDV phải tập trung theo hớng:

Giải pháp cổ phần hoá BIDV:

Đây là giải pháp đang đợc d luận và giới ngân hàng quan tâm đặc biệt trong thời gian gần đây, đợc coi là giải pháp quan trọng nhất giúo các NHTM Nhà nớc nhanh chóng tăng vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Đồng thời còn là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý của các NHTM.

Về mặt nguyên tắc, cổ phần hoá các ngân hàng cũng giống nh cổ phần hoá các DNNN khác. Song do vai trò đặc biệt quan trọng của các NHTM Nhà nớc nói chung đối với nền kinh tế nên vấn đề CPH các NHTM Nhà nớc đòi hỏi phải tiến hành thận trọng hơn nhiều. Thực tế từ những DN đã tiến hành CPH cho thấy, CPH là một giải pháp cải cách DN rất triệt để mà không làm thay đổi tính chất và định hớng phát triển kinh tế đất nớc. Vấn đề là cần thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc CPH nhằm đảm bảo quyền lực chi phối của Nhà nớc đối với những DN hoạt động trong những lĩnh vực then chốt, có nhiều ảnh hởng đến sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, để chi phối hoạt động của một ngân hàng không nhất thiết phải nắm giữ 100% vốn của ngân hàng đó. Với một lợng cổ phần chi phối trên 50% vốn cổ phần trở lên, Nhà nớc đã có thể kiểm soát đợc hoạt động của ngân hàng đó. Sự tham gia của các cổ đông bên ngoài, bao gồm cả cổ đông nớc ngoài, còn làm tăng sự giám sát của công chúng đối với hoạt động của ngân hàng, góp phần làm cho hoạt động của ngân hàng lành mạnh hơn, minh bạch hơn. Nhờ đó, vai trò kiểm soát hoạt động ngân hàng của Nhà nớc không những bị yếu đi mà còn có

thể đợc củng cố hơn. Bên cạnh đó, CPH còn giúp ngân hàng tiếp thu đợc những kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh doanh NH hiện đại, làm tăng đáng kể năng lực cạnh tranh và hiệu qủa hoạt động. Vì thế, về nguyên tắc, CPH các NHTM Nhà nớc là một chủ trơng đúng đắn.

Xuất phát từ việc phân tích những lợi thế và định hớng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra trong việc cải cách lĩnh vực ngân hàng, CPH là vấn đề sớm muộn với các NHTM Nhà nớc. Do đó, BIDV cần tạo đợc sự chủ động đối với vấn đề này nhằm bảo đảm tiến hành CPH thành công, mang lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng. Với t cách là một DN lớn, một Tổng công ty Nhà nớc với nhiều đơn vị thành viên cùng lợng vốn và tài sản lớn, rõ ràng là việc CPH BIDV sẽ diễn ra rất khó khăn và phức tạp, với một khối lợng lớn công việc cần thực hiện:

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 61)