Quản lý và giải toả xung đột công nghiệp là yêu cầu tất yếu khách quan trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xét về thuật ngữ, “Quản lý”có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu của
từng ngành khoa học. Dưới góc độ hành chính, “Quản lý” là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích, đúng ý chí và phù hợp với quy luật khách quan”.
Dưới góc độ Chính trị học, “Quản lý” là thuật ngữ chỉ hoạt động tác động của nhà cầm quyền bằng quyền lực, nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra các quá trình xã hội và hành vi của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng để chúng phát triển trong ổn định và trật tự, phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của giới cầm quyền.
“Giải tỏa” là một thuật ngữ chỉ hoạt động “mở khóa” cho một sự vật, hiện tượng xã hội nào đó, làm mất đi sự ràng buộc, khai thơng sự bủa vây, bế tắc; là q trình di dời hoặc lấy đi những chướng ngại, những cản trở nào đó ở một khơng gian nhất định.
Giải tỏa cịn được hiểu là cách giải quyết cho một vấn đề khỏi bị ứ đọng, dồn nén, ách tắc; là phương cách làm tan biến đi những áp lực, những tâm trạng tù túng, nặng nề cho một hay một nhóm người trong những hồn cảnh nhất định. Giải tỏa cịn chỉ một hoạt động nhằm xóa tan dần những căng thẳng, bức xúc, đấu tranh, kình địch giữa người với người trong các mối quan hệ xã hội.
Ở góc độ Chính trị học, giải tỏa được hiểu là một quá trình giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, bức xúc, đấu tranh, xung đột giữa các lực lượng xã hội nhằm làm khơng cịn hoặc vơi đi những ý chí kình địch, đối kháng, bế tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán hợp tác, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những xung đột tiêu cực.
Từ những cách hiểu khái quát trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý và giải tỏa xung đột xã hội như sau:
Khi xung đột xã hội còn đang ở trạng thái tiềm ẩn, ngấm ngầm, quản lý và giải tỏa xung đột xã hội là quá trình thâm nhập, tiếp cận, tìm hiểu, giám sát, kiểm sốt các quan hệ xã hội của nhà cầm quyền nhằm giải quyết những mâu thuẫn xã hội tiềm ẩn, những xung đột còn ở dưới dạng ngấm ngầm hay công khai, đảm bảo cho xã hội phát triển trong trật tự và ổn định. Có thể nói đây là quá trình quản lý và giải tỏa từ những nguyên nhân phát sinh, những mầm mống ban đầu của xung đột xã hội.
Khi xung đột xã hội đã bùng phát thành điểm nóng, quản lý và giải tỏa xung đột xã hội là quá trình vừa tiếp cận, kiểm sốt cả hình thái, diễn biến lẫn nội dung sâu xa của xung đột vừa thực thi những chiến lược, phương thức tổng hợp để “hạ nhiệt”, “rút ngịi nổ” hay “dập tắt” điểm nóng.
Quản lý và giải tỏa xung đột xã hội là quá trình lựa chọn, quyết định phương thức giải quyết những mâu thuẫn, va chạm, bất đồng, đấu tranh giữa các bên tham gia xung đột, nhằm làm cho các q trình chính trị diễn ra trong sự kiểm sốt của nhà nước và xã hội.
Có thể nói: xung đột là người bạn đồng hành tất yếu của đời sống xã hội. Xung đột đóng vai trị tích cực, là địn bẩy thúc đẩy, hoặc giúp sửa chữa những thiếu sót và khẳng định những thay đổi có tính tiến bộ. Đặc biệt, trong bối cảnh một xã hội ổn định, xung đột cũng có những vai trị tích cực đối với sự phát triển của xã hội. Cụ thể là xung đột có vai trị cảnh báo xã hội, buộc các nhà lãnh đạo phải chú ý và khắc phục những bất ổn xã hội được xung đột cảnh báo. Trong một xã hội ổn định, xung đột không những không phá vỡ cộng đồng, mà ngược lại làm tăng sự cố kết để ứng phó có hiệu quả hơn với những bất ổn. Về mặt tâm lý, xung đột góp phần giải toả, khơng để tích tụ sự căng thẳng thái quá. Tuy nhiên, dù theo thuyết nào thì người ta cũng phải thừa nhận: Về khía cạnh xã hội học, hành vi của cá nhân, nhóm tham gia xung đột thường là tập hợp những hành vi có khuynh hướng lệch chuẩn, vượt quá chuẩn mực pháp luật và đạo đức, luôn
chứa đựng nguy cơ đe doạ sự ổn định xã hội và an ninh trật tự. Do đó, xung đột nói chung nằm ngồi mong đợi của các nhà nước - chủ thể ln tìm cách làm cho xã hội ổn định.
Xung đột xã hội là một tất yếu khách quan của q trình vận động và phát triển xã hội. Đó là một trong những trạng thái thường xuyên của cuộc sống con người, tồn tại ở mọi cấp độ: xung đột cá nhân - nhân cách; xung đột thế hệ; xung đột giữa các nhóm, tổ chức, cộng đồng; xung đột sắc tộc - dân tộc; xung đột giữa các nhà nước - quốc gia; xung đột giữa các nền văn hóa, văn minh... Một xã hội khơng có mâu thuẫn và xung đột là một xã hội ngưng đọng và trì trệ, khơng có sức sống. Nhưng cuộc sống cũng cần sự ổn định, do đó, ai cũng muốn có những người bạn đồng hành hồ bình và thân thiện. Nhận thức đúng sự tồn tại và vai trị của mâu thuẫn, xung đột, có cách ứng xử thích hợp, thì chắc chắn đó cũng là những tác nhân làm cho xã hội lành mạnh, ổn định, gắn kết và phát triển. Do vậy, điều tiết xung đột và quản lý các tình huống xung đột xã hội là vấn đề đã và đang được giới khoa học xã hội rất quan tâm, đặc biệt là đối với các xung đột xã hội cụ thể.
Cảnh báo, quản lý và giải tỏa xung đột cơng nghiệp là vơ cùng phức tạp, nó vừa mang tính nguyên tắc vừa mang tính nghệ thuật và là nhiệm vụ đương nhiên của nhà cầm quyền. Bất kỳ một chính quyền hợp pháp nào cũng phải chuẩn bị đối phó và giải quyết các xung đột xã hội nói chung và xung đột cơng nghiệp Xung đột trong tính chất của chúng tạo ra những tác động tích cực, đặc biệt là sự cảnh báo xã hội một cách nghiêm khắc, tạo áp lực để giải quyết những vấn đề khơng thể trì hỗn như bất bình đẳng, thiếu dân chủ, năng lực yếu kém của đội ngũ quản lý… Tuy nhiên, nhìn nhận những tác động tích cực của xung đột khơng có nghĩa là khuyến khích xung đột mà ngược lại, cần phải tìm cách xử lý mâu thuẫn một cách hợp lý bằng con đường phi xung đột. Làm được như vậy, một mặt, phát huy được vai trò của xung đột, mặt khác, hạn chế được những hậu quả xấu mà nó có thể mang lại.
Các chủ thể và phương thức quản lý, giải toả xung đột công nghiệp
Trong quản lý và giải tỏa xung đột công nghiệp các chủ thể chủ yếu được xác định là Nhà nước, Cơng đồn và Giới chủ. Nhà nước quản lý trực tiếp xác lập nên mối quan hệ ba bên: người sử dụng lao động - Nhà nước - người lao động. Xét trong mối quan hệ này, Nhà nước là một chủ thể có vai trị và trách nhiệm lớn trong việc quản lý cũng như giải tỏa các xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì nhà nước được hiểu như là một bên đối tác đại diện cho lợi ích của quốc gia và toàn thể cộng đồng. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, sự tham gia của nhà nước vào lao động như là một bên đối tác khách quan và cần thiết.
Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể ban hành và thực hiện pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm trước tồn thể nhân dân trong việc gìn giữ sự ổn định và hoạch định thực hiện các đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, Nhà nước phải ban hành (hoặc xây dựng để Quốc hội ban hành) tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện luật pháp cũng như các chính sách phát triển kinh tế xã hội.
Quan hệ lao động là một lĩnh vực kinh tế- xã hội, do vậy, quan hệ này khơng thể tách rời vai trị điều hòa, điều tiết và giám sát của Nhà nước.
Thứ hai, Nhà nước tham gia vào quan hệ lao động nhằm bảo vệ lợi ích
quốc gia, lợi ích cộng đồng.
Nhà nước là đại diện cao nhất cho lợi ích quốc gia và lợi ích của tồn xã hội. Do vậy, Nhà nước là chủ thể tích cực, chủ động thực hiện các cơng việc, thiết lập các mối quan hệ cần thiết trong xã hội nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân.
Mối quan hệ hai bên giữa người lao động và người sử dụng lao động là một quan hệ hai mặt: hợp tác và xung đột. Do vậy, khơng thể đảm bảo rằng, việc tăng lợi ích của các bên sẽ khơng ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các
thành viên xã hội khác. Do vậy, nhà nước phải tham gia vào quan hệ lao động để bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của toàn xã hội.
Thứ ba, Nhà nước tham gia vào quan hệ lao động nhằm điều hịa lợi ích
các bên, giảm căng thẳng và giải quyết các xung đột nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước.
Sự nhất trí giữa các bên trong quan hệ lao động không phải bao giờ cũng đạt được. Những mâu thuẫn về lợi ích, nếu khơng được giàn xếp hợp lý sẽ dẫn tới tranh chấp và xung đột. Biểu hiện cao nhất là đình cơng, bế xưởng quy mô lớn. Để đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội, Nhà nước tham gia vào quan hệ lao động ở các cấp độ và mức độ khác nhau với mục đích ngăn ngừa và giải quyết các xung đột, duy trì và củng cố sự hợp tác giữa các bên.
Nhà nước được xem là một bên của quan hệ lao động với sứ mệnh đại diện và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của tồn thể cộng đồng.
Trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột công nghiệp thì Nhà nước đóng vai trị là trung tâm. Thơng qua các việc làm cụ thể như ban hành luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, hỗ trợ tài chính để xử lý những tình huống khó khăn, bức xúc trong quan hệ lao động... Nhà nước đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, phù hợp với cơ chế thị trường trong quan hệ lao động ở nước ta. Theo đánh giá chung hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong cơng nghiệp nói riêng và cả nước nói chung đã thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động cá nhân, chủ yếu là hợp đồng lao động dưới một năm; về thỏa ước lao động tập thể, 96% số doanh nghiệp Nhà nước đã đàm phán, ký kết; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 40% và doanh nghiệp tư nhân khoảng 25%. Các doanh nghiệp bước đầu đã tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tuyển dụng và trả lương theo cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm cho quan hệ lao động ở nước ta (đặc biệt trong lĩnh vực cơng nghiệp) có chiều hướng phát triển tích cực.
Chủ thể thứ hai là Cơng đồn vì: “Cơng đồn đại diện và bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động” Luật Cơng đồn 1990 (Điều 2, khoản 1).
“Cơng đồn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế- xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật” (Điều 2, khoản 2).
Để phát huy vai trò của tổ chức Cơng đồn Việt Nam trong quan hệ Nhà nước, Cơng đồn và Giới chủ, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân viên chức lao động, theo chức năng của mình các cấp Cơng đồn đã và đang thực hiện các nhiệm vụ:
Đại diện cho công nhân viên chức lao động tham gia với Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành của Trung ương và địa phương đồng cấp về quản lý Nhà nước quản lý kinh tế- xã hội; thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở; trong đó Nhà nước có trách nhiệm đặt ra luật pháp quy chế. Cơng đồn đại diện cho người lao động tham gia quá trình lập pháp và tham gia với Nhà nước xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội; mặt khác, giám sát hoạt động của Nhà nước, quan hệ chặt chẽ với người lao động,xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật, hồn thiện chính sách lao động, xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của cơng nhân viên chức lao động.
Thực hiện tốt vai trị đại diện cơng nhân viên chức lao động tham gia qua hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội. Cơng đồn chủ động phối hợp với người sử dụng lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tích cực giải quyết mâu thuẫn, bất đồng để phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan Nhà nước,
Cơng đồn và Giới chủ nhằm thúc đẩy viêc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi bên, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Với hệ thống tổ chức của mình, Cơng đồn đã thể hiện được vị trí độc lập về tổ chức và bình đẳng với các tổ chức khác trong quan hệ ba bên, không chỉ ở cấp trung ương, tỉnh, thành phố, ngành mà quan trọng và trực tiếp hơn là ở đơn vị cơ sở doanh nghiệp trong đó Cơng đồn là tổ chức độc lập với bộ máy quản lý doanh nghiệp, giới chủ.
Khái quát lại, năng lực tham gia các hoạt động quan hệ ba bên của Công đồn được thực hiện khá tích cực, từ việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách pháp luật đó:
Cơng đồn trong việc tham gia hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật: Từ năm 1992 đến nay, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã tham gia với nhà nước xây dựng trên 250 văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật cấp nhà nước, cấp bộ, ngành. Nhiều kiến nghị, đề xuất của Cơng đồn được cơ quan nhà nước, chính quyền, cơ quan quản lý, chủ doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện. Cơng đồn cịn tham gia nhiều văn bản quy phạm nội bộ của địa phương, ngành.
Một số các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ vủa người lao động như: Bộ Luật lao động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Bảo hiểm xã hội… Cơng đồn đều có thành viên trực tiếp tham gia ban soạn thảo tổ biên tập.
Vì vậy khi đánh giá vai trị của Cơng đồn trong giải tỏa xung đột cơng nghiệp ở Việt Nam hiện nay căn cứ vào Điều 156 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2006 qui định rõ vai trò của Cơng đồn trong quan hệ lao động: Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Cơng đồn các cấp tham gia với các cơ quan nhà nước và đại diện của người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động; có quyền lập các tổ chức dịch
vụ việc làm, dạy nghề, tương tế, tư vấn pháp luật và các cơ sở phúc lợi chung cho người lao động và các quyền khác theo quy định của Luật Cơng đồn và của Bộ luật Lao động.
Để phát huy vai trị của mình, Cơng đồn đã chú trọng tuyên truyền vận