Người lao động
Trình độ học vấn, tay nghề: Trình độ học vấn, tay nghề của người lao
động nói chung cịn nhiều hạn chế. Nhìn chung, đại bộ phận lao động tại các khu công nghiệp chưa được đào tạo cơ bản, không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề, thậm chí chưa được đào tạo nghề.
Số liệu điều tra mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tỷ lệ lao động nơng thơn (LĐNT) được đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế đồng bằng và miền núi (Đồng bằng sông Hồng 19,4%; Đồng bằng
sông Cửu Long 17,9% và vùng núi Tây Bắc chỉ có 8,3%). Tính chung cả nước hiện có 18,7% lao động nơng thơn đã qua đào tạo nghề. Hiện nay chỉ có khoảng 30% lao động VN được đào tạo. Bên cạnh đó, những lao động có trình độ cao đã được đào tạo cũng chỉ đáp ứng được 15-20% yêu cầu của DN, nhưng phải tiếp tục đào tạo thêm 2-3 năm nữa. Ngay tại Hà Nội, trình độ tay nghề, tác phong cơng nghiệp của nhiều cơng nhân chưa đáp ứng được u cầu, mới có 45% cơng nhân qua đào tạo, 19% cơng nhân cịn ở trình độ THCS, tỷ lệ cơng nhân bậc cao mới có 11%… Theo Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai, đến nay ước tính có khoảng 60 ngàn lao động nông thôn đã được đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 13,17% trong tổng số lao động đã qua đào tạo nghề trong toàn tỉnh. Do hạn chế về học vấn nên nhận thức của người lao động thấp, kém hiểu biết về pháp luật, thiếu tinh thần tổ chức, kỷ luật. Nhiều vấn đề người lao động vừa ngộ nhận, vừa vì những lợi ích vụn vặt (kể cả một số lợi ích khơng chính đáng) vừa nóng nảy mà nhiều khi manh động hoặc bị kích động. Nhiều người bị kẻ xấu xúi giục, kích động tham gia đình cơng.
Trong số người lao động vào làm cho các doanh nghiệp chỉ có một số được tuyển dụng là do có sự cam kết của doanh nghiệp với chính quyền địa phương hoặc chủ dự án của khu công nghiệp. Đa số những lao động này không được đào tạo nghề trước khi vào làm và chỉ là lao động phổ thơng. Những người có trình độ kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, khi được tuyển dụng, chủ yếu làm việc ở bộ phận hành chính, văn phịng, quản đốc của doanh nghiệp. Đối với lao động phổ thơng, sau khi tuyển dụng, các doanh nghiệp bố trí sắp xếp, đào tạo ngắn hạn trong thời gian thử việc tại doanh nghiệp, có người hướng dẫn tại chỗ, vì hầu hết họ đều là dân nhập cư từ nơi khác đến, chưa có tay nghề. Hình thức này phổ biến là do doanh nghiệp cấp kinh phí đào tạo. Một số đã được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của TW, địa phương hoặc các trung tâm dạy nghề tư nhân, song đa số các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại trước khi sử dụng.
Do chưa được đào tạo nghề, hoặc đào tạo nghề ở trình độ thấp, đa số cơng nhân được tuyển dụng làm công việc giản đơn hoặc làm việc ở những khâu địi hỏi trình độ chun mơn, kỹ năng thấp nên thường được trả lương thấp. Đặc biệt, do xuất thân từ sản xuất nông nghiệp nên họ mang nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ, tác phong sản xuất nông nghiệp, tuỳ tiện, thiếu tổ chức, kỷ luật. Trong nhiều vụ đình cơng hoặc mâu thuẫn với người sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nguồn gốc ban đầu chỉ từ những vi phạm kỷ luật lao động xuất phát từ ý thức kỷ luật kém của bản thân người lao động.
Do trình độ học vấn thấp dẫn đến nhận thức của người lao động còn hạn chế, nhất là trong việc nắm bắt các quy định của pháp luật. Có tới 77,3% cơng nhân cho rằng cơng đồn là do Doanh nghiệp thành lập ra để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Chỉ 23,7% công nhân cho rằng, khi người lao động bị tai nạn, thương tích trong giờ và ở nơi làm việc thì người lao động phải chịu trả các khoản chi phí từ khám, chữa trị, tiền viện phí; doanh nghiệp chỉ hỗ trợ thêm; 62,7% cho rằng Cơng đồn doanh nghiệp có quyền quyết định đình cơng theo quy định của pháp luật; 58% cho rằng cơng nhân có quyền tự tổ chức đình cơng theo quy định của pháp luật; 64,7% cho rằng đình cơng được coi là hợp pháp khi nó xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể [24, tr.3].
Khi xin đi làm, họ khơng biết mình có quyền được làm gì, khơng được làm gì, thậm chí khơng ít trường hợp khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động cũng khơng hiểu mình có quyền và nghĩa vụ gì, nên dễ dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị vi phạm nhưng vẫn không biết. Nhiều trường hợp người lao động địi hỏi những vấn đề khơng được pháp luật quy định, đấu tranh không đúng nơi, đúng chỗ.
Nhiều trường hợp người lao động đình cơng khơng đúng với những quy định hiện hành của Luật Lao động và các văn bản dưới luật về đình cơng. Nhiều người sử dụng lao động nước ngoài đã lợi dụng điểm yếu này để từ chỗ
phủ nhận đình cơng về tính “bất hợp pháp” đến phủ nhận các yêu sách, quyền hạn và lợi ích chính đáng của người lao động. Ở một số doanh nghiệp, người lao động thiếu tôn trọng lãnh đạo và những qui định chung của doanh nghiệp, do vậy mà nhiều người sử dụng lao động cũng thêm phần đối phó, thủ đoạn, thậm chí khắt khe hơn với người lao động dẫn đến “lách luật”, lợi dụng những kẽ hở của các văn bản nhà nước, nhất là về vấn đề đình cơng để khơng chấp nhận nhiều yêu cầu của người lao động. Thực tế cho thấy ở đâu mà người sử dụng lao động và người lao động có quan hệ tơn trọng, tin cậy, gắn bó nhau thì ở đó doanh nghiệp phát triển, khơng có đình cơng.
Việc làm: Việc làm trong các doanh nghiệp thường không ổn định.
Người lao động làm theo dây chuyền và ca kíp. Cơng việc nhiều nơi cũng theo mùa, vụ. Vào thời vụ, các doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng, phải hồn thành đúng hạn trong hợp đồng nên phải tăng ca, làm thêm giờ. Theo Luật Lao động, giờ tăng ca của công nhân ở các công ty không vượt quá 200 giờ/năm và 300 giờ/năm đối với các ngành nghề đặc biệt như chế biến thủy hải sản, may mặc… Đa số các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp may mặc, giày da ở khu công nghiệp tại Đồng Nai đều làm trái quy định này và đã tăng ca liên tục 80 - 100 giờ/tháng.
Theo những người lao động làm việc tại khu cơng nghiệp II Bình Dương giờ tăng ca trung bình của họ là trên 100 giờ/tháng. Việc tăng ca quá nhiều, triền miên và liên tục khiến cho họ mệt mỏi, có người cịn ngất xỉu tại dây chuyền sản xuất. Mặc dù vậy đến mùa tăng ca họ vẫn phải tình nguyện để tranh thủ kiếm tiền lo Tết và gửi tiền về quê nuôi con. Ở một số doanh nghiệp, người lao động còn bị đuổi việc, trừ lương, trừ tiền phụ cấp, trừ tiền thưởng nếu không làm tăng ca. Việc tăng ca, một mặt, tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người lao động; Mặt khác, việc tăng ca quá mức, thiếu khoa học trong việc sắp xếp, luân chuyển ca sẽ tạo nên trạng thái căng thẳng, làm cho người lao động mệt mỏi, kiệt sức.
Hơn nữa, khi người lao động phải đối mặt với cường độ lao động cao, môi trường lao động căng thẳng, họ thường không được người sử dụng lao động quan tâm, động viên xứng đáng cả về vật chất và tinh thần. Lương tăng ca của người lao động thấp không đủ để tái sản xuất sức lao động. Hoặc có thì cũng khơng được trả đúng hạn. Do đa số người sử dụng lao động đều có mục đích duy lợi nhuận, nên họ đã khơng chia sẻ hài hồ lợi ích với người lao động làm cho mối quan hệ giữa chủ và thợ rất lỏng lẻo, kém bền vững. Dẫn đến việc người lao động bỏ việc hàng loạt khi cảm thấy lợi ích của mình bị vi phạm, khiến cho doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn vì thiếu nhân lực. Mặc dù, người lao động cũng gặp khơng ít khó khăn khi bị thất nghiệp và phải mất 3-5 tháng đi tìm việc làm mới.
Nhóm nghiên cứu của Viện Chính trị học tiến hành điều tra 300 cơng nhân ở Hà Nội và Vĩnh Phúc cho thấy:
Bảng 2.1: Điều tra cường độ, thời gian, định mức lao động của công nhân
Nội dung Số lượng Tỉ lệ
Cường độ lao động quá căng thẳng 151 50,3 %
Thời gian lao động trong ngày kéo dài, khơng cịn thời gian nghỉ ngơi
131 45,7 %
Định mức lao động quá cao 121 40,3 %
Nguồn: [24, tr.8].
Thu nhập: Mức sống của người lao động hiện nay rất khó khăn, giá cả
sinh hoạt ngày càng tăng trong khi mức lương cũng như các chế độ phụ cấp không hề tăng. Công nhân phải làm thêm giờ, tăng ca liên tục trái với quy định của pháp luật mà lương vẫn thấp không bảo đảm đời sống. Một số công nhân làm việc ở bộ phận độc hại nhưng không được hưởng trợ cấp độc hại. Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổng hợp từ báo cáo của các liên đồn lao động tỉnh, thành phố và Cơng đoàn ngành Trung ương, tiền lương bình quân người lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 2.280.000 đồng/người/tháng; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi là 1.650.000
đồng/người/tháng; doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1.460.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, lương bình qn ở các khu cơng nghiệp khác nhau cũng khác. Theo báo cáo của Liên đoàn lao động các quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập bình qn của người lao động trong các ngành giày da, may mặc chỉ khoảng 1,6 triệu đồng/người/tháng. Đồng Tháp có 3 Khu cơng nghiệp và 19 Cụm cơng nghiệp. Mức thu nhập bình quân của người lao động ở đây là 1,2 - 2 triệu đồng/tháng/người. Ở khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Quảng Nam - Đà Nẵng, lương bình quân của người lao động là 800.000 - 1.000.000 đồng/tháng. Thu nhập thực tế của người lao động bị giảm sút trong khi giá sinh hoạt, đặc biệt là chi phí th nhà, điện, nước đã tăng 20%-30%. Nhìn chung, tiền lương của người lao động chỉ dừng lại ở trên mức lương tối thiểu một chút nhưng thời gian làm việc lại kéo dài hơn so với quy định. Nhiều lao động làm cơng việc phức tạp, địi hỏi tay nghề cao nhưng chỉ được trả lương theo mức của cơng việc giản đơn. Mức lương chính hiện nay chiếm 75% thu nhập hàng tháng, còn lại là thu nhập làm thêm giờ, phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng. Riêng tiền cơm cho người lao động các doanh nghiệp đều cung cấp với mức 8.500-12.000 đồng 1 suất/người vào buổi trưa hoặc buổi chiều (nếu có tăng ca). Với điều kiện vật giá như hiện nay, chất lượng bữa ăn của người lao động rất thấp, không đảm bảo. Nhiều nơi doanh nghiệp trợ cấp bữa ăn với giá quá thấp nên đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thức ăn bởi nhà cung cấp mua thực phẩm giá rẻ, kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động.
Thực tế mức thu nhập trên chưa thật sự thoả đáng với sức lực bỏ ra, nhưng lại hấp dẫn đối với lao động nhập cư bởi nó cao hơn nhiều so với mức sống ở vùng nơng thơn nơi họ đã sinh sống. Do tìm việc làm khó khăn nên nhiều người lao động thậm chí khơng thấy mình bị trả cơng không tương xứng. Đây là nhân tố quyết định đến 90% việc đi hay ở của người lao động.
Nhà ở: Các khu cơng nghiệp mọc lên nhưng ở đó khơng có nhà ở cho
người lao động. Hiện nay người sử dụng lao động chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu về nhà ở cho người lao động. Riêng ở Hà Nội và Vĩnh Phúc, qua điều
tra của Nhóm nghiên cứu Viện Chính trị học, có tới 97% cơng nhân phải ở nhà đi thuê, chỉ 7% là ở nhà tập thể của Xí nghiệp. Hầu hết, các khu cơng nghiệp khơng có nhà tập thể cho người lao động thuê, nên họ phải ra ngồi th nhà trọ của dân. Phịng trọ đều tạm bợ, chật chội, ẩm thấp, điện nước không ổn định, môi trường ô nhiễm, không bảo đảm vệ sinh và an ninh trật tự. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, tồn tỉnh có 22 khu cơng nghiệp với 260.000 công nhân, song các doanh nghiệp chỉ lo được chỗ ở cho 40.000 người, chiếm tỉ lệ 15,38%.
Tại Bình Dương, giá thuê nhà từ các dịch vụ nhà trọ cho thuê trong dân từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng/phịng/tháng với diện tích khoảng 12- 16m2. Để tiết kiệm, phần lớn người lao động chấp nhận ở chung phịng với số đơng nhằm giảm tối đa chi phí th nhà. Trung bình mỗi người phải trả 50.000-100.000 đồng/người/tháng cho 2m2-3m2/người trong khi quy định của Bộ xây dựng là 5m2/người. Thêm vào đó, người lao động thuê nhà trọ còn phải trả tiền điện, nước cao hơn giá của nhà nước, tăng thêm gánh nặng tài chính đối với họ. Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã nhận ra và khắc phục điều này bằng cách xây nhà lưu trú cho người lao động với chất lượng cao, hợp vệ sinh, môi trường đảm bảo an ninh trật tự cho người lao động nhưng số lượng hiện nay cịn q ít.
Đời sống tinh thần: nói chung rất thiếu thốn và yếu kém. Các khu cơng
nghiệp cịn thiếu thư viện, rạp chiếu phim, sân khấu ca nhạc. Các phương tiện giải trí thơng thường như ti-vi, đài cũng khan hiếm, rất ít nhà trọ có tivi. Ở nơi làm việc, người lao động ít được tham gia các hoạt động tập thể, văn hoá nghệ thuật như tổ chức biểu diễn văn nghệ, chơi thể thao, giao lưu, gặp gỡ với các đơn vị khác nhất là vào các ngày nghỉ, ngày lễ để cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao đời sống văn hoá, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi cho người lao động sau ngày làm việc.
Do điều kiện sinh hoạt tinh thần thiếu thốn, sau giờ làm việc, công nhân tụ tập uống rượu, cờ bạc… nhiều khi xích mích, mâu thuẫn, gây gổ dẫn đến đánh nhau. Có những vụ gây gổ bị lãnh đạo doanh nghiệp biết, xử lý kỷ luật, nhưng nhiều vụ anh em tự hồ giải với nhau. Cũng có một số rất ít doanh nghiệp có chỗ vui chơi, giải trí, nhưng lại khơng được tổ chức tử tế và hoạt động kém hiệu quả. Qua khảo sát, 48% công nhân ở Hà Nội và Vĩnh Phúc cho rằng, đời sống văn hố tinh thần của cơng nhân không được bảo đảm.
Nhu cầu thực tế của công nhân
Qua điều tra cho thấy, nhu cầu thực tế của công nhân trong các khu công nghiệp không quá cao, không phi lý. Chỉ là những nhu cầu cơ bản, tập trung vào những vấn đề "rất cần thiết" (xếp theo tỉ lệ phần trăm từ cao xuống thấp):
- Có chính sách trợ cấp thất nghiệp khi công việc bị gián đoạn: 84,3% - Tiền lương xứng đáng, đủ sống, khoảng 2,5 triệu đến 3 triệu/tháng (theo điều tra - gấp đơi mức trung bình trong các doanh nghiệp hiện nay); điều chỉnh mức lương tối thiểu, doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết tăng lương: 80,7%
- Tăng cường công tác thanh tra định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm của doanh nghiệp: 61%
- Người lao động nâng cao ý thức pháp luật, biết đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đúng thủ tục pháp luật: 54,3%
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động: 53,3% - Xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thuê: 47%
- Nâng cao vị thế của Cơng đồn trong doanh nghiệp: 43,7%
Kết quả tích cực sau xung đột đối với công nhân: Dù muốn hay không,
trong thời gian trước mắt, xung đột cơng nghiệp ở Việt Nam sẽ cịn diễn biến