Lợi ích của người sử dụng lao động và vai trò đại diện của giới chủ

Một phần của tài liệu Chính trị học vai trò của nhà nước, công đoàn và giới chủ trong quản lý, giải tỏa xung đột công nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 40)

Cơng đồn cịn có vai trị tiên phong đại diện trong việc tổ chức các hình thức đấu tranh của cơng nhân nếu quyền lợi của giai cấp công nhân bị xâm phạm. Đồng thời, có nhiệm vụ tác động đến các cơ quan Nhà nước và Giới chủ để bảo vệ quyền, lợi ích của cơng nhân.

1.2.3. Lợi ích của người sử dụng lao động và vai trò đại diện của giới chủ giới chủ

Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể kinh tế đều có quyền tham gia vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và đều bình đẳng trước pháp luật. Giới chủ là những người sở hữu các tư liệu sản xuất nhất định (vốn, khoa học kỹ thuật-cơng nghệ, máy móc thiết bị,...) do đó ln nắm lợi thế trong quan hệ lao động với công nhân; là chủ thể trong việc thuê và sử dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với lao động làm thuê. Giới chủ cũng chính là chủ thể chính trong việc phân bổ các lợi ích - kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh tế, Giới chủ có nghĩa vụ đăng ký lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh, đăng ký tư các pháp nhân, thể nhân,...với Nhà nước, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh tế của mình, đóng thuế để được hưởng các dịch vụ cơng ích của Nhà nước, nhờ đó các quyền và lợi ích của Giới chủ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Giới chủ có quyền tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, sản xuất, kinh doanh tùy theo khả năng, năng lực vốn có của mình, có tồn quyền chủ động trong việc ký kết các hợp đồng hợp tác, liên doanh với các đối tác kinh tế nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế của mình.

Bản chất vốn có của người sử dụng lao động, dưới sự chi phối của quy luật thị trường là lợi nhuận tối đa. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, giới chủ trong lịch sử cơng nghiệp hóa của thế giới đã từng bóc lột tàn tệ giai cấp cơng nhân, lũng đoạn các nhà

nước, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược khai thác thuộc địa, bóc lột các nước nghèo...Nói tóm lại là giới chủ (tư sản) đã từng không từ một thủ đoạn nào để đạt được lợi nhuận tối đa, mà chủ yếu là bóc lột cơng nhân làm th. Ngày nay, tình hình có khác trước, hình thức và tính chất tìm kiếm lợi nhuận tối đa bị chi phối bởi nhiều yếu tố từ nhà nước và xã hội nhưng bản chất “lợi nhuận tối đa” của cơ chế thị trừng và tính tham lam bóc lột của giới chủ đối với người lao động vẫn cịn. Chỉ có thể điều tiết lợi ích của Giới chủ thơng qua cơ chế bảo vệ lợi ích của Nhà nước và người lao động một cách hữu hiệu. Để bảo vệ lợi ích của giới mình, ở các có nền kinh tế thị trường, mà điển hình là các nước cơng nghiệp, giới chủ cũng thành lập tổ chức xã hội của mình, thường được gọi là Hiệp hội của giới chủ.

Một trong những vai trò đại diện quan trọng của Giới chủ trong q trình cơng nghiệp hóa là: Giới chủ có quyền chủ động trong việc thương lượng với Cơng đồn và cơng nhân nhằm giải quyết các bất đồng và xung đột cơng nghiệp nếu có, điều đó một mặt tạo nên sự ổn định của công ty, doanh nghiệp của giới chủ; mặt khác góp phần tạo dựng sự ổn định của hoạt động kinh tế, đảm bảo cho q trình cơng nghiệp hóa diễn ra một cách thơng suốt, hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Chính trị học vai trò của nhà nước, công đoàn và giới chủ trong quản lý, giải tỏa xung đột công nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w