Nâng cao vai trò trách nhiệm của giới chủ trong giải toả xung đột công nghiệp

Một phần của tài liệu Chính trị học vai trò của nhà nước, công đoàn và giới chủ trong quản lý, giải tỏa xung đột công nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 101)

- Nâng cao trách nhiệm của Cơng đồn trong tổ chức đình cơng

3.2.3. Nâng cao vai trò trách nhiệm của giới chủ trong giải toả xung đột công nghiệp

đột công nghiệp

- Củng cố, thống nhất tổ chức đại diện người sử dụng lao động, xây dựng cơ chế hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ là đại diện đích thực cho một bên của quan hệ ba bên cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tuyên truyền pháp luật, phong tục tập quán Việt Nam cho chủ doanh nghiệp người nước ngồi, để họ có lối hành xử đúng đắn với công nhân, lao động Việt Nam, hạn chế, triệt tiêu hành vi lăng mạ, làm nhục, dùng hình phạt khi cơng nhân mắc lỗi.

- Chủ doanh nghiệp cần xây dựng nhà ở công nhân đồng thời với xây dựng nhà xưởng, giải quyết vấn đề môi trường, kết cấu hạ tầng khu vực doanh nghiệp đóng và những cơng nhân sống tập trung.

- Người sử dụng lao động cần tính tốn nâng cao mức lương, thu nhập của công nhân, đảm bảo trang trải nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt, đời sống tái sản xuất sức lao động; coi công nhân, lao động là lực lượng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Để tăng cường vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động cần tiến hành một số biện pháp chủ yếu sau đây:

1) Đổi mới nhận thức về tổ chức đại diện người sử dụng lao động và vai trị của nó trong lĩnh vực lao động và trong đời sống xã hội.

2) Cần phải xây dựng thể chế pháp lý về tổ chức hoạt động của tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Theo tinh thần đó, có quy định đại diện người sử dụng lao động trong Bộ luật Lao động. Chỉ duy nhất Quốc hội mới có thẩm quyền xác định tổ chức đại diện. Cần xố bỏ việc Chính phủ ban hành văn bản pháp luật "chỉ định" tổ chức đại diện người sử dụng lao động như hiện nay. Chính phủ có thể ra văn bản cơng nhận tư cách theo luật của tổ chức đại diện người sử dụng lao động chứ không thể cơ cấu "chỉ định".

Bên cạnh đó, cần xây dựng quy chế chung về mối quan hệ ba bên và thể thức hoạt động trong mối quan hệ giữa tổ chức đại diện người sử dụng lao động - Tổ chức Cơng đồn - Nhà nước nhằm khẳng định tư cách, vị trí, vai trị của các bên trong tổng thể các vấn đề lao động. Là một trong những chủ thể của quan hệ ba bên đòi hỏi đại diện người sử dụng lao động cần phải là một cơ cấu thống nhất, tối thiểu là một bộ máy thực hiện quyền đại diện cho những người sử dụng lao động trong cả nước, được bầu ra theo thể thức bỏ phiếu công nhận. Khi là một cơ cấu thống nhất, những người đại diện của người sử dụng lao

động mới hành động vì lợi ích chung. Theo cách tiếp cận như vậy, có thể có nhiều tố chức của người sử dụng lao động cùng tồn tại, nhưng không thể có từ hai tổ chức trở lên của người sử dụng lao động cùng tham gia vào quan hệ ba bên hoặc quan hệ hai bên với tư cách "đại diện người sử dụng lao động" để chia sẻ một lá phiếu như hiện nay. Phối hợp hoạt động tốt giữa các cấp chính quyền Nhà nước (Uỷ ban nhân dân các cấp), các cơ quan Chính phủ (Bộ, Ban, Ngành, Sở…), Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam trong việc thực hiện quan hệ ba bên.

Nội dung phối hợp tập trung vào việc phổ biến, hướng dẫn đến người sử dụng lao động và người lao động về pháp luật, nhất là pháp luật lao động; có sự đầu tư thoả đáng về thời gian, phương tiện, nội dung đa dạng về hình thức. Đề ra kế hoạch phối hợp nhiều ban, ngành, đơn vị kiểm tra tổng hợp nhiều nội dung để tránh phiền hà doanh nghiệp; quan tâm đến những doanh nghiệp có đơng cơng nhân viên chức lao động, điểm nóng về quan hệ lao động; có đánh giá, phổ biến rộng rãi, báo cáo và đề xuất kịp thời với Uỷ ban nhân dân, Bộ chủ quản kết quả kiểm tra. Tập hợp, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến, đề xuất xác đáng đối với cơ quan chức năng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động để giải quyết kịp thời, thấu đáo, phù hợp, không để kéo dài bức xúc dẫn đến tranh chấp không cần thiết; công khai hoạt động của doanh nghiệp để người lao động hiểu biết rõ tình hình, biết thơng cảm, chia sẻ khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Hướng dẫn, giúp đỡ chủ doanh nghiệp nghiên cứu giải quyết các quyền lợi của người lao động dựa trên quy định pháp luật, có hệ thống, quy trình, khơng giải quyết theo kiểu tình thế, làm nảy sinh các yếu tố bất lợi trong quan hệ lao động; doanh nghiệp phải thể hiện rõ trách nhiệm của mình trước Nhà nước và người lao động. Đặc biệt, quan tâm đến việc thành lập tổ chức Công đồn và có chính sách hỗ trợ cán bộ Cơng đồn hoạt động hiệu quả, thực tế ở các doanh nghiệp tổ chức Cơng đồn hoạt động tốt góp phần làm cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ngày càng ổn định và phát triển.

KẾT LUẬN

Khái niệm xung đột công nghiệp nằm trong phạm vi xung đột xã hội nói chung, gắn với q trình cơng nghiệp hóa đất nước và bản chất là xung đột lợi ích giữa Giới chủ và người lao động.

Xung đột công nghiệp liên quan đến Giới chủ, người lao động, Cơng đồn, Đảng và Nhà nước, đóng vai trị khác nhau trong quá trình quản lý, xử lý xung đột. Xung đột cơng nghiệp mang tính chất đặc điểm quốc gia, địa phương, thậm chí loại xí nghiệp. Do đó phương thức, mơ hình quản lý giải toả có thể khác nhau ở các nước, các địa phương và ở các xí nghiệp khác nhau.

Nguyên nhân xung đột trước hết là lợi ích kinh tế, Giới chủ muốn tối đa hoá lợi nhuận, cịn người lao động muốn tối đa hố thu nhập. Nguyên nhân trực tiếp là thu nhập của công nhân thấp, không tương xứng với lao động nặng nhọc đã bỏ ra. Tuy nhiên, xung đột công nghiệp không thuần túy xuất phát lợi ích kinh tế mà cịn liên quan đến nhiều yếu tố khác như văn hoá, giáo dục, tập quán ứng xử của các bên liên quan…thậm chí bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình hình kinh tế trên thế giới.

Xung đột còn phụ thuộc nhiều vào nhận thức và hành vi của các bên trong quan hệ lao động. Tính đại diện, khả năng thương lượng của Cơng đồn thấp; chính sách, pháp luật, quản lý của nhà nước còn bất cập; tập quán quản lý và ứng xử khác biệt…đều là nguy cơ và có thể là nguyên nhân trực tiếp của các xung đột công nghiệp. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, trong những năm qua xung đột trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi nhiều nhất và tăng nhanh, dự báo cịn tăng nữa; sau đó là khu vực tư nhân (vốn đầu tư trong nước); xung đột công nghiệp trong khu vực nhà nước là khơng đáng kể.

Tình trạng tranh chấp, xung đột, đặc biệt là đình cơng của cơng nhân gia tăng khơng kiểm sốt được là báo hiệu sự thất bại về chính sách.

Giải pháp cơ bản để khắc phục là thay đổi nhận thức về vai trò các chủ thể, các thể chế trong điều tiết xung đột; đảm bảo sự hợp lý giữa lợi ích các

bên, cân bằng giữa phát triển, lợi ích của người lao động và lợi ích tồn xã hội (như môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp).

Cơng đồn có vai trị rất quan trọng. Để có một Cơng đồn mạnh, hiệu quả trong bảo vệ lợi ích của người lao động, cần lựa chọn một mơ hình tổ chức Cơng đồn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân và hội nhập quốc tế.

Xung đột xã hội nói chung và xung đột cơng nghiệp nói riêng là vấn đề quan trọng và cấp thiết của chính trị. Xung đột đặt ra vấn đề nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và là hướng nghiên cứu cơ bản.

Xung đột công nghiệp gắn với phát triển cơng nghiệp với mơ hình khác nhau ở các trình độ phát triển khác nhau và ở các nước khác nhau; tiền công nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp. Vấn đề đặt ra là xung đột lao động trong nền kinh tế tri thức, vì những yếu tố cơ bản của nền công nghiệp hiện đại đã thay đổi. Vấn đề này ở các nước phát triển khơng cịn mới nhưng là vấn đề đang đặt ra cho Việt Nam hiện nay.

Những vấn đề đặt ra:

- Việt Nam có nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhưng người dân còn bị thiệt thòi trong quan hệ lao động với Giới chủ là sự thất bại về chính sách. Vậy khắc phục như thế nào?

- Tổ chức hòa giải ở cơ sở cịn thiếu cơ sở chính trị pháp lý và khơng thực hiện được vai trị của mình.

- Mơ hình tổ chức Cơng đồn ở Việt Nam có phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường và phát triển cơng nghiệp hiện nay hay khơng? Mơ hình nào là phù hợp. Cơng đồn ở Việt nam quen với phương thức tổ chức và hoạt động trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, Cơng đồn trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn FDI cịn sơ khai hoặc chưa có. Ở nhiều nước, nhất là ở phương Tây, sự phát triển cơng nghiệp diễn ra trình tự, cịn ở Việt Nam là sự kết hợp của các yếu tố ở các trình độ khác nhau.

- Chủ trương của Việt Nam là ở cơ sở có tổ chức cơ sở đảng và tổ chức Cơng đồn cơ sở, và đảng lãnh đạo Cơng đồn để bảo vệ quyền lợi của cơng nhân. Nhưng chủ trương này vẫn chưa thực hiện được, vì gặp những cản trở về pháp lý, cản trở từ phía Giới chủ… Liệu có nên tổ chức Cơng đồn ngành, vùng như ở Đức ?

- Trình độ tri thức về pháp luật của công nhân cũng không thể thay đổi nhanh được trong khi tốc độ cơng nghiệp hóa phát triển nhanh.

- Nghiên cứu xung đột xã hội nói chung, xung đột cơng nghiệp nói riêng cần được tiếp cận theo hướng liên ngành. Ở góc độ kinh tế học: lợi ích kinh tế khơng được thỏa mãn; góc độ xã hội học: cơng bằng; dưới giác độ pháp luật: quyền và lợi ích hợp pháp, trật tự xã hội; dưới góc độ chính trị học: thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, các chính sách, vấn đề nhân quyền, vai trị chính trị của giai cấp cơng nhân…

- Vấn đề vai trò của nhà nước trong việc giải quyết xung đột xã hội? Câu trả lời là không giống nhau cho tất cả. Việt Nam muốn nhà nước can dự trực tiếp vào các quá trình xung đột, mặc dù trên thực tiễn cho thấy, trong nhiều trường hợp, nhà nước không đủ sức. Ở Đức, nhà nước không can dự trực tiếp, Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý, đảm bảo trật tự công cộng… Khi xung đột vượt ra khỏi khn khổ pháp luật đó nhà nước sẽ can thiệp. Đó chính là dấu hiệu của một nhà nước pháp quyền lành mạnh.

Quan niệm của Đức về một nhà nước mạnh là nhà nước đó đưa ra được quy định, luật chơi để cho các chủ thể đại diện cho các lợi ích khác nhau có thể tham gia đàm phán, thương lượng để tự giải quyết vấn đề của mình đủ điều kiện để điều tiết các xung đột.

Xung đột cũng có vai trị thúc đẩy sự phát triển tiến bộ trong lịch sử. Trong cách mạng công nghiệp lần 1, công nhân được xếp vào đẳng cấp thứ 4 mức lương khơng đủ sống, bị đẩy ra ngồi xã hội và cũng khơng có quyền cơng dân. Họ không phải là thành viên của xã hội dân sự, đào tạo thấp, ý kiến

của họ cũng không được xã hội chấp nhận. Ngày nay, ở những nước bắt đầu cơng nghiệp hố ở thế kỷ XIX, cơng nhân đã có mức lương đủ sống và được thừa nhận là một bộ phận trong xã hội, được đào tạo, thậm chí được đào tạo cao. Giai cấp cơng nhân đã có Cơng đồn, có thể có Đảng chính trị của họ, ở nhiều nước Đảng của cơng nhân đã giành được chính quyền.

Tóm lại, vai trị chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân lao động là chức năng trung tâm và quan trọng hàng đầu của tổ chức Cơng đồn. Cơng đồn cơ sở có vai trò quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân lao động tại doanh nghiệp. Lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân lao động bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần. Đảm bảo lợi ích vật chất đối với cơng nhân lao động nước ta hiện nay tức là đảm bảo việc làm ổn định, phù hợp với năng lực, trình độ, điều kiện của cơng nhân lao động, thời gian lao động được đảm bảo hợp lý, người lao động có thu nhập tương xứng với lao động để đảm bảo đời sống của bản thân và gia đình họ. Và đảm bảo lợi ích tinh thần của cơng nhân lao động tức là người lao động phải được đối xử bình đẳng như mọi người, được tạo điều kiện, cơ hội như nhau trong làm việc, được quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần.

Như vậy, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người lao động như thế nào phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của Cơng đồn doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơng đồn cơ sở doanh nghiệp trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cơng nhân lao động doanh nghiệp ngồi nhà nước cần phải xuất phát từ đặc điểm quan hệ lao động và tình hình thực tế trong từng loại hình doanh nghiệp để xác định nội dung chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho cơng nhân lao động và lựa chọn nội dung, phương pháp hoạt động Cơng đồn cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Chính trị học vai trò của nhà nước, công đoàn và giới chủ trong quản lý, giải tỏa xung đột công nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 101)

w