1 Tổ chức Cơng đồn đã sâu sát nắm rõ tâm tư nguyện vọng của công nhân lao động
2.3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA GIỚI CHỦ
Hợp đồng lao động: Đa số người sử dụng lao động đều hoạt động trên
cơ sở sự lựa chọn hợp lý và mục tiêu duy lợi nhuận. Khi đầu tư họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận trên hết và cố giảm được càng nhiều chi phí càng tốt. Rất nhiều doanh nghiệp không muốn ký hợp đồng dài hạn với người lao động để tránh việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Vì vậy họ thường chọn phương án ký hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng trả cơng theo sản phẩm... gây nhiều thiệt thịi cho người lao động.
Tình hình lao động và ký kết thoả ước lao động tập thể còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng. Tỷ lệ doanh nghiệp ký thoả ước lao động tập thể khu vực doanh nghiệp Nhà nước khoảng 95%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 45-50%, doanh nghiệp dân doanh 55-60%. Hầu hết, chất lượng các bản thỏa ước cịn thấp, mang tính đối phó, hình thức.
Tại tỉnh Bình Dương, có 169.941 người lao động ký kết hợp đồng và khai trình, đạt hơn 90% trên số lao động làm việc tại các khu cơng nghiệp, trong đó hợp đồng ngắn hạn dưới 01 năm là 17.185 (chiếm hơn 10% trên tổng số lao động có hợp đồng); thời hạn 01- 03 năm là 101.920 (chiếm gần 60% trên tổng số lao động có hợp đồng) và khơng xác định thời hạn là 50.836 (chiếm gần 30% trên tổng số lao động có hợp đồng).
Có 486 đơn vị xây dựng nội quy lao động và được phê duyệt, chiếm tỷ lệ 70,5% so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp. Đa số các đơn vị thực hiện tốt, tuy nhiên có một số nội dung khơng đúng các qui định của pháp luật lao động như trả mức lương tối thiểu, phạt tiền, trừ lương, yêu cầu tăng ca hoặc thực hiện thời gian thử việc quá qui định… Sau
khi được hướng dẫn và xây dựng xong nội qui, đa số các đơn vị đã thực hiện đúng, góp phần giảm thiểu tranh chấp lao động.
Về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, có 523 đơn vị thực hiện và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho 153.062 lao động, đạt 81,1% trên tổng số lao động và đạt 90% trên tổng số lao động đã ký hợp đồng lao động. Các đơn vị đã đóng bảo hiểm chỉ đóng theo mức lương cơ bản của hợp đồng lao động.
Tiền lương: Đại đa số người sử dụng lao động thực chất là người mua
“hàng hóa sức lao động” của người lao động đều theo xu hướng mua càng rẻ càng tốt. Vì vậy người sử dụng lao động thường hành động theo xu hướng
“kiềm chế” lương, phụ cấp, thưởng... cho người lao động, nhằm tăng lợi
nhuận doanh nghiệp. Việc thưởng hoặc trừ tiền thưởng còn tùy tiện, chủ yếu
là tận dụng sức lao động của người lao động chứ khơng thực sự khuyến khích lao động sáng tạo, hay tăng năng suất một cách khách quan, công bằng.
Hầu hết người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có mức lương “lao động giản đơn” rất thấp. Do vậy, sau khi được điều chỉnh nhiều lần thì lương của họ vẫn thấp, không đủ để ăn, ở, mặc cho bản thân với mức sống trung bình yếu. Thêm vào đó nhiều người sử dụng lao động cịn tuỳ tiện trong việc áp dụng phạt, cắt hợp đồng, tăng ca, đuổi việc người lao động không đúng với nội quy của doanh nghiệp cũng như quy định của pháp luật, khơng có lý do rõ ràng, khơng chính đáng và khơng cơng bằng.
Có thể nói, hầu hết mơi trường lao động trong các doanh nghiệp hiện nay đều là môi trường độc hại: May - bụi vải, cơ khí - bụi sắt; sơn, bao bì, gạch men, gốm sứ - hố chất... Ngồi ra cịn ơ nhiễm tiếng ồn... nhưng phụ cấp độc hại thường bị các chủ doanh nghiệp lờ đi hoặc chi trả không đáng kể. Qua khảo sát cho thấy, nguyên nhân chính của các cuộc đình cơng là do lương thấp, cơng nhân đã nhiều lần đề nghị nhưng chủ doanh nghiệp khơng muốn tăng lương. Số lượng đình cơng nhiều trong những năm qua phản ánh áp lực công việc mà giới chủ đặt lên vai cơng nhân q cao, trong lúc đó thì mức
thu nhập khơng tương xứng. Nhiều cơng nhân ở nhiều xí nghiệp đều coi đồng lương của mình nhận được là khơng tương xứng với lao động bỏ ra, là "rẻ mạt".
Trong năm 2008, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra 20 cuộc đình cơng tại 12 cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngồi. Tất cả các cuộc đình cơng đều tự phát với những nguyên nhân về mức lương trả cho người lao động quá thấp (bình quân từ 850.000 đồng - 900.000 đồng/người/tháng). Các doanh nghiệp đã không xây dựng bảng lương, không thực hiện tăng lương cho người lao động, chế độ chăm sóc sức khoẻ, y tế, chế độ thai sản đối với lao động nữ chưa được quan tâm đúng mức, điều kiện làm việc ở một số doanh nghiệp chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động… Thêm vào đó, các doanh nghiệp đang áp dụng các hình thức kỷ luật, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động không đúng quy định của Luật Lao động mà chỉ quan tâm đến việc sử dụng lao động trước mắt, chưa quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động nên khơng tạo được sự gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các vấn đề tăng lương, tăng ca, thưởng, phạt theo quy định của pháp luật lao động. Các quy định về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, và điều kiện làm việc theo luật pháp Việt Nam chưa được tôn trọng và thực hiện đúng. Người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định về nâng lương tối thiểu theo Nghị định 03/2006/NĐ-CP, chậm điều chỉnh lương để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động hoặc nếu có thì thực hiện điều chỉnh theo mức cào bằng gây ra sự bất bình đẳng trong người lao động. Cùng một ngành nghề, cùng công việc và cường độ lao động như nhau nhưng có sự chênh lệch về mức lương tối thiểu (về mặt pháp lý) giữa doanh nghiệp vốn trong nước so với doanh nghiệp FDI. Mức lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu không đáng kể.
Nhiều chủ doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ trả lương, nộp chậm hoặc né tránh việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; vi phạm các quy trình, quy phạm an tồn lao động. Có doanh nghiệp khơng thực hiện đúng
hợp đồng lao động và định mức lao động; có khi nâng lương tối thiểu theo đúng quy định nhưng lại cắt giảm các khoản phụ cấp, tiền trách nhiệm. Mặc dù một số doanh nghiệp đã điều chỉnh thu nhập của họ hiện tại có thể cao hơn mức lương tối thiểu mới (theo nghị định 168 về điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 1/1/2008) nhưng cơ sở để tính lương, thưởng, phụ cấp vẫn dựa trên nền mức lương tối thiểu cũ, hoặc cố tình hiểu sai điều 55 Luật Lao động “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Nhiều doanh nghiệp còn chậm trả lương 1-2 tháng. Việc trả lương như vậy là không công bằng và không đúng với nghị định 168 cũng như thông tư 28 hướng dẫn thi hành nghị định này cho tất cả những người lao động (chứ không chỉ cho những lao động mới). Có hơn phân nửa các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp và khu chế xuất không trả lương cho lao động nữ trong thời gian họ phải nghỉ để sinh con và 25% các cơng ty khơng trả lương ngồi giờ.
Thực hiện pháp luật: Trái với trình độ nhận thức pháp luật thấp của người
lao động, đa số người sử dụng lao động nắm rất vững pháp luật lao động (Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Lao động, Luật Cơng đồn...). Tuy nhiên, họ đã cố ý “lách luật”, lợi dụng những vấn đề luật chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, chưa thống nhất, chưa cụ thể (thậm chí có điểm trong các luật và văn bản dưới luật của Nhà nước Việt Nam đã gây bất lợi cho người lao động) để vi phạm lợi ích của người lao động. Người sử dụng lao động không tuân thủ Luật Lao động, đặc biệt là những quy định về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, đào tạo tay nghề và điều kiện làm việc. Nhiều doanh nghiệp trốn tránh chế độ nộp bảo hiểm xã hội, hoặc khai thấp xuống, dẫn đến trình trạng người lao động ốm đau, bệnh tật, tai nạn, chết… không được hưởng các chế độ bảo hiểm của nhà nước.
Người sử dụng lao động cố ý kéo dài thời gian thử việc của người lao động không ký hợp đồng lao động (hoặc chỉ ký hợp đồng ngắn hạn với người lao động). Thậm chí có cơng ty “ghép” các khoản phụ cấp, bảo hiểm, thưởng,
khi thi hành Nghị định 03/CP về lương một cách mập mờ, bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người lao động.
Người sử dụng lao động không xây dựng và cơng khai hóa các thang - bảng lương là hiện tượng vi phạm Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, mà tùy tiện xử lý phương án tiền lương. Hiện chỉ có 120/520 doanh nghiệp có đăng ký thang, bảng lương. Việc cố tình khơng xây dựng hoặc trì hỗn, khơng cơng khai xây dựng bảng lương người lao động vì sợ phải trả lương cao hơn, nhiều hơn cho người lao động, nếu người lao động có tay nghề đạt yêu cầu.
Nhiều doanh nghiệp không xây dựng nội quy thỏa ước lao động tập thể. Mà đây là căn cứ để thực hiện và kiểm tra thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Nhiều người sử dụng lao động vi phạm pháp luật về tăng giờ, tăng ca làm việc tùy tiện, ép người lao động làm nhiều khi quá mức qui định. Đồng thời lại có những kỷ luật, bắt phạt, cắt hợp đồng, trừ tiền thưởng một cách khắc nghiệt với người lao động.
Có nhiều người sử dụng lao động vi phạm Luật Lao động, vi phạm Luật Cơng đồn. Có khá nhiều cơng ty, dù đã có điều kiện lập cơng đồn mà người sử dụng lao động vẫn chưa đồng ý để thành lập cơng đồn, hoặc lập cơng đồn nhưng thao túng, vơ hiệu hố tổ chức này, biến cơng đồn thành tổ chức hữu danh vô thực hoặc không thể bênh vực cho quyền lợi của người lao động, thậm chí, nhiều tổ chức cơng đồn cịn đứng về phía giới chủ gây thiệt hại cho lợi ích của cơng nhân. Khơng ít cơng nhân tích cực trong các cuộc đình cơng bị giới chủ theo dõi quay camera, ghi vào sổ đen. Sau đình cơng, họ bị đuổi việc mà khơng có lý do chính đáng [24, tr.16-18].
Các cuộc điều tra cho thấy rõ, giới chủ rất "sợ" cơng nhân đình cơng. Vì các cuộc đình cơng này có thể làm vỡ các kế hoạch sản xuất, thiếu sản phảm để cung ứng theo các hợp đồng, doanh nghiệp có thể bị phạt nặng... Vì vậy, dưới áp lực của đình cơng hầu hết các doanh nghiệp đều tăng lương cho công nhân từ 200.000 đến 400.000 đồng/tháng (tuỳ theo doanh nghiệp). Ngồi ra giới chủ cịn
tỏ ra quan tâm hơn đến nhiều mặt khác của công nhân. Tuy vậy, cũng có khơng ít doanh nghiệp, khơng trung thực trong nhượng bộ cơng nhân đình cơng. Một mặt họ nhượng bộ cơng nhân bằng cách tăng lương, mặt khác, sau đình cơng, giới chủ đưa ra định mức cao hơn, thời gian lao động gị bó hơn...
Như vậy ở đây có vịng trịn luẩn quẩn, và là mâu thuẫn cơ bản trong các doanh nghiệp. Để có lợi nhuận tối đa, giới chủ gây áp lực lao động tối đa lên công nhân; Để nhận được đồng lương tối đa, cơng nhân đình cơng gây áp lực tối đa lên giới chủ. Mâu thuẫn này, nói lên rằng, xung đột lợi ích giữa cơng nhân và giới chủ cịn tiềm ẩn nhiều mức độ và quy mơ khác nhau. Nếu không quản lý và giải toả tốt xung đột này, sẽ tác động tiêu cực đến q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Văn hoá quản lý của người sử dụng lao động
Trong những năm gần đây đã xảy ra hiện tượng xúc phạm nhân phẩm người lao động. Có người sử dụng lao động người nước ngồi đã trừng phạt nữ lao động vì khơng đi giầy theo quy định của doanh nghiệp khi vào nơi làm việc. Họ đã bắt người vi phạm quì xuống, đập giày vào đầu để cho nhớ. Hoặc bắt nhiều lao động nữ vi phạm kỉ luật doanh nghiệp phải xếp hàng, đứng phơi nắng, rồi chạy nhiều vòng quanh doanh nghiệp đến mức nhiều người đã ngất xỉu. Công ty Hwata Vina 100% vốn Đài Loan ở khu cơng nghiệp Tân Bình đang sử dụng 4 lao động Trung Quốc để làm quản lý. Họ ra quy định mỗi ngày công nhân chỉ được đi vệ sinh 3 lần, mỗi lần 5 phút; cơng nhân phải có mặt tại nơi sản xuất trước 10 phút, nếu ai đi trễ lập tức bị thu thẻ để trừ 100.000 đồng. Đến khi công nhân phản ứng, các chuyên gia này buộc công nhân phải đứng “phơi nắng tập thể”.
Đầu tháng Giêng 2009, hơn 2.000 công nhân (chủ yếu là nữ) của Công ty TNHH giày Sun Jade VN (100% vốn Đài Loan) đã đình cơng, phản đối một số chính sách của cơng ty và cách cư xử của cán bộ công ty đối với công nhân. Trong công ty này, giới quản trị công ty thường xuyên lạm dụng sức lao động và nhục mạ người lao động, trong đó đa số là phụ nữ. Theo người lao động, đa số là phụ nữ đã bị những người Trung Quốc làm quản lý thường xuyên hành
hung, đánh đập, nhục mạ và trừng phạt rất vơ lý, đơi khi cịn bị sách nhiễu tình dục. Người lao động than phiền họ thường bị giới chủ phạt nếu đi làm trễ bằng cách khơng trả lương ngày đó, khơng cho vào phịng ăn dùng bữa cơm trưa do công ty cung cấp và cắt đôi thẻ ra vào của họ. Dù ốm đau hay trong gia đình có tang gia, cưới xin hoặc có người đau yếu cũng khơng được phép nghỉ. Điều này trái với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam và chuẩn mực quốc tế. Nếu do hoàn cảnh trên mà người lao động buộc phải nghỉ làm việc hay đi trễ một hai phút cũng bị trừ nguyên ngày công, cắt bữa ăn trưa. Người sử dụng lao động còn quy định chỉ được đi vệ sinh 1 lần/ngày, mỗi lần 2-3 phút, nếu vi phạm sẽ trừ lương hoặc cắt lương. Nếu người lao động nghỉ phép khi trong gia đình có người ốm hoặc qua đời sẽ mất lương cả tháng. Có thể nói đây là những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền cần đưa ra xử lý trước pháp luật để bảo vệ nhân phẩm cho người lao động.
Môi trường, điều kiện làm việc: Một vấn đề nhức nhối, đó là nhà ở cho
lao động ở khu công nghiệp. Hiện người lao động thường phải ở nhà trọ chật hẹp, ngột ngạt không đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Do điều kiện sinh hoạt và mơi trường lao động khó khăn lại phải tăng ca liên tục, thu nhập thấp nên cho người lao động ln trong tình trạng căng thẳng cả về mặt vật chất và tinh thần.
Người lao động làm việc suốt ngày trong những khu làm việc lợp tơn nắng nóng về mùa hè, lạnh buốt về mùa đơng. Tiếng ồn của máy móc ln vượt q giới hạn cho phép. Môi trường làm việc ô nhiễm do bụi, khí thải, hệ thống nước thải ở nhiều khu cơng nghiệp đã lên đến mức báo động. Trong những ngành dệt may, giày da người lao động còn phải hàng ngày tiếp xúc, hít thở bụi bơng, keo dán giày rất độc hại… Nhiều doanh nghiệp không xây dựng khu vệ sinh riêng phù hợp với lao động nữ, khơng có nhà tắm, khơng có phịng thay đồ khiến lao động nữ gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt ở nơi làm việc. Đa số các doanh nghiệp khơng có nhà trẻ cho người lao động.