Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý lao động được phân công cụ thể như sau: Quốc hội là cơ quan lập pháp, trực tiếp ban hành Bộ luật Lao động và hệ thống các luật liên quan khác; Chính phủ ban hành các Nghị định, Văn
bản hướng dẫn thi hành về Luật Lao động,...; Tòa án nhân dân tham gia vào
việc xét xử các tranh chấp lao động… Trong Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò quản lý của Nhà nước về lao động được quy định cụ thể tại 3 chương: Chương I - Những quy định chung; Chương XV - Quản lý nhà nước về lao động; Chương XVI - Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động.
Ngày nay, vai trò quản lý của Nhà nước về lao động, giải quyết tranh chấp, xung đột lao động là một tất yếu. Tuy nhiên nhà nước khơng thể can thiệp q sâu vào q trình sản xuất kinh doanh, vào quá trình thỏa thuận để đi đến tổ chức và sử dụng lao động của doanh nghiệp. Với tư cách là người lãnh đạo quản lý, nhà nước có vai trị định hướng, có trách nhiệm hỗ trợ cho quan hệ hai bên và có nhiệm vụ thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật lao động. Điều 10 và điều 11 Bộ Luật lao động Việt Nam quy định:
Nhà nước thống nhất quản lý nguồn nhân lực và quản lý lao động bằng pháp luật, có chính sách để phát triển, phân bố nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và giới thiệu việc làm.
Nhà nước hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự ổn định của doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích việc quản lý lao động một cách dân chủ, công bằng, văn minh trong doanh nghiệp.
Theo đó, vai trị quản lý Nhà nước về lao động được cụ thể hóa bằng những nội dung sau:
1. Nhà nước cần nắm cung cầu và sự biến động cung cầu lao động làm cơ sở để quyết định chính sách quốc gia, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội;
2. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động; 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, di dân, xây dựng các vùng kinh tế mới, đưa người đi làm việc ở nước ngoài;
4. Quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an tồn lao động, vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động và xã hội; về xây dựng mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp;
5. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động, thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;
6. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
7. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực lao động (Điều 180 - Bộ luật Lao động).
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng lao động, hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp, xung đột lao động xảy ra, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp; đồng thời, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này.
Ở tầm vĩ mô, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động (1994) - đây là một tiến bộ quan trọng khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường. Bộ Luật đã được sửa đổi và bổ sung ba lần vào các năm 2002, 2006 và 2007. Từ khi Bộ luật Lao động được ban hành đến nay, đã có khoảng hơn 200 văn bản luật (từ nghị định, thông tư đến quyết định và các văn bản luật khác) hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động. Cụ thể là: Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể; Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp tác lao động (hình thức, nội dung, loại hợp đồng lao động; quyền và nghĩa vụ mỗi bên khi giao kết, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động); Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc tuyển lao động; Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17-7-2003 của Chính phủ về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi; Nghị định 133/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8-8- 2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao
động; Nghị định 12/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 176 của Bộ luật Lao động về hỗn hoặc ngừng đình cơng và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động; Nghị định 11/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp cuộc đình cơng bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động…
Các quyết định, thông tư: Quyết định số 126/CP ngày 11-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000; Quyết định 143/2001/QĐ-TTg ngày 27-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005; Thông tư 13/2009/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao…
Các văn bản quy phạm pháp luật trên lần lượt cụ thể hóa những điều khoản của Bộ luật Lao động và hướng dẫn người dân thi hành. Trong điều kiện đất nước đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển đổi nền kinh tế thì việc xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như trên là một cố gắng lớn của Nhà nước ta.
Về phía Tịa án, trách nhiệm của Tòa án được thể hiện rõ trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Theo Toà án Lao động và Toà án Nhân dân tối cao, so với các loại vụ việc tranh chấp về dân sự, kinh doanh - thương mại, thì các tranh chấp lao động đưa ra tồ án những năm gần đây chưa nhiều nhưng có chiều hướng gia tăng.
Xét từ phương diện quản lý và giải tỏa xung đột cơng nghiệp trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, vai trị của Nhà nước thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Một là, Nhà nước coi việc quản lý xung đột xã hội như là một đối tượng
của quản lý nhà nước.
Nhà nước tham gia vào quá trình quản lý, giải tỏa xung đột cơng nghiệp vì Nhà nước là chủ thể duy nhất có chức năng ban hành và thực thi luật pháp lao động thực hiện chức năng hành pháp, điều hịa lợi ích các bên, tham gia xử lý, giải tỏa xung đột hoặc những tranh chấp lao động.
Hai là, Nhà nước ban hành các luật về lao động, việc làm và về các quan
hệ lao động và xung đột lao động,...
Nhà nước hoạch định chính sách, pháp luật về lao động. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước nhằm tạo khung khổ, hành lang pháp lý về quan hệ lao động để Giới chủ và người lao động thực hiện.
Ba là, Nhà nước đóng vai trị làm trọng tài trong việc xử lý các xung đột
cơng nghiệp. Vai trị này biểu hiện cụ thể ở việc Nhà nước:
- Tham gia đối thoại, đàm phán, thương lượng và thỏa thuận giữa các bên thông qua đại diện của nhà nước khi có xung đột và giải tỏa xung đột.
- Tổ chức và duy trì việc thực hiện pháp luật về lao động, với nhiệm vụ này, nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động đến Giới chủ, người lao động để nâng cao nhận thức cho họ, đồng thời nhà nước thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động, giải quyết xung đột và kiểm tra giám sát việc thực hiện trong các doanh nghiệp.
- Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, giải tỏa xung đột, trong đó thiết lập hệ thống thông tin, báo cáo, tiến hành điều tra, đánh giá tổng kết, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động.
- Thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện cho Giới chủ, Cơng đồn làm việc thơng suốt, thuận lợi và có hiệu quả.
- Ở cấp ngành và Giới chủ thì vai trị của Nhà nước khơng tham gia can thiệp trực tiếp vào quan hệ giữa Giới chủ và người lao động, tuy nhiên sự tham gia của chính quyền địa phương, cơ sở tập trung vào các nhiệm vụ sau: giúp các cấp ngành và doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong q trình giải tỏa xung đột. Tiếp cận thông tin phản hồi từ ngành, từ Giới chủ về những bất hợp lý, phát sinh trong quá trình quản lý, giải tỏa xung đột để tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra và giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm khi giải quyết, xử lý xung đột.
- Tham gia giải quyết tranh chấp lao động thơng qua cơ quan tài phán như trọng tài, tịa án lao động hoặc can thiệp trực tiếp để giả quyết đình cơng theo đúng quy định của pháp luật.
Bốn là, Nhà nước quản lý quá trình cơng nghiệp hố thơng qua việc: thu
hút đầu tư, bảo hộ đầu tư, phát triển đội ngũ công nhân, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể kinh tế, điều tiết hoạt động của nền kinh tế,...bằng các công cụ quản lý nhà nước, nhằm tạo dựng sự phát triển đồng bộ, hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực,...trong phát triển kinh tế.