VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Chính trị học vai trò của nhà nước, công đoàn và giới chủ trong quản lý, giải tỏa xung đột công nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 52)

2.1. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và lãnh đạo Nhà nước nên trước hết xin đề cập đến vai trò lãnh đạo Nhà nước của Đảng.

Có thể nói, nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng mới dừng lại ở định hướng lớn, chưa phản ảnh kịp thời tình hình cơ cấu, chất lượng và đời sống công nhân. Các tổ chức đảng các cấp chưa có sự quan tâm đúng mức đến đời sống công nhân.Với tư cách là đảng của giai cấp công nhân, đảng lãnh đạo và cầm quyền, nhưng chưa có cơ chế kiểm tra giám sát hiệu quả các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cho cơng nhân.

Đối với Nhà nước: Qui định vấn đề tiền lương người lao động chủ yếu là tính tốn một cách đại thể - chung cho mức lương của người lao động các loại, gắn với thực tiễn từng thời kỳ, từng mơi trường lao động. Cơ chế chính sách tiền lương còn nhiều bất cập, nhất là tiền lương tối thiểu còn thấp và lạc hậu (các doanh nghiệp dễ dàng trả lương cao gấp đôi mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định); hướng dẫn về xây dựng thang bảng lương, giãn cách mỗi bậc lương trung bình là 5% dẫn đến có tăng lương cũng khơng theo kịp tốc độ tăng giá, làm cho tiền lương thực tế của người lao động giảm, mặc dù lương danh nghĩa có tăng.

Như vậy các quy định của Nhà nước về lương đã cản trở q trình thương lượng để tăng lương của cơng nhân.

Cơ chế thương lượng, đối thoại cấp doanh nghiệp chưa được hoàn thiện, chưa tổ chức được nhiều cuộc thương lượng, đối thoại giữa người sử dụng lao động, cơng đồn và người lao động, nhất là thương lượng, đối thoại

những vấn đề thuộc về lợi ích của người lao động: tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác của người lao động.

Cơ chế hòa giải tranh chấp lao động, thanh, kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính, xét xử ở Tịa án mặc dù pháp luật có quy định sửa đổi, bổ sung (chương 14, Bộ luật lao động) nhưng trên thực tế việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, khơng giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động tập thể, cũng như xử lý các vụ vi phạm pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, cơng đồn…

Trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành một số luật, Chính phủ đã ban hành một số văn bản dưới luật nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của chúng ta chưa thực sự chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, cịn lạc hậu so với tình hình thực tế, cịn nhiều bất cập… nên chưa đủ sức để điều chỉnh các quan hệ lao động vốn dĩ đang rất năng động và phức tạp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng những người sử dụng lao động lợi dụng để “lách” luật. Các biện pháp chế tài cũng chưa đủ sức răn đe những doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật lao động. Một khi hệ thống pháp luật chưa đủ sức để điều chỉnh, pháp chế chưa đủ mạnh thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng tự phát đình cơng.

Cơ chế quản lý cịn nhiều chồng chéo, bất cập, còn quá nhiều cơ quan cùng chịu trách nhiệm. Tuy tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, Sở lao động - thương binh xã hội chịu trách nhiệm chính, song thực tế khi giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể, đình cơng thì phải có nhiều cơ quan chức năng khác nhau tham gia cùng chính quyền địa phương. Như vậy, chẳng những việc giải quyết các vụ việc xảy ra sẽ chậm trễ mà việc phát hiện và ngăn chặn các vụ việc mới cũng không kịp thời. Để quản lý một doanh nghiệp có nhiều cơ quan chức năng kết hợp cùng chính quyền địa phương dẫn đến tình trạng vừa nặng nề, vừa bng lỏng. Khi lợi ích chính đáng của người lao động bị vi phạm cần nhiều cơ quan cùng tham gia giải quyết nên thường dẫn đến tình

trạng chậm trễ. Với cơ chế quản lý như hiện nay thì khơng một cơ quan nào, một địa phương nào có đủ chức năng độc lập để ngăn ngừa, giải quyết dứt điểm các cuộc đình cơng.

Từ phía các cơ quan quản lý nhà nước (Ban quản lý khu công nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) cũng có nhiều bất cập. Việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, và xử phạt của các cơ quan này chưa kịp thời, thiếu hiệu quả. Các “Ban quản lý khu công nghiệp”, các “Ban đại diện” (3 hay 4 bên); các “Ban hịa giải” có vai trị, trách nhiệm với vấn đề đình cơng. Tuy nhiên, do chưa thật rõ và cụ thể về vai trò, chức trách, phương thức, phương pháp, nội dung, cơ chế... “phối hợp” ra sao nên việc tham gia xử lý đình cơng cịn bất cập, lúng túng, bị động. Hầu hết các Ban khơng phát hiện được trước đình cơng mà chỉ khi nổ ra đình cơng thì các Ban mới cố gắng “xuống cơ sở” để xem xét, can ngăn, giải quyết đình cơng. Cho nên, dù có hoạt động tích cực thì các Ban vẫn chỉ chạy theo vụ việc cụ thể, với những giải pháp tình thế lặp đi lặp lại vừa mất thì giờ, mất sức lực, phương tiện; vừa ảnh hưởng nhiều cơng việc chính hàng ngày của những thành viên các Ban (vì hầu như chưa ai chuyên nghiệp để kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thường xuyên cho các doanh nghiệp - cả chủ và thợ - về nhiều mặt). Đây cũng là một thực tế khiến cho đình cơng vẫn xảy ra và có khả năng phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Chính trị học vai trò của nhà nước, công đoàn và giới chủ trong quản lý, giải tỏa xung đột công nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w