Ở những nền kinh tế càng phát triển, vai trò của Giới chủ cũng không ngừng gia tăng. Ở nước ta, q trình đổi mới tồn diện đất nước nói chung, nhất là q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước mấy chục năm qua đã chứng tỏ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của tầng lớp doanh nhân, Giới chủ, cùng với quá trình gia tăng về số lượng, vai trị của Giới chủ ở nước ta cũng đã và đang góp phần hết sức tích cực và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong mọi hoạt động kinh tế, vì Giới chủ là là tầng lớp nắm giữ những tư liệu sản xuất quan trọng nhất định nên vai trị trước hết và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của Giới chủ là vừa bảo vệ, vừa khơng ngừng làm gia tăng lợi ích của mình.
Cũng như người lao động, ở cấp độ vĩ mô người sử dụng lao động thực hiện vai trị, chức năng của mình thơng qua tổ chức đại diện Giới chủ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động. Cụ thể: tham gia với nhà nước trong hoạch định chính sách, pháp luật về lao động. Trực tiếp tham gia đối thoại, thương lượng và thỏa thuận bình đẳng và ngang nhau giữa nhà nước, Cơng đồn để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ sử dụng lao động. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai pháp luật về quan hệ lao động, về các thỏa thuận, nhất là có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp. Tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật vê lao động và thực hiện các thỏa thuận, đại diện cho Giới chủ tham gia các thỏa thuận thuộc hệ thống tổ chức thế giới và khu vực.
Người sử dụng lao động tham gia trực tiếp trong việc đối thoại, thương lượng, thỏa thuận và tự định đoạt về các vấn đề cần quan tâm theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cơng khai, cùng có lợi; cùng Cơng đồn tổ chức
đàm phán ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp doanh nghiệp, hợp tác với Cơng đồn người lao động về các vấn đề lao động đang tranh chấp để giảm thiểu xung đột, đình cơng. Khi có xung đột, người sử dụng lao động có trách nhiệm hợp tác, tiến hành đàm phán thỏa thuận để đạt được dự thống nhất nhằm chấm dứt xung đột và giải quyết hậu quả của xung đột theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, ở Việt Nam, giới chủ (giới doanh nhân) ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước. Ngày 13 – 10 hàng năm được lấy làm Ngày doanh nhân Viêt Nam để tôn vinh những cống hiến của giới doanh nhân cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đồng thời tạo ra sự liên kết giới doanh nhân trong việc hiện thực hóa và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Ngồi ra người sử dụng lao động ở Viêt Nam đã có hai tỏ chức hợp pháp bảo vệ lợi ích chinh đáng của họ. Đó là Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh hợp tác xã Việt Nam. Tuy nhiên, do nghiên cứu xung đột công nghiệp, Luận văn dành sự chú ý cho Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn Điều lệ Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, thì Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi (Điều 1).
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam là tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính. Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động theo pháp luật Việt Nam và theo Điều lệ (được Chính phủ phê chuẩn), được sự hỗ trợ và chịu sự giám sát của Nhà nước Việt Nam.
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam có chức năng, nhiêm vụ giải quyết những bất đồng, tranh chấp, xưng đột quan hệ lao động, thông qua phối hợp hoạt động với Nhà nước và Cơng đồn. Liên quan đến điều này, trong Điều lệ Phòng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam được Chính phủ phê chuẩn có những nhệm vụ sau:
- Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế;
- Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với các cơ quan Nhà nước, với đại diện người lao động và với các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nước để trao đổi thông tin và ý kiến về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh;
- Tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hóa kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động thuận hịa, bảo vệ mơi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác phù hợp với mục tiêu;
- Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thơng qua thương lượng, hồ giải hoặc trọng tài; phân bổ tổn thất chung khi có yêu cầu;…
Cũng như mọi chủ thể kinh tế khác, Giới chủ trong nền kinh tế nước ta cũng phải luôn tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; đồng thời việc đấu tranh, bảo vệ quyền lợi, giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột đều phải được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam.
Chương 2