24 Sự khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán giữa người sử
3.1.2. Nâng cao quyền và trách nhiệm của Nhà nước
Đảng cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức đảng, các đảng viên có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước và trong tổ chức Cơng đồn về việc thực hiện chủ trương của đảng về phát triển giai cấp cơng nhân, về bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động.
Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa vai trị của mình trên lĩnh vực quản lý và giải tỏa xung đột. Trước hết Nhà nước cần phải hoàn thiện từng
bước các quy định pháp lý, chính sách và cơ chế điều hành thực hiện các quan hệ lao động. Mặc dù chỉ bàn đến quan hệ lao động nhưng việc thực hiện các quan hệ lao động sẽ liên quan đến tất cả các nội dung của Bộ luật Lao động. Mặc dù Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần, Chính phủ đã ban hành 200 văn bản hướng dẫn thi hành nhưng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường lao động như hiện nay, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, toàn diện Bộ luật trong thời gian sớm nhất.
Trên thực tế, khung pháp lý về quan hệ lao động chưa đầy đủ, chưa bao quát và còn nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với thực tế hoạt động lao động tại các loại hình doanh nghiệp, đồng bộ với các luật có liên quan và thông lệ quốc tế.
Thanh tra Nhà nước về lao động là công việc vô cùng quan trọng. Hàng năm mới chỉ có từ 5 đến 8% số doanh nghiệp được được thanh tra, kiểm tra về lao động. Với một tỉ lệ như vậy thì trung bình từ 15 đến 20 năm mỗi doanh nghiệp mới được thanh tra một lần. Do vậy, để hoạt động thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa tổ chức bộ máy thanh tra, tăng cường lực lượng cán bộ thanh tra cả về số lượng và chất lượng. Thông qua hoạt động thực tiễn, các cán bộ thanh tra, kiểm tra sẽ nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của pháp luật. Đối với các cơ quan quản lý trực tiếp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp), cần thiết lập bộ phận theo dõi, nắm bắt tình hình và diễn biến của những mâu thuẫn, tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý để ngăn chặn kịp thời, tránh sự bùng nổ tranh chấp có thể dẫn tới đình cơng trái pháp luật.
Để giám sát, đánh giá quyền và trách nhiệm của nhà nước có thể thơng qua các chỉ tiêu sau:
- Tính khả thi của các văn bản pháp luật lao động và quan hệ lao động, quan hệ ba bên.
- Tính phù hợp của bộ tiêu chuẩn định mực lao động và hiệu lực thi hành - Tỷ lệ các quy định về quan hệ ba bên/ quan hệ lao động được thực hiện có hiệu quả trong tổng số các quy định.
- Số lần tham vấn của Chính phủ/ các cơ quan Chính phủ với đại diện người sử dụng lao động.
- Tỷ lệ kiến nghị của đại diện người lao động được Chính phủ giải quyết trong năm.
- Tỷ lệ kiến nghị của người sử dụng lao động được Chính phủ giải quyết trong năm.
- Số vụ can thiệp của nhà nước để giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Tỷ lệ số vụ giải quyết đình cơng thành cơng với sự tham dự của Nhà nước trong tổng số vụ đình cơng.
- Tỷ lệ xử lý vi phạm an toàn vệ sinh lao động trong tổng số vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm an toàn - vệ sinh lao động.
- Tổng số vụ thanh tra, kiểm tra về quan hệ lao động trong doanh nghiệp. - Tỷ lệ hồ giải trong tranh chấp lao động có sự tham gia của nhà nước trong tổng số vụ tranh chấp lao động.
- Tỷ lệ phát hiện, xử lý vi phạm về bảo hộ lao động. - Tỷ lệ xử lý về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Thay đổi nhận thức về vai trò của pháp luật trong quản lý xung đột cơng nghiệp.
- Bảo đảm sự hài hịa trong bảo đảm tăng trưởng kinh tế và bảo vệ lợi ích của người lao động trong các chính sách thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngồi. Chú trọng đúng mức các vấn đề mơi trường và xã hội cho tương ứng với vấn đề lợi ích kinh tế như tiền lương, thưởng và điều kiện lao động.
- Nhận thức đúng về vai trò các chủ thể và các thể chế thương lượng hiệu quả ở cấp cơ sở để đạt được thỏa thuận trước đình cơng. Cần thí điểm các mơ
hình giải quyết xung đột cơng nghiệp (Đức, Pháp, Anh hoặc Mỹ). Trong đó giải quyết một cách cơ bản vai trị đại diện của Cơng đồn cơ sở hay Hội đồng xí nghiệp trong xung đột lao động.
- Nâng cao kỹ năng đàm phán cho các tổ chức đại diện và kỹ năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Cần nhận thức đúng về vai trò cung cấp thơng tin đầy đủ, nhiều phía làm cơ sở cho đàm phán. Tránh che giấu các mức độ hoặc hành vi xung đột.
- Hình thành trung tâm nghiên cứu thị trường lao động, tư vấn cho người lao động.
- Nghiên cứu và đơn giản hóa các quy trình và thủ tục đình cơng hợp pháp để tránh đặt người lao động vào tình trạng đình cơng trái luật như hiện nay. Thực chất đó là sự thất bại về mặt chính sách.