24 Sự khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán giữa người sử
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, toàn diện các đạo luật liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động
quan trực tiếp đến quan hệ lao động
+ Cần tiếp tục hoàn thiện sửa đổi về pháp luật lao động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo lợi ích hợp pháp chính
đáng của các bên trong quan hệ lao động. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng theo hướng đơn giản thủ tục đình cơng, để đảm bảo cho mọi cuộc đình cơng đều hợp pháp, giảm thiểu đình cơng. Văn bản luật cần phân biệt thế nào là ngừng việc tạm thời, vì định nghĩa đình cơng cũng chính là ngừng việc tạm thời. Tất cả các chính sách liên quan đền quyền lợi của người lao động đều phải đưa vào luật hoặc văn bản dưới luật (luật hố), làm cơ sở cho Cơng đoàn thương lượng với chủ doanh nghiệp đạt hiệu quả.
+ Rà soát và tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức các cuộc trao đổi, đối thoại với nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong q trình thực hiện các chính sách và pháp luật hiện hành, đặc biệt về pháp luật lao động.
+ Nhà nước cần mở các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ trong các doanh nghiệp và nhất là cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động về pháp luật lao động, để mọi người hiểu quyền và nghĩa vụ của mình và chấp hành tốt quy định pháp luật.
+ Nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần đưa việc học tập Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Công đồn vào chương trình cho tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên, học nghề, vì tất yếu khi ra trường học đều thành đối tượng tham gia lao động ở các doanh nghiệp. Các tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp tập trung cần bồi dưỡng kiến thức về pháp luật lao động theo chuyên đề cho học sinh trung học phổ thông (lớp 12).
+ Nhà nước phải tập trung giải quyết tốt các vấn đề cơ bản của cơng nhân đó là: ăn, mặc, ở, đi lại và học hành của con cái họ. Các địa phương cần thận trọng trong thu hút đầu tư, đầu tư có chọn lọc và lựa chọn đối tác đầu tư,
không nhất thiết đầu tư bắng mọi giá, mà để lại hậu quả xấu cho môi trường, xã hội và người lao động.
+ Có chế tài để bảo vệ cán bộ Cơng đồn khi họ tham gia đấu tranh bảo vệ lợi ích cho cơng nhân lao động.
+ Sửa đổi Luật Cơng đồn 1990 Sửa đổi Luật Cơng đồn cần chú ý:
Một là: Sửa đổi, bổ sung Luật Cơng đồn phải xuất phát từ những điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội khách quan trong tình hình mới; phù hợp với thể chế kinh tế hàng hoà nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là: Luật Cơng đồn sửa đổi phải kế thừa những nội dung tiến bộ,
còn phù hợp của pháp luật về Cơng đồn hiện hành, đồng thời khắc phục được những hạn chế, bất cập; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền Cơng đồn của người lao động, của tổ chức Cơng đồn trong các thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Ba là: Quy định rõ hơn quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Cơng
đồn của các đối tượng cơng nhân, viên chức, lao động trong các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (trong đó nghiên cứu để có thể mở rộng quyền Cơng đồn tới lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài, lao động ở khu vực phi kết cấu và xác định lại chính xác, hợp lý theo hướng thu hẹp lại quyền gia nhập, hoạt động Cơng đồn của người sử dụng lao động, người quản lý doanh nghiệp).
Bốn là: Các điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Cơng đồn (trình tự, thủ
tục, điều kiện thành lập Cơng đồn hiện tại chỉ mới điều chỉnh mối quan hệ giữa Cơng đồn với cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp mà chưa điều chỉnh mối quan hệ giữa trong nội bộ tổ chức Cơng đồn trong việc thành lập Cơng đồn);
Năm là: Các quyền cơ bản của tổ chức Cơng đồn và trách nhiêm của
thực hiện các quyền của tổ chức Cơng đồn phải được quy định sâu và cụ thể hơn, trong đó có các quyền, trách nhiệm chung, cơ bản của người lao động, Cơng đồn và của doanh nghiệp trong quan hệ lao động liên quan đến việc làm, hợp đồng lao động, tiền lương, thỏa ước lao động tập thể, tranh chấp lao động, đình cơng…
Chú trọng phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Cơng đồn trong việc thực hiện quan hệ ba bên, tập trung vào việc xác định rõ tiêu chuẩn của cán bộ Cơng đồn; xác định rõ nguồn cán bộ Cơng đồn là từ cơng nhân, từ phong trào Cơng đồn, coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Cơng đồn, chuẩn bị các thế hệ cán bộ Cơng đồn nối tiếp liên tục giữa các độ tuổi; xây dựng đội ngũ cán bộ Cơng đồn có trình độ, phẩm chất năng lực bản lĩnh vững vàng, có tâm huyết với phong trào, hết lịng vì cơng nhân, lao động, vì sự phát triển của đất nước; đổi mới hoạt động của Cơng đồn trong việc thực hiện quan hệ ba bên, thực hiện vận động tuyên truyền cả công nhân lao động, cả người sử dụng lao động tham gia tích cực vào việc xây dựng pháp luật đồng thời vận động các bên thực hiện tốt các chính sách pháp luật, thỏa ước lao động tập thể.
Tạo cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí cho Cơng đồn cơ sở hoạt động tốt, hướng vào việc xây dựng và duy trì quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng quan hệ ba bên.