Xu thế vận động của tồn cầu hóa

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 27 - 28)

Chúng ta biết rằng, toàn cầu hóa mô tả một trạng thái động trong bức tranh toàn cảnh về thế giới, mà ở đó xu hướng của gam màu chủ đạo ln được biểu hiện thớng nhất trong quá trình quy chuẩn hóa và mở rợng mọi lĩnh vực hoạt động, “các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ra quy mô toàn cầu, trong đó, bao hàm sự chi phối, phụ thuộc, đấu tranh lẫn nhau giữa các hệ thống, các nhóm người, quốc gia, dân tộc” [67, tr.19]. Toàn cầu hóa, cốt lõi là toàn cầu hóa kinh tế, trở thành một xu thế khách quan của thế giới hiện đại. Xu thế này hình thành từ đầu thế kỷ XX, đẩy nhanh vào hai thập niên cuối thế kỷ

XX và phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XXI. Có nhiều ý kiến cho rằng, “toàn cầu hóa hiện nay là làn sóng toàn cầu hóa hiện đại thứ ba và được bắt đầu từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, còn trước đây là làn sóng toàn cầu hóa hiện đại lần thứ nhất từ năm 1870 đến năm 1914, làn sóng toàn cầu hóa hiện đại lần thứ hai từ năm 1950 đến năm 1980” [91, tr.5-7].

Toàn cầu hóa là mợt quá trình tất ́u, do c̣c cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó đã thực sự trở thành một động lực xuyên quốc gia, nó đang tạo ra cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hóa, thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Đồng thời, nó cịn do bản chất xã hợi của lao đợng và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia - dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thớng thế giới.

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, vừa có cả mặt tích cực lẫn cả mặt tiêu cực đang bị các quốc gia phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối. Xu thế này tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hợi, an ninh q́c phịng…, cuốn hút tất cả các quốc gia trên thế giới, chi phới những biến đởi của tình hình thế giới hiện nay. Toàn cầu hóa dù nhìn nhận từ góc đợ nào thì người ta đều phải thớng nhất với nhau rằng, đây là mợt quá trình khơng thể đảo ngược trong ít nhất một vài thập kỷ tới. Do vậy, toàn cầu hóa ḅc các q́c gia chủ đợng xác định lợ trình hợi nhập vào mọi mặt của đời sớng xã hợi, nhất là lĩnh vực kinh tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w