Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu; một quá trình đang xảy ra, nhanh chóng và sẽ khơng thể nào kiểm soát được. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã, đang và sẽ thích ứng như thế nào khi mọi thứ ngày càng phẳng hơn? Liệu Việt Nam vẫn còn lợi thế sân nhà? Việt Nam đã có những kế hoạch dài hạn để đối phó với những thách thức khó khăn cạnh tranh ngày càng quyết liệt? Việt Nam đang ở đâu trên thế giới này? Tất cả chỉ là câu hỏi cho một câu trả lời duy nhất: Việt Nam phải biến đổi trước khi thế giới biến đổi.
Trong bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về Nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011, có đoạn viết, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế ngày càng sâu rợng, thúc đẩy quá trình q́c tế hóa sản x́t và phân cơng lao đợng, hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ có tính cạnh tranh cao trở thành thách thức kinh tế lớn nhất đối với Việt Nam trong thập kỷ tới.
Thật vậy, biến đợng của tình hình thế giới trong giai đoạn qua đã mang đến những tác động quan trọng trong nhận thức về ĐLDT của các nước đang phát triển. Tuy mục tiêu ĐLDT cụ thể ở mỗi nước, mỗi khu vực có khác nhau, song mục tiêu xuyên suốt của tất cả các nước đang phát triển hiện nay đều là củng cố độc lập về chính trị, giành quyền tự chủ về kinh tế, giữ vững mơi trường hịa bình, ởn định để phát triển đất nước. Thực tiễn quá trình củng cớ và bảo vệ ĐLDT trong giai đoạn hiện nay của các nước đang phát triển trên lĩnh kinh tế dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá, đòi hỏi các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) phải nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn các quy luật kinh tế khách quan, vận dụng chúng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nói cụ thể hơn là, để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hợi nhập kinh tế q́c tế thì địi hỏi Việt Nam phải hết sức chú trọng đến năng lực canh tranh. Với một quốc gia có xuất phát điểm về kinh tế thấp như Việt Nam, để có thể chuẩn bị nội lực đầy đủ cho hội nhập, hướng chính sách đối ngoại sẽ phải đảm bảo ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo thời điểm mở thị trường thích hợp để chúng ta có thể chuẩn bị hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chủ động và bền vững.
Cần phải nhận thức rõ rằng, sức cạnh tranh của nền kinh tế nằm ở sự đúng đắn, phù hợp của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, đóng góp được cho thế giới những giá trị tích cực, tạo được sự tín nhiệm đối với thế giới, tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu ngang tầm thế giới. Nói theo ngôn ngữ của hội nhập, phải có định vị quốc gia, chiến lược tổng quốc gia phù hợp với ý nguyện của dân tộc, với tiềm năng của đất nước, với xu hướng phát triển của thời đại. Nói một cách cụ thể, sức cạnh tranh của nền kinh tế bắt đầu từ việc quy hoạch phát triển nền kinh tế dựa trên một chính sách nhất quán. Việt Nam cần phải nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nâng cao sức cạnh tranh trên cơ sở đầu tư có trọng điểm, phát huy được lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Một mặt, việc ý thức được sự cần thiết phải giữ vững và phát triển các ngành kinh tế có ý nghĩa sớng cịn, đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế đất nước; mặt khác, việc đầu tư những ngành mũi nhọn có thể tạo ra bước đột phá cho Việt Nam trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, với khoảng 75% dân số sống ở nông thôn và sống bằng nơng nghiệp. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và cơ cấu giá trị trong mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu sẽ thấy có nhiều mặt hàng chủ lực nếu Việt Nam càng xuất khẩu được nhiều thì càng thiệt thịi. Ngành nơng nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là những nghịch lý không thể chấp nhận được đối với một đất nước có đầy tiềm năng như Việt Nam. "Phi nông bất ổn", nông nghiệp chính là ngành tạo ra sự ổn định, làm nền tảng cho đất nước phát triển. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các mơ hình nơng nghiệp hàng đầu thế giới và tiềm năng của Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế, tạo nên một ngành nông nghiệp Việt Nam hàng đầu thế giới.
Sức cạnh tranh của nền công nghiệp Việt Nam cũng có rất nhiều vấn đề. Công nghiệp nặng không hiệu quả, công nghiệp nhẹ chủ yếu là gia công, hàm lượng khoa học công nghệ thấp tạo ra giá trị gia tăng rất thấp. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO báo hiệu sẽ gây ra nhiều tác động lớn đến các lĩnh vực dệt may, chế biến nơng, hải sản,... địi hỏi cơng nghiệp phải có những bước chủn mình căn bản hơn nữa, tớc độ cao hơn nữa.
Để không ngừng nâng cao và phát triển sức cạnh tranh cho nền kinh tế, Việt Nam cần có một nguồn năng lượng phù hợp và chủ động. Việc hoạch định và thực thi một chiến lược quốc gia dài hạn về năng lượng là một yêu cầu bức thiết. Trong đó, phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản là hướng đến khai thác bền vững những nguồn tài nguyên là thế mạnh của Việt Nam như tài nguyên nước, than đá, dầu mỏ...; sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn nguyên liệu hiện có, khắc phục tình trạng lãng phí, chảy máu tài nguyên nhiên liệu. Việt Nam cần phải biết khai thác tốt những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Do vậy, ngành du lịch là một trong những trọng tâm để phát triển, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
Trong một thời gian dài vừa qua, Việt Nam chưa thực sự chú ý tới việc phát triển lợi thế của kinh tế biển. Thảm họa bão Chanchu (2006) chính là một lời cảnh báo cho sự quan tâm dưới mức cần thiết đối với một lĩnh vực có thể mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao vị thế của quốc gia như kinh tế biển.
Thương mại và dịch vụ chính là lĩnh vực sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất khi Việt Nam gia nhập WTO, khi thị trường trong nước nhanh chóng được mở cửa tự do. Đặc biệt là ngành thương mại, phân phối hàng hóa, đó chính là động mạch chủ của nền kinh tế nước nhà. Việt Nam cần chung sức tạo nên những hệ thống phân phối mạnh phục vụ cho lợi ích của Việt Nam. Cần giữ vững sự tự chủ trong các ngành ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, viễn thông, công nghệ thông tin, giao nhận và vận chuyển hàng hóa; bởi đó cũng là những động mạch quan trọng của nền kinh tế nước nhà.
Phát triển khoa học - kỹ thuật là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp, nông nghiệp, và các ngành thương mại và dịch vụ tiên tiến. Cả nông nghiệp và công nghiệp đều phải dựa trên những công nghệ phù hợp và tiên tiến để phát triển, trong đó công nghệ sẽ là ưu tiên hàng đầu, đó là phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiên tiến để có thể đi tắt đón đầu. Việt Nam sẽ tạo ra bước đột phá trong công nghệ bằng một hành động rất đơn giản mà hiệu quả là ngay lập tức gắn kết những viện nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng; từng bước tham gia vào thị trường sở hữu trí tuệ của khu vực và quốc tế; đặt mục tiêu chiến lược phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức đang vận động ngày một nhanh.
Như vậy, việc tạo nên những liên kết nội ngành, liên ngành là một nội dung quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Hơn nữa, việc liên kết không chỉ đơn thuần là tạo ra các liên minh lớn hơn trong nước mà phải hướng đến hiệu quả đích thực, việc xem xét đến liên kết chiến lược để hấp thu tinh hoa quản trị, bí quyết công nghệ, lợi thế tài chính của nước ngoài, nhưng vẫn giữ được sự tự chủ trong phát triển.
Mở rộng thị trường cũng là cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hàng hóa mà Việt Nam chế tạo ra hoặc trồng trọt được sẽ có “đất” để tiêu thụ. Do vậy, vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại là rất quan trọng, đòi hỏi ngay lập tức phải có cách nghĩ khác, cách làm khác, thiết thực hơn, hiệu quả hơn. Theo đó, mục tiêu và thành quả của các tổ chức xúc tiến thương mại phải gắn liền với nhu cầu và phục vụ đầy đủ, nhiệt tình, chi tiết những nhu cầu chính đáng của mọi doanh nghiệp trong nước. Đổi lại, doanh nghiệp Việt Nam phải nhận lãnh nhiệm vụ quan trọng nhất là phải giới thiệu, phát triển bằng đường hàng hóa và văn hóa của nước nhà trên thị trường thế giới.
Nói tóm lại,
Độc lập về kinh tế trước hết, là tự chủ lựa chọn mục tiêu, đường lối, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội, không lệ thuộc hay bị chi phối bởi một hay một nhóm nước hoặc tổ chức quốc tế nào, có khả năng ứng phó chính sách hiệu quả với những biến động kinh tế bên ngoài. Thứ hai, nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao với cơ cấu kinh tế hiệu quả, cơ sở hạ tầng phát triển, có tiềm lực khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm an ninh kinh tế chính trị (an ninh năng lượng, lương thực, tài chính…), có khả năng thích nghi và đủ sức đứng vững và ứng phó với mọi biến động của kinh tế thế giới [11, tr.54].
Như vậy, “Độc lập tự chủ về kinh tế đưa tới độc lập tự chủ về chính trị và các mặt khác để của đời sống xã hội, sẽ tạo thành sức mạnh độc lập tự chủ đầy đủ của đất nước, không bị chi phối, lệ thuộc với bên ngoài về đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia và lợi ích của dân tộc” [11, tr.56].