Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 101 - 103)

Việt Nam

Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế là địi hỏi khách quan với các ́u tớ cơ bản: - Phát triển của nền kinh tế tri thức: Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là sử dụng có hiệu quả tri thức và những sáng tạo mới của con người để đẩy nhanh tốc độ đổi mới sản phẩm và công nghệ. Dưới quan điểm về kinh tế phát triển, kinh tế tri thức là kinh tế trong đó sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức. à động lực chủ yếu nhất của tăng trưởng, tạo ra của cải, việc làm trong tất cả các ngành kinh tế và là nền kinh tế mở ra khả năng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện hết sức thuận lợi để các quốc gia đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng tạo nên những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia. Toàn cầu hóa tạo điều kiện giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, trên cơ sở đó các quốc gia có thể tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Nó là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp để tồn tại, đặc biệt là đấu tranh giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, trong đó có Việt Nam. Do vậy, để khỏi bị

gạt ra ngoài lề phát triển của thế giới và hợi nhập kinh tế q́c tế thành cơng thì chúng ta phải tiếp tục đởi mới trong nhận thức, trong tư duy về kinh tế.

- Năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm cịn ́u - Là mợt trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay trong hội nhập kinh tế q́c tế. Ngun nhân của tình trạng này là do Việt Nam chậm đởi mới về tư duy kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sự đổi mới không theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại đã làm kìm hãm phát triển của doanh nghiệp và q́c gia. Vì vậy, Việt Nam cần phải tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế để tiếp tục cải thiện vị thế của mình trong cợng đồng kinh tế q́c tế.

- Những bất cập của thực tiễn cuộc sớng. Đó là tình trạng ban hành chính sách kinh tế chưa phù hợp với thực tế, còn có những bất cập trong việc ban hành và thực thi chính sách, nhất là chính sách đất đai và tín dụng. Môi trường kinh doanh chưa thật sự thuận lợi. Hiện nay, tiềm lực nội tại của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất lớn, nguồn vớn trong dân cịn nhiều nhưng chưa được sử dụng vào đầu tư phát triển kinh tế. Trong một số khu vực kinh tế đã có dấu hiệu chững lại…

- Tăng mức đầu tư, bao gồm đầu tư trong nước và đầu từ nước ngoài. Ðầu tư trong nước phụ thuộc vào mức tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Ðến lượt nó, mức tích lũy từ nội bộ nền kinh tế lại phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư. Vì vậy, trước hết phải phân bở vớn đầu tư mợt cách hợp lý, vì phân bở khơng hợp lý sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng cơ cấu và tính tương thích cần có giữa các ngành và các lĩnh vực, tạo ra những vùng nghẽn tăng trưởng gây lãng phí có tính dây chuyền. Thứ hai, nâng cao năng suất sử dụng vốn và rộng hơn là nâng cao chỉ tiêu năng suất tổng hợp. Các yêu cầu này chỉ có thể đạt được trên nền tảng của kinh tế thị trường và trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng cùng với việc lựa chọn đúng đắn mơ hình tăng trưởng.

- Cơ chế thị trường bảo đảm cho việc phân bổ nguồn lực hợp lý, có hiệu quả theo tín hiệu thị trường, giúp cho doanh nghiệp hạch toán một cách chính xác giá thành và chi phí lưu thông theo một chuẩn mực kế toán rõ ràng, minh bạch được quốc tế công nhận; cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng lợi thế so sánh và luôn tạo ra lợi thế so sánh mới. Hai yếu tố này sẽ tạo ra cái tất yếu kinh tế vạch đường cho sự phát triển.

- Hình thành đồng bợ các ́u tớ thị trường. Muốn vậy, phải xóa bỏ bao cấp, loại trừ độc quyền, các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàng hóa,

cung ứng dịch vụ phải do thị trường quyết định; hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước làm méo mó thương mại hoặc tạo lợi thế cho một số đối tượng nào đó. Cơ chế thị trường ln địi hỏi tính minh bạch, công khai bảo đảm cho mọi đối tượng có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận thông tin, tiếp cận nguồn lực, tham gia thị trường. Trên cơ sở đó mà khuyến khích cạnh tranh. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bợ trong việc hình thành các ́u tớ của nền kinh tế thị trường. Thông qua việc ban hành một loạt các luật (như Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư...). Mặc dầu vậy, vẫn phải rà xét nghiêm túc tất cả các yếu tố đang cản trở điều này, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn); cơ hội kinh doanh và tính minh bạch, công khai; những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước đang chiếm địa vị độc quyền hoặc gần như độc quyền đi đôi với việc đẩy nhanh tiến trình cở phần hóa doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp lớn.

- Xác lập mơ hình tăng trưởng (cũng là mơ hình CNH). Trong thời đại toàn cầu hóa mà bản chất kinh tế của nó là sự di chủn tự do các ́u tớ của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ nước này sang nước khác trên phạm vi toàn cầu thì mơ hình CNH thay thế nhập khẩu (đã rất thành cơng cho đến những năm 70 của thế kỷ trước) hoặc CNH hướng về xuất khẩu (cũng rất thành công trong những năm 80, 90 của thế kỷ trước) khơng cịn hoàn toàn phù hợp. Mơ hình tăng trưởng ngày nay là phải tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sức cạnh tranh, có thể chiếm giữ những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu trên cơ sở xác định và tạo ra các lợi thế so sánh, bảo đảm quy mô kinh tế phù hợp với dung lượng thị trường. Thực tế mơ hình tăng trưởng của nước ta hiện chưa rõ ràng: Vừa tăng trưởng nhờ hướng về xuất khẩu, vừa đầu tư thay thế nhập khẩu. Nhưng tính cạnh tranh của các sản phẩm thay thế nhập khẩu vẫn kém nên nhập siêu vẫn tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 101 - 103)