Những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới tư duy chính trị trên lĩnh vực đối ngoạ

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 114 - 120)

vực đối ngoại

Khi toàn cầu hóa đã đạt được mức độ cao nhất, chúng ta là một thế giới. Khoảng cách, màu da, sắc tợc, ngơn ngữ … sẽ khơng cịn là những ́u tố quan trọng nhất để phân biệt nữa. Sự phân biệt sẽ chuyển sang đặc trưng của mỗi doanh nghiệp và cấp độ cao hơn là sự phân biệt giữa các cá nhân.

Nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn xu thế mang tính khách quan của toàn cầu hóa sẽ tạo động lực to lớn giúp các nước tận dụng được những thời

cơ, thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển nhưng đồng thời cũng chủ động có những giải pháp để chống lại những tác động tiêu cực của xu thế đó, nhằm mục đích bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Sứ mệnh cao cả đó khơng chỉ có vai trị, trách nhiệm của hệ thống chính trị (ĐCSVN, Nhà nước cợng hịa XHCN Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tở chức chính trị xã hợi) mà đó cịn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, trong đó, quần chúng nhân dân đóng mợt vai trị hết sức quan trọng. Ở đây, xin được nêu ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao công tác đối ngoại.

- Nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế. Đây là mối quan hệ giữa mục đích và phương cách. Nói cách khác, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế là phục vụ cho giữ vững độc lập dân tộc. Hội nhập quốc tế làm tăng tiềm lực, vị thế (thế và lực) của đất nước trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để tăng cường khả năng giữ vững độc lập như: tạo ra các mối ràng buộc và đan xen lợi ích, đồng thời tăng thêm nguồn lực để bảo vệ đất nước và nhất là đưa quốc gia vào dòng chảy chính của xu thế thời đại, thực chất là thực hiện phương châm “kết hợp sức mạnh dân tợc với sức mạnh thời đại” vì mục tiêu bảo vệ đất nước. Đợc lập dân tợc cịn là tiền đề của hội nhập quốc tế. Muốn hội nhập quốc tế càng sâu rợng thì cái gớc đợc lập dân tợc càng phải củng cớ, có đợc lập dân tợc thì quan hệ q́c tế của quốc gia mới có định hướng. Đồng thời, tư thế một nước độc lập làm tăng giá trị của đất nước đó khi hội nhập.

- Lợi ích quốc gia luôn được đặt ở vị trí hàng đầu trong mục tiêu đối nội cũng như đối ngoại. Trong bất kì hoàn cảnh nào, thời điểm nào cũng như trước bất kì sức ép nào cũng khơng được thay đởi. Để phù hợp với bối cảnh quốc tế mới, trên cơ sở chính sách đối nội, các nước có thể điều chỉnh nhiệm vụ, phương thức thực hiện chính sách đối ngoại, song phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc ở vị trí đầu tiên; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác đối ngoại với phương châm tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế nhằm củng cố độc lập, phát triển lợi ích quốc gia.

- Phải thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, không lệ thuộc vào sự chi phối bên ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, quan hệ giữa các nước là phụ thuộc lẫn nhau và cùng có lợi cho nên trong đàm phán vì lợi ích chung, mỗi nước tham gia có thể phải chấp nhận một số nhượng bộ nhất định, song

những nhượng bộ đó không được làm ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia dân tộc, không dẫn đến hệ quả là sự lệ thuộc, mất tự chủ.

- Coi trọng, củng cố và thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia láng giềng, xây dựng mơi trường xung quanh hoà bình, thân thiện, hữu nghị, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác đối ngoại.

- Cùng với việc coi trọng thiết lập ngoại giao với các nước láng giềng phải quan tâm tới việc phát triển quan hệ với các nước lớn vì trong bất cứ bới cảnh nào các nước lớn ln có vai trị và ảnh hưởng đến đời sống quan hệ q́c tế, đến hoà bình, ởn định của khu vực và thế giới.

- Xây dựng và thiết lập nền ngoại giao đa phương. Cùng với việc mở rộng ngoại giao song phương với các chủ thể là quốc gia dân tộc, các nước đang phát triển còn tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực, coi đó là biện pháp hữu hiệu để hiện thực hoá lợi ích quốc gia, cũng như tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, giữ gìn an ninh và hoà bình khu vực cũng như trên thế giới.

Tiểu kết chương 3

“Bất chấp những khác biệt về chế đợ chính trị và trình đợ phát triển, tất cả các nhà nước hiện nay đều đang chuyển mình trước những yêu cầu của thời đại, theo hướng nâng cao năng lực và tính hiệu quả” [133, tr.8].

Toàn cầu hóa đã làm cho tình hình thế giới diễn ra những biến đổi hết sức to lớn, đời sống của các quốc gia, dân tộc trên thế giới bị chi phối bởi hàng loạt các nhân tố: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường, môi sinh, khoa học công nghệ và các vấn đề khác, đặt ra cho công tác bảo vệ nền ĐLDT của ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam nhiều vấn đề mới.

ĐCSVN thường xuyên đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; Nhà nước Cợng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đổi mới để nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển mạnh mẽ; ĐCSVN đã vận dụng sáng tạo quan điểm đối nội, đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ đó đưa ra những chủ trương, quan điểm đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và xu thế chung của thời đại. Chính điều đó, đã góp phần quan trọng đưa đất

nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy mạnh quá trình hợi nhập q́c tế ngày càng sâu rộng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa quan hệ q́c tế phát triển mạnh mẽ; tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động phức tạp, khó lường, cần có cách tiếp cận khoa học và xử lý kịp thời, đúng đắn các vấn đề như lợi ích, chủ quyền quốc quốc gia, độc lập tự chủ và đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, an ninh và phát triển, hợp tác và đấu tranh, hội nhập q́c tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tợc… “Hội nhập nhưng không phải hịa tan, đởi mới và hợp tác quốc tế phải giữ vững mục tiêu ĐLDT và CNXH, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tở q́c, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược của cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới” [26, tr.14]. Đồng thời, Việt Nam phải giữ vững ĐLDT và định hướng XHCN, đó là những hằng số, những điều bất biến. Hiện nay, như trước đây, tư tưởng “khơng có gì q hơn đợc lập tự do” tiếp tục soi sáng cho toàn bộ hoạt động quốc tế của Đảng và Nhà nước. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường và phát huy nội lực vẫn là nguyên tắc cơ bản, là nền tảng không thể thiếu được và liên hệ mật thiết với tranh thủ ngoại lực và hội nhập, hợp tác quốc tế [90, tr.313]. Đây là bài học có tính nguyên tắc quan trọng nhất để không đi chệch mục tiêu của cách mạng Việt Nam; đồng thời, vẫn hịa nhập với xu thế hợp tác, hợi nhập mà thời đại đang tạo ra.

Với truyền thống dân tợc và những tḥn lợi của tình hình thế giới ngày nay, việc vận dụng đúng đắn những quan điểm, chủ trương của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc có một ý nghĩa hết sức to lớn, nó sẽ là cơ sở vững chắc để ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam hoạch định rõ chính sách đối nội, chính sách đới ngoại trong xử lý tình h́ng mới, sự nghiệp CNH, HĐH, hợi nhập và phát triển đất nước nhất định thành công. Chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước chắc chắn sẽ ngày càng có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của dân tộc và cả nhân loại.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Sự tác động mang tích khách quan của toàn cầu hóa đã làm cho tình hình thế giới và khu vực có sự chuyển biến nhanh chóng, địi hỏi các q́c gia, dân tộc phải hết sức linh hoạt và nhạy bén để tiếp thu những thành tựu tiến bộ mà nhân loại đã tạo ra. Nhà nghiên cứu kinh tế - văn hóa nổi tiếng Tyler Cowen đã thừa nhận, thế giới toàn cầu hóa đang tích cực tạo ra sự tiêu dùng đa dạng nhất trong lịch sử khi mọi yếu tố hưởng thụ đều nằm trong tầm kiểm soát và khả năng lựa chọn của con người. Ơng mơ tả bằng hình tượng khá thú vị: “Mợt người Mỹ ngày nay có thể uống rượu vang Pháp, nghe nhạc Beethoven qua thiết bị âm thanh của Nhật và dùng Internet để mua thảm Ba Tư từ một cửa hàng ở Luân Đôn” [124]. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kỳ diệu mà toàn cầu hóa đem lại cho con người, “ngôi làng toàn cầu”, thực tế ngay cả những người lạc quan nhất cũng không thể tin tưởng vào vào một bầu khơng khí trong lành, bình n và êm ả của nó, khi trong đó chúng ta vẫn đang hít thở cùng với sự hiện diện của hàng loạt mối quan hệ phức tạp, những cạm bẩy, rủi ro và bất trắc. Mặt trái của toàn cầu hóa cũng đã thể hiện sức mạnh tàn phá không giới hạn với sự biến mất vĩnh viễn của hàng loạt công ty, sự sụp đổ của nhiều hệ thớng, tập đoàn kinh tế, gia tăng sự bất bình đẳng, phân hóa xã hợi, tàn phá môi trường, tiêu diệt sự đa dạng văn hóa, gây căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia, dân tộc [67, tr.22], đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc của mỗi quốc gia. Nhà kinh tế học người Anh, Charles Handy đã phải chua chát thừa nhận “Chúng ta đang sống trong thời kỳ rới ren nhất, bởi vì có rất nhiều thứ từng là chỗ dựa cho c̣c sớng của chúng ta thì nay khơng cịn nữa. Những định chế làm chỗ dựa cho chúng ta, đặc biệt là tổ chức nơi chúng ta làm việc, nay khơng cịn chắc chắn và đáng tin cậy nữa” [100]. Chính vì vậy, để tồn tại được trong xu thế toàn cầu hóa này, các quốc gia, dân tộc phải chủ động đổi mới tư duy chính trị và có hành động nhạy bén, sáng tạo để đối phó với những thách thức vô cùng lớn, trong đó đặc biệt là những thách thức đối với vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Trong tiến trình hợi nhập, mỗi nước đều có những chiến lược phù hợp để vừa giữ vững sự ổn định chính trị, chủ qùn q́c gia dân tợc mình nhưng đồng thời cũng tận dụng những điều kiện thuận lợi mà thế giới đã đem lại để thúc đẩy

đất nước phát triển. Tuy nhiên, cách đi, cách hội nhập của các nước cũng không hoàn toàn giống nhau, tùy theo đặc điểm cụ thể của từng nước mà lựa chọn chính sách cho phù hợp.

Đối với Việt Nam, một mặt ĐCSVN lựa chọn con đường hội nhập mang tính khách quan, phù hợp với quy luật của thời đại nhưng mặt khác, ĐCSVN cũng có những chính sách cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử nhất định để giữ vững độc lập cho dân tộc.

ĐCSVN xác định: trong bối cảnh quốc tế hiện nay để giữ vững ĐLDT cần phải có sự đổi mới tư duy về ĐLDT. Hội nghị Trung ương IV khóa VIII (12/1997) nhấn mạnh: nếu không độc lập tự chủ, không phát huy đầy đủ nợi lực thì khơng thể đứng vững và đi lên mợt cách vững chắc và cũng không thể khai thác tốt hiệu quả của nguồn lực bên ngoài được. Vì vậy, ĐCSVN yêu cầu phải nắm vững và quán triệt phương châm độc lập tự chủ, đối ngoại phải có thực lực, nghị quyết xác định: “Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài” để phát triển đất nước [28, tr.59].

ĐCSVN nhấn mạnh: hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ với tinh thần "chủ đợng", mà cịn phải "tích cực". Chủ đợng và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế phải là ý chí, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, toàn dân, của mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Đồng thời, Đại hợi X chỉ rõ tiến trình hợi nhập kinh tế với các đối tác, các tổ chức khu vực và đề ra những giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới.

Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: ĐCSVN xác định: “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác đợng tiêu cực của quá trình hợi nhập q́c tế” [33, tr83-84]. Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi trùn thớng, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ĐCSVN đã xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa Việt Nam và thế giới, độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế trong những giai đoạn cách mạng trước, nhờ vậy mà đặt đất nước ta vào dịng chảy chung của thời đại, tìm được sự hậu thuẫn tinh thần và vật chất cho sự nghiệp cách mạng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Có thể khẳng định: “Thế giới cịn đởi thay, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cịn sớng mãi” [29, tr.83-84].

Thời kỳ hội nhập quốc tế, những vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, mối quan hệ hữu cơ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế thế giới, suy cho cùng về bản chất cũng liên quan đến mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại, đất nước và thế giới. Hơn lúc nào hết việc tiếp tục có những thay đổi mới trong tư duy và cả hành động của Đảng ta về ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa sẽ tạo ra những thuận lợi mới để chúng ta xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững Tổ quốc Việt Nam XHCN, phấn đấu vì mục tiêu chung: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại” [31, tr.139].

Như vậy, vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở mục tiêu nhất quán là ĐLDT và CNXH, ĐCSVN kiên định về nguyên tắc, nhưng linh hoạt điều chỉnh phương thức, bước đi, biện pháp đối ngoại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và thích ứng với xu thế quốc tế, theo tinh thần "dĩ bất biến, ứng vạn biến" của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Nói cụ thể hơn: chúng ta chủ động

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w