Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 51 - 53)

Với đường lối lãnh đạo đúng đắn, ĐCSVN đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mở đầu là thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân gần 90 năm và chế độ quân chủ chuyên chế để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân, đi lên CNXH.

Từ năm 1951, theo đường lối của Đại hội II, cuộc kháng chiến của quân, dân Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Với khí thế mới, Việt Nam đã mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, lập lại hịa bình ở Đơng Dương. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ có ý nghĩa lịch sử vĩ đại.

Tháng 7/1954, đế quốc Mĩ đã từ can thiệp chuyển sang trực tiếp thay chân Pháp xâm lược Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì đợc lập, thớng nhất trở nên hết sức gay go, phức tạp. Theo đường lối của ĐCSVN, nhân dân miền Bắc đã xây dựng hậu phương XHCN và giành được những thành tựu quan trọng. Với tinh thần “Khơng có gì q hơn đợc lập, tự do”, qn và dân miền Bắc đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mĩ, bảo vệ vững chắc hậu phương; đồng thời, ra sức sản xuất tạo nên tiềm lực to lớn chi viện miền Nam với tất cả khả năng của mình. Quân, dân miền Nam đã tỏ rõ ý chí kiên cường và giành được thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), làm cho cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ bị thất bại, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam ở hội nghị Paris. Trong những năm 1969-1975, quân, dân miền Nam đã liến tiếp đánh bại các thủ đoạn của chiến tranh “Việt Nam hoá” của đế quốc Mĩ, đã “đánh cho Mĩ cút” và tiến tới “đánh cho nguỵ nhào” với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975.

Đánh giá thắng lợi lịch sử này, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của ĐCSVN đã ghi: năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chông Mĩ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng người về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam sau hơn 30 năm, đã đưa đất nước bước sang mợt thời kì mới, thời kì cả nước quá đợ lên CNXH. Trong bối cảnh phải khắc phục rất nhiều khó khăn do hậu quả nhiều mặt của chiến tranh để lại, ĐCSVN và nhân dân Việt Nam lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới phía Nam, phía Bắc (1979).

Trong những năm 1975-1986, ĐCSVN đã lãnh đạo nhân dân cả nước đi lên theo định hướng XHCN với những thành quả trong bảo về Tổ quốc và những thành tựu đáng kể về kinh tế. ĐCSVN đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam một mặt ra sức khôi phục kinh tế sau chiến tranh, vừa phải lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, vừa ra sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, cải thiện từng bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Trước những thách thức của thời kỳ mới, Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (8/1979) được tiến hành với tư tưởng nổi bật là làm cho sản xuất bung ra, khắc phục những điểm yếu trong quản lý kinh tế, từng bước hình thành tư duy mới trong kinh tế và trong nhận thức về CNXH. Việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 CT/TW (13/1/1981), Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (21/1/1981), tiếp đó là Nghị quyết Đại hội V (3/1982), Nghị quyết Trung ương 8 khoá V (6/1985)...đã mở rộng quyền chủ động và tự chủ trong sản xuất của nông dân và công nhân, từng bước đoạn tuyệt với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, mở rộng giao lưu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển một bước. Đồng thời, trong thời gian đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng, ĐCSVN đã kiên trì tìm tịi đề ra đường lới đởi mới.

Đồng thời, trong 10 năm trước đổi mới, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước XHCN được tăng cường, trong đó, đặc biệt là với Liên Xô. Ngày 29/6/1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán với Liên Xô và các nước XHCN khác đều tăng. Ngày 31/11/1978, Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô. Từ 1975-1977, Việt Nam đã thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với 23 nước; Ngày 15/9/1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); Ngày 21/9/1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức của ngân hàng thế giới (WB); Ngày 20/9/1977, tiếp nhận ghế thành viên của Tổ chức Liên hợp quốc và tham gia tích cực các hoạt động trong phong trào Không liên kết.

Những kết quả đối ngoại trên đây có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Sự tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước XHCN khác đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể, góp phần khôi phục đất nước sau chiến tranh. Đồng thời tạo ra những cơ hội thuận lợi khác cho công cuộc xây dựng và bảo vệ nền ĐLDT.

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w