Kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị đã đưa ra định hướng phát triển giáo dục: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Theo đó, Bộ Chính trị nêu rõ bảy nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên; Mở rộng quy mô giáo dục hợp lý; Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục - đào tạo; Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng; Tiếp tục đởi mới chương trình, tạo chủn biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục; Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam phải đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ. Cùng với những giải pháp mang tính định hướng chung mà Bộ Chính trị đã nêu ở trên, thiết nghĩ Việt Nam cũng cần phải có những giải pháp cụ thể mang tính đột phá hơn nữa nhằm khắc phục triệt để những hạn chế “cố hữu” đã tồn tại từ lâu trong giáo dục để khẳng định bản sắc nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa.
- Thật sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu (tăng đầu tư tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư; Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách; nâng cao chất lượng giáo dục và chú trọng đến công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, biên giới, hải đảo..; Cải cách chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục theo hướng phù hợp và hiện đại).
- Tăng cường công tác quản lý giáo dục; định hướng liên kết đào tạo với nước ngoài để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, dân tộc, xã hội chủ nghĩa.
- Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục. Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là nhà nước không đầu tư cho giáo dục. Nhà nước phải tập trung đầu tư cho các trường cơng làm cho các trường này trở thành hình mẫu về chất lượng đào tạo, về điều kiện dạy và học. Nhà nước cấp học bổng, miễn học phí cho học sinh nghèo, đối tượng chính sách và những học sinh học giỏi. Tiềm năng của con người Việt Nam là rất lớn nhưng phải thực hiện chương trình cải cách tởng thể nền giáo dục gắn với xã hội hóa giáo dục. Việc phải bắt đầu từ bây giờ là xây dựng chương trình đào tạo giảng viên, nếu khơng thì chẳng những khơng có đầu vào cho xã hội hóa và ngay cả việc mở thêm các trường đại học ở các tỉnh như hiện nay cũng không bảo đảm chất lượng vì khơng đủ giáo viên.
- Tăng khả năng thu hút các nguồn lực để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung Ương II.
- Các cơ quan chức năng cụ thể hóa nhanh chóng những quan điểm của Ðảng thành cơ chế, chính sách của Nhà nước; Nhạy bén trong việc tham mưu với Ðảng về những vấn đề phức tạp mới nảy sinh.
- Có những quyết sách đồng bộ, hợp lý ở tầm vĩ mô để thúc đẩy phát triển giáo dục; đổi mới tư duy giáo dục quyết liệt hơn để theo kịp yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nói tóm lại, một đất nước thịnh vượng là một đất nước có nhiều công dân hiền tài, có năng lực sáng tạo và sáng nghiệp. Để có những công dân sáng tạo và sáng nghiệp cần có một nền giáo dục sáng tạo. Để có một nền giáo dục sáng tạo cần có các giáo viên sáng tạo. Để có có các giáo viên sáng tạo cần có những nhà trường sáng tạo. Để có những nhà trường sáng tạo cần có những người lãnh đạo sáng tạo và sáng nghiệp. Những người lãnh đạo sáng tạo và sáng nghiệp được nuôi dưỡng và đào tạo từ những học sinh, sinh viên sáng tạo - từ một nền giáo dục sáng tạo và trong một đất nước có môi trường tự do cho sự sáng tạo và sáng nghiệp.
3.4. ĐỔI MỚI TƯ DUY CHÍNH TRỊ TRÊN LĨNH VỰC ĐỚI NGOẠI
“Những nhận thức đới với nhà nước không chỉ dừng lại ở biên giới. Trong một thề giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, hoạt động của một nước thường gây ảnh hưởng đến các nước láng giềng và phần còn lại của thế giới. Và ai cũng biết rằng, các hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu chỉ có thể đảm bảo được thông qua sự hợp tác và phối hợp hành động” [133, tr.208]
Toàn cầu hóa đã mang đến những tác động quan trọng trong nhận thức về độc lập dân tộc của các nước đang phát triển. Tuy mục tiêu ĐLDT cụ thể ở mỗi nước, mỗi khu vực có khác nhau, song mục tiêu xuyên suốt của tất cả các nước đang phát triển hiện nay đều là củng cố độc lập về chính trị, giành quyền tự chủ về kinh tế, tích cực, chủ động trong công tác đối ngoại nhằm giữ vững mơi trường hịa bình, ởn định để phát triển đất nước. Như vậy, đổi mới tư chính trị trên lĩnh vực đối ngoại là mợt địi hỏi khách quan của các nước, trong đó có Việt Nam.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ XI xác định những nội dung chính của hoạt động đối ngoại thời gian tới là:
- Thực hiện nhất quán đường lối đới ngoại đợc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cợng đồng q́c tế; vì lợi ích q́c gia, dân tợc, vì mợt nước Việt Nam xã hợi chủ nghĩa giàu mạnh.
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tới đa nợi lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác đợng tiêu cực của quá trình hợi nhập q́c tế.
- Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - cơng nghệ, trình đợ quản lý tiên tiến.
- Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích q́c gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc.
- Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi trùn thớng, nhất là tình trạng biến đởi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.
- Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, việc xác định ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
- Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trị quan trọng trong các khn khở hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Phát triển quan hệ với các Đảng Cộng sản, công nhân, Đảng cánh tả, các Đảng cầm quyền và những Đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích q́c gia, giữ vững đợc lập, tự chủ, vì hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; mở rợng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới. Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với q́c phịng, an ninh.