Tiếp tục nắm vững mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 92 - 98)

của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc

Trong các nghị quyết của ĐCSVN, nhất là Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ q́c trong tình hình mới; trên cơ sở đó, tở chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT đạt hiệu quả thiết thực. Theo tư duy mới của ĐCSVN, mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ ĐLDT hiện nay là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo

vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và mơi trường hịa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Quan điểm chỉ đạo nhất quán của ĐCSVN về bảo vệ Tổ quốc là kiên định mục tiêu ĐLDT gắn với XHCN, lấy việc giữ vững mơi trường hịa bình, ởn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với bảo vệ và tự bảo vệ trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi, trong đó tự bảo vệ là phương thức hữu hiệu nhất để bảo vệ ĐLDT.

Bảo vệ ĐLDT là sự nghiệp trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam. Sức mạnh bảo vệ ĐLDT là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN; là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; trong đó, sức mạnh trong nước với sự kết hợp chặt chẽ giữa q́c phịng với an ninh, kinh tế, đối ngoại và các lĩnh vực khác là nhân tớ qút định. Đó cịn là sức mạnh của nền q́c phịng toàn dân và nền an ninh nhân dân không ngừng được củng cớ, tăng cường ngay từ trong thời bình, bảo đảm đủ sức ngăn ngừa chiến tranh, giữ vững mơi trường hịa bình, ởn định cho cơng c̣c xây dựng, phát triển đất nước; đồng thời, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch. Sự nghiệp bảo vệ ĐLDT trong tình hình mới địi hỏi phải tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao; trong đó, phải xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm lực lượng nịng cớt trong nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT.

3.1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục giải quyết tốtmối quan hệ biện chứng giữa giữa hai nhiệm vụ chiến lược mối quan hệ biện chứng giữa giữa hai nhiệm vụ chiến lược là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thực chất đây là mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, hai nhiệm vụ đó đã, đang và sẽ tiếp tục được toàn dân, toàn quân Việt Nam thực hiện trong suốt thời kỳ quá độ lên XHCN. Phải nói rằng, quan điểm về mối quan hệ giữa xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc XHCN được thể hiện trong hai văn kiện nêu trên tại Đại hội XI

của ĐCSVN có ý nghĩa quan trọng, xun śt tiến trình cách mạng Việt Nam. Xét về mặt lý luận và thực tiễn, chúng ta thấy đây không phải là chủ trương hoàn toàn mới của ĐCSVN, tức là không phải bây giờ mới được xác định; trái lại, nó đã được nêu trong nhiều văn kiện, nghị quyết, chỉ thị quan trọng của ĐCSVN qua các kỳ đại hội. Quan điểm đó bắt nguồn từ tư tưởng nhất quán của Tổ tiên Việt Nam: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước; được kiểm nghiệm, khẳng định qua thực tiễn lịch sử hàng nghìn năm và trở thành quy luật trường tồn, phát triển của dân tộc Việt Nam. Sự thông tuệ của ĐCSVN được thể hiện ở chỗ khơng chỉ nắm vững, mà cịn vận dụng sáng tạo quy luật đó vào thực tiễn để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, khi nhiệm vụ chống xâm lược được đặt lên hàng đầu, ĐCSVN đã thực hiện đường lối "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc". Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xuất phát từ điều kiện cụ thể và tính chất nhiệm vụ ở mỗi miền khác nhau, ĐCSVN đã thực hiện hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước tiến lên XHCN đến nay, ĐCSVN chủ trương tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược; trong đó, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng XHCN, đồng thời coi trọng đúng mức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Như vậy, có thể thấy rõ sự sáng tạo của ĐCSVN trong việc vận dụng quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” phù hợp với thực tiễn cách mạng, mà biểu hiện tập trung là hoạch định đường lối. Nhờ có đường lối đúng, Việt Nam đã giành thắng lợi quyết định, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời kỳ.

Việc Đại hội XI của ĐCSVN một lần nữa khẳng định "tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ theo con đường XHCN", đồng thời nhấn mạnh đặc biệt chú trọng xử lý và giải quyết tốt tám mối quan hệ lớn, trong đó có mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hoàn toàn chính xác. Điều đó không chỉ thể hiện sự kiên định về đường lới, quan điểm mà cịn phản ánh sâu sắc sự phát triển trong tư duy, nhận thức của ĐCSVN trước bới cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có những biến động mới rất phức tạp, khó lường, tác động cả tích cực và tiêu cực đối với Việt Nam.

Có thể khái quát, nội hàm của quan điểm về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tại Đại hội XI có những điểm mới quan trọng sau.

- Khẳng định rõ hơn mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ chiến lược. Hai nhiệm vụ đó luôn được thực hiện đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau. Trong đó, xây dựng là gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phận hợp thành của xây dựng; xây dựng phải gắn với bảo vệ, tạo tiền đề về vật chất, tinh thần để bảo vệ tốt hơn và bảo vệ phải đạt được mục tiêu giữ vững mơi trường hịa bình, ởn định cho xây dựng, phát triển đất nước nhanh, bền vững. Tuy nhiên, đối với mỗi nhiệm vụ lại có lực lượng nịng cớt chịu trách nhiệm chính, theo phương châm: "Toàn dân xây dựng đất nước và tham gia bảo vệ Tổ quốc, toàn quân bảo vệ Tổ quốc và tham gia xây dựng đất nước".

- Xác định rõ hơn tầm quan trọng của việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược. Đây là điểm mới mang tính đột phá, thể hiện sự thống nhất cao trong tư duy, nhận thức của ĐCSVN. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (bở sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn”, trong đó có mối quan hệ giữa xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Không những thế, Cương lĩnh cịn chỉ rõ, trong quá trình giải qút mới quan hệ này không được phiến diện, cực đoan, duy ý chí, mà phải linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, kiên quyết về chiến lược, theo nguyên tắc giữ vững ĐLDT và CNXH. Thống nhất với Cương lĩnh, nội dung đề cập của Báo cáo chính trị thể hiện rõ việc giải quyết tốt mối quan hệ đó là một trong những trọng tâm của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và cũng là nhân tố góp phần hoàn thành thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2011 - 2015). Như vậy, những quan điểm của ĐCSVN có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa mang tính cấp thiết, vừa cơ bản lâu dài.

- Thể hiện rõ phương châm chỉ đạo của ĐCSVN là giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược phải gắn chặt với các mối quan hệ lớn khác. Đây là điểm mới quan trọng và cũng là bài học quý được rút ra qua 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Nhận thức là cả mợt quá trình. Cơng c̣c đởi mới đất nước với lợ trình từ thấp đến cao, từ đổi mới bộ phận đến đổi mới căn bản, từ đổi mới từng mặt đến đởi mới toàn diện cịn cho thấy, khơng phải ngay từ đầu Việt Nam đã nhận thức

rõ và đầy đủ mọi vấn đề. Nhận thức về các mối quan hệ lớn được nêu trong hai văn kiện trên cũng vậy, phải đến Đại hội XI, Việt Nam mới hiểu một cách đầy đủ. Điều đó phản ánh sự phát triển trong tư duy, nhận thức của ĐCSVN. Việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhất thiết phải đặt trong tổng thể và không tách rời các mối quan hệ lớn khác. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới đạt được hiệu quả cao và khắc phục được hiện tượng phiến diện, lệch lạc cả trong nhận thức và hành động khi thực hiện quan điểm của ĐCSVN.

Trong tình hình hiện nay, để giải qút tớt mối quan hệ giữa xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc XHCN, về mặt nhận thức, tư tưởng điều quan trọng trước hết là, phải quán triệt, nắm vững quan điểm của ĐCSVN, nhất là những nội dung mới đề cập ở trên. Phải nhận thức đúng và dự báo chính xác tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là những diễn biến phức tạp mới và sự tác động của nó đối với Việt Nam; để trên cơ sở đó, có sự chuẩn bị cần thiết và cách ứng phó phù hợp, nhằm bảo đảm sự chủ động về chiến lược, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Tham gia ngày càng sâu vào tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Việt Nam đang đứng trước những thời cơ, vận hội lớn và điều hết sức quan trọng là từ những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đang có thuận lợi cơ bản để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược. Đó là thế và lực của đất nước được tăng cường, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; q́c phịng - an ninh được củng cố; chính trị - xã hội ổn định, nhân dân tin tưởng vào chế độ và sự lãnh đạo của ĐCSVN. Tất nhiên bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trên hai phương diện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền kinh tế đất nước đã và đang chịu sự tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trước bối cảnh khó khăn đó, Việt Nam phải tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kết luận 02-KL/TW, ngày 16-3-2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 24-02-2011 của Chính phủ về thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Gắn liền với đó, Việt Nam cũng phải thường xuyên cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá bằng chiến lược "Diễn biến hịa bình" của các thế lực thù địch. Đồng thời, kiên trì và nỗ lực giải quyết những bất đồng, tranh chấp ở biển Đơng thơng qua thương lượng, đàm phán hịa bình, để bảo vệ

chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định, phát triển trong khu vực.

Để thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược, trong thời gian tới, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp. Trên cơ sở thống nhất nhận thức, phải đẩy mạnh phối hợp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, q́c phịng - an ninh, văn hóa - xã hội; phải khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể, phân vùng chiến lược trên địa bàn cả nước và ở từng khu vực, nhất là ở những địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế, trọng yếu về quốc phịng - an ninh... Qn đợi tích cực triển khai có hiệu quả các dự án khu kinh tế - q́c phịng dọc theo tuyến biên giới đất liền, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường tiềm lực, thế trận q́c phịng - an ninh trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm; đồng thời, nghiên cứu, xây dựng điểm mơ hình khu kinh tế - q́c phịng ở các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức q́c phịng - an ninh cho các đối tượng theo Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 116/NĐ-CP của Chính phủ, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tở q́c trong tình hình mới.

Đại hợi XI của ĐCSVN nhấn mạnh: Để xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, phải tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ với chất lượng và hiệu quả cao hơn, bao gồm những nội dung sau:

- Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị trường gắn với giải quyết hài hoà các vấn đề xã hội, môi trường; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm vững chắc q́c phịng và an ninh quốc gia; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

- Xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. - Đặc biệt chú trọng xử lý và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;

giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 92 - 98)