Độc lập về văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 73 - 78)

Về văn hố: Quá trình giao lưu, trao đởi văn hóa giữa các nước ngày càng gia tăng đã giúp con người giữa các nền văn hóa khác nhau xích lại gần nhau hơn. Thay cho tình trạng cơ lập trước kia của các địa phương, các dân tợc thì ngày nay trong xu thế phát triển chung toàn cầu đã xuất hiện những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các vùng, địa phương và các dân tộc. Toàn cầu hóa giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận thông tin, phong tục, tôn giáo dễ dàng hơn. Dominique Wolton đã nhận định: “Cuộc cách mạng toàn cầu hóa thứ ba của tiến trình toàn cầu hóa khơng chỉ liên quan đến lĩnh vực chính trị hay kinh tế, mà cả đến lĩnh vực văn hóa. Nó liên quan đến sự chung sống giữa các nền văn hóa trên quy mô toàn cầu” [21, tr.9].

Trong tiến trình toàn cầu hóa, cái cần tập trung không những chỉ là các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật của tính hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh của “hàng hóa” (vật chất hay thơng tin - ký hiệu), mà cịn là những vấn đề về sự chung sống giữa các nền văn hóa trên thế giới, sự đối đầu giữa các giá trị văn hóa mới và cũ, truyền thống và hiện đại,… của ta và của người.

Do đó, toàn cầu hóa văn hóa là một xu thế lịch sử hiện thực, tất cả mọi ngóc ngách trên trái đất này đều được phơi bày ra toàn thế giới. Bởi vậy, có thể nói rằng: trong tiến trình toàn cầu hóa văn hóa, mọi người đều sống trong thế giới, dù có thể họ không thực sự có mặt. Toàn cầu hóa diễn ra vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra những thách thức trong trào lưu hợi nhập. Đới với những nước đang phát triển thì thách thức nhiều hơn thời cơ.

Vì thế, toàn cầu hóa khơng có nghĩa là đồng nhất (đơn nhất) hóa và hiểu theo quan điểm trực tuyến các quá trình phát triển của các nền văn minh khu vực lớn và địa phương. Một mặt, mỗi xã hội và mỗi nhóm xã hội chỉ tiếp thu trong vốn kinh nghiệm chung của loài người những hình thức sinh hoạt phù hợp với khả năng xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa của mình mà thơi. Mặt khác, phản ứng đới với toàn cầu hóa là thể hiển bản năng tự vệ của các cợng đồng nhằm bảo toàn bản sắc riêng của mình, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, tôn giáo, ý thức dân tộc. Thêm vào đó, hàng loạt nền văn minh và xã hội đang ở giai đoạn phát triển công nghiệp đầu kỳ tạm thời vẫn kém hội nhập vào hệ thống các mạng lưới mối liên hệ qua lại toàn cầu.

Vị trí ngày càng lớn của văn hóa tất nhiên gắn với sự phát triển của trình đợ giáo dục, của mức sống, phương thức giao tiếp, du lịch. Không phải chỉ là sự nổi lên của một nền văn hóa đại chúng, mà cịn là sự rõ nét của các ́u tớ văn hóa rải rác khắp nơi đang lưu hành, sát nhập, biến mất và thể hiện một sự cảm nhận, một thời đại, hoặc mợt vùng đất. Vì vậy, văn hóa đã trở thành một thách thức chính trị.

Do vậy, ĐCSVN phải nhận thức rõ trách nhiệm phát triển một nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, giữ được bản sắc dân tộc sẽ vừa là động lực vừa là phương pháp để phát triển kinh tế đất nước. Nói cách khác, phát triển kinh tế phải song song với phát triển xã hội, phải biết chắt lọc, sắp xếp, gắn kết và giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam vào với các hoạt động kinh tế kinh doanh. Cùng với xu hướng trỗi dậy của các giá trị văn hóa châu Á, được minh chứng bằng con đường và thành tựu phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,... Việt Nam hoàn toàn có khả năng và cần thiết phải tạo ra các sản phẩm, thương hiệu có giá trị cao, mang trong mình giá trị văn hóa Việt Nam. Ngược lại, chính những thành tựu kinh tế sẽ là nguồn lực, làm điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam.

Và nhận thức này đã được ĐCSVN nêu lên từ rất sớm, thể hiện rõ nhất từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) ĐCSVN xác định: phải xây dựng là nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn; một hệ thống lý luận văn hóa được hợp thành với lý luận chung trong quá trình đởi mới tư duy của toàn xã hợi.

Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về Văn hóa - Văn nghệ trong cơ chế thị trường; Nghị quyết của Bộ Chính trị và các kết luận về văn hóa, văn nghệ (11/1988); tháng 8 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 52 - CT/TW về đởi mới và nâng cao chất lượng phê bình Văn học - Nghệ thuật; tháng 6 năm 1990, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 61 - CT/TW về công tác quản lý văn học - nghệ thuật; tháng 1 năm 1993, Ban chấp hành Trung ương ra Nghị quyết Trung ương 4 về một số nhiệm vụ văn hóa - văn nghệ những năm trước mắt; tháng 7 năm 1998, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII ra Nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Toàn bộ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã làm sáng

lên bức tranh của nền văn hóa đất nước trong tương lai. Đó là nền văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường. Công tác lãnh đạo văn hóa, Nghị quyết khẳng định, đây là vấn đề quan trọng, cơ bản và chiến lược không chỉ đối với công tác lãnh đạo mà cả công tác quản lý văn hóa, với mỗi cán bộ, đảng viên.

Có thể nói Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã thể hiện sự phát triển cả nhận thức và tư duy lý luận về văn hóa, lãnh đạo văn hóa của ĐCSVN. Đó cũng chính là kết tinh của sự kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, về phương pháp lãnh đạo văn hóa, quản lý văn hóa; là sản phẩm từ tởng kết lý ḷn và thực tiễn trong quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo văn hóa của ĐCSVN.

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về văn hóa thông qua việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của ĐCSVN bằng luật pháp, pháp lệnh, nghị định, quy định, các chính sách văn hóa... Thông qua các chương trình hành đợng, phong trào thi đua yêu nước, qua hệ thống các thiết chế văn hóa để vận động quần chúng nhân dân thực hiện; biến chủ trương, chính sách, nghị quyết của ĐCSVN thành lực lượng vật chất, thành phong trào cách mạng; tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.

Đến Đại hội IX, những tư tưởng chủ yếu của ĐCSVN về phát triển văn hóa được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội IX tiếp tục nhấn mạnh vị trí của văn hóa trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về ý nghĩa, Nghị quyết nhấn mạnh đó là tầm cao, chiều sâu của sự phát triển của dân tộc, khẳng định và làm rõ vị trí của văn hóa trong đời sống dân tộc, trong cách mạng XHCN.

Đại hội X, ĐCSVN xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Gắn kết chặt chẽ

hơn với phát triển kinh tế xã hội; Làm cho văn hóa thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội; Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế; Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch, tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa; Đa dạng hóa các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Đại hội XI, ĐCSVN xác định: phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực văn hóa; Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đảm bảo gắn kết chặt chẽ văn hóa với phát triển kinh tế và chính trị, đảm bảo phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội; Nâng cao chất lượng của việc xây dựng văn hóa chính trị, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước; Coi trọng văn hóa lãnh đạo và văn hóa quản lý; Đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc; Tổ chức thực hiện tốt luật sở hữu trí tuệ. Mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác q́c tế về văn hóa; Đa dạng hóa các hình thức trao đổi và hợp tác văn hóa, văn học, nghệ thuật với nước ngoài; Khuyến khích cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn và quảng bá văn hóa Việt Nam, tham gia tích cực vào xây dựng và phát triển văn hóa của đất nước.

Về giáo dục: Toàn cầu hóa đang xóa mờ các đường biên giới quốc gia nên Việt Nam cần hành động như những người thầy để cứu chúng. Khơng có tình u x́t phát từ lịng u nước thì giáo dục nhấn mạnh tới tư cách cơng dân cũng chỉ là vô nghĩa. Công dân tốt phải học cách u thương đồng bào mình trước khi việc giáo dục cơng dân đạt thành quả. Chúng cũng sẽ giúp công dân hiểu được mối quan hệ giữa các hành động của họ ở trong nước và chính sách đối ngoại. Một công dân yêu nước không thể thoái thác nghĩa vụ thúc đẩy một trật tự toàn cầu.

ĐCSVN coi "giáo dục là q́c sách hàng đầu", thực hiện lời dạy "vì lợi ích trăm năm trồng người" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải có sự đợc lập về giáo dục, về chương trình đào tạo nhưng phải tương thích và tiếp cận được với trình đợ giáo dục của thế giới, chứ khơng phải mợt

mình mợt kiểu. Nói cụ thể, trong giáo dục và đào tạo, một mặt, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng cho mình mợt mục tiêu, chương trình, nợi dung, phương pháp, thời gian đào tạo và đánh giá chất lượng đạo tào tạo riêng, mang bản sắc của giáo dục, đào tạo của Việt Nam nhưng mặt khác, Việt Nam cũng phải kế thừa một cách có chọn lọc những thành tựu tiến bộ về giáo dục, đào tạo mà nhân loại đã sản sinh ra, đặc biệt là nền giáo dục, đào tạo của các nước phát triển trên thế giới, nhằm tạo ra cho mình những “sản phẩm” (nguồn nhân lực) có chất lượng cao, không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn thỏa mãn yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động sang các nước khác.

ĐCSVN sớm đưa ra chủ trương, xây dựng nên một nền giáo dục có tính toàn diện: từ thể chất, đến tinh thần, đạo đức, và tri thức; giáo dục toàn dân: xã hội hóa giáo dục và một nền giáo dục trọn đời, một xã hội học tập. Việt Nam cần phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém trầm kha nhiều năm qua của nền giáo dục. Đảng, Nhà nước và toàn thể cộng đồng cần xóa bỏ tiêu cực trong giáo dục, tôn vinh giá trị thực học. Việt Nam phát huy truyền thống cần cù, thông minh, hiếu học của dân tộc; biến đó thành một lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức. Trở lại lịch sử, ngay từ thế kỷ thứ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn đã có một nhận xét đúng đắn "Phi nông bất ổn, phi thương bất hoạt, phi công bất phú, phi trí bất hưng". Như vậy, các thế đi trước đã ý thức rất rõ tri thức sẽ đóng vai trò quyết định đến sự hưng thịnh và hùng mạnh của quốc gia. Điều đó Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Do đó, mỗi q́c gia phải tự mình tìm kiếm con đường xây dựng và phát triển xã hợi của mình trong mợt thế giới mà tiến trình toàn cầu hóa là khơng thể tránh được.

Nhận thức được vấn đề, ĐCSVN đã đưa ra nhiều chủ trương, quan điểm mới để xây dựng một nền giáo dục vừa mang bản sắc dân tộc, vừa hiện đại. ĐCSVN xác định, ḿn xây dựng CNXH thì trước hết phải có con người Việt Nam XHCN, đó là những công dân phát triển toàn diện về cả “đức, trí, thể, mỹ”, mà theo cách nói của Hồ Chí Minh là những con người “vừa hồng, vừa chuyên”. Bởi vậy, ngay từ Đại hội VI - ĐCSVN đã đưa ra chủ trương, phát huy nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế, hệ thống phát triển con người toàn diện, giải phóng hài hoà các lợi ích, tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách...

Muốn nâng cao sức cạnh tranh của q́c gia thì việc chăm sóc y tế, nâng cao sức mạnh thể chất của người dân Việt Nam là mợt địi hỏi mang tính khách quan. Ở đây cần phải hiểu rằng, vai trị quan trọng nhất của y tế khơng phải là khám chữa bệnh, mà là phát triển thể chất con người Việt Nam. Để thực hiện được điều đó, cần phải tun trùn, vận đợng và tở chức các hình thức y tế, sức khỏe cợng đồng; đưa kiến thức phịng bệnh, chữa bệnh đến toàn dân. Đó là bước đầu tiên và cơ bản nhất của việc xã hội hóa ngành y tế. Bước tiếp theo mới là huy động các nguồn lực ở trong dân, trong ngành, và của quốc tế để mở ra nhiều hơn nữa những bệnh viện, trạm xá nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh. Phối hợp với các tổ chức y tế thế giới, trong khu vực để giải quyết các vấn đề dịch họa toàn cầu như đại dịch HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm,...

Với xu hướng phục hưng của các giá trị văn hóa Á Đông, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tự nhiên; cộng với truyền thống và tinh hoa hàng ngàn năm của nền y học cổ truyền nước nhà; Việt Nam hoàn toàn có đủ những điều kiện cần thiết để phát triển ngành y học cổ truyền dân tộc thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, vừa góp phần nâng cao tố chất của dân tợc, vừa góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa, vừa tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo của Việt Nam trên thị trường thế giới.

ĐCSVN nhận thức rõ, một đất nước phát triển bền vững khi vật chất ngày một sung túc, các giá trị đạo đức tinh thần ngày được bồi đắp. Một xã hội chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất sẽ là một xã hội hỗn loạn, bất ổn; là môi trường tốt

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 73 - 78)