Tác động tiêu cực * Khía cạnh kinh tế

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 32 - 44)

* Khía cạnh kinh tế

Toàn cầu hoá kinh tế - "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế. Sự lệ thuộc về kinh tế đối với các tập đoàn và công ty nước ngoài: Khi các tập đoàn lớn nắm các ngành kinh tế quan trọng trong nước thì sẽ dẫn đến tình trạng lệ tḥc về kinh tế mà sự lệ thuộc về kinh tế thường sẽ gây ra các vấn đề lệ tḥc về chính trị. Ví dụ điển hình, có lẽ là các nước Mĩ La Tinh, được coi như thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Toàn cầu hóa đặt ra thách thức lớn cho các nước đang phát triển về vấn đề cạnh tranh thị trường. Có thể thấy rõ ràng các công ty trong nước gặp nhiều khó khăn khi đứng trước các tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài lớn trong thời đại toàn cầu hóa. Vấn đề kiểm soát các công ty nước ngoài hoạt động trong nước cũng đặt ra nhiều khó khăn. Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường thế giới: Năm 1998 xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nhưng Việt Nam gần như khơng bị ảnh hưởng, cịn ngược lại, năm nay xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đi xuống của nền kinh tế thế giới.

Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương, hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế.

Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong mợt đất nước.

Tác đợng tiêu cực của các tập tồn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận, việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hịng lợi dụng nhân cơng và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau. Đồng thời, dẫn đến việc

phân chia không công bằng về lợi nhuận: Không bao giờ có sự ăn chia cơng bằng giữa các nước trong quá trình này, thường thì các nước nhận được đầu tư đều là vì nhân công và tài nguyên rẻ mạt.

Có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước hàng loạt những khó khăn, thách thức lớn của thời đại. Do vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế có đủ tầm nhìn dài hạn là mợt trong những vấn đề cấp thiết hiện nay, không chỉ đối với ĐCSVN, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam mà cịn đới với toàn thể nhân dân Việt Nam. Cần phải có sự thống nhất về quan điểm và hành động, được thể chế hóa chặt chẽ qua hệ thống văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước để quản lý, điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế; nâng cao khơng ngừng vai trị của các quy chế, các thể chế nhà nước trong quá trình hợi nhập đáp ứng u cầu của sự hợp tác nội ngành và giữa các ngành kinh tế. Hay nói một cách đầy đủ nhất, trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, phạm vi lãnh thổ và nhà nước quốc gia ngày càng trở nên chật hẹp. Sự hình thành và thực hiện các chính sách kinh tế và vai trò điều tiết của nhà nước ngày càng địi hỏi cân nhắc, phới hợp với các nhà nước và quốc gia khác theo những thể lệ chung và lợi ích chung.

* Khía cạnh chính trị

Toàn cầu hóa làm thay đổi trong phân phối quyền lực quốc tế mà cụ thể là làm thay đổi quyền lực của các nước đang phát triển một cách tương đối trong tương quan với các nước phát triển. Thể hiện rõ nhất là trên lĩnh vực kinh tế, với việc các công ty, tập đoàn xuyên và siêu quốc gia ngày càng ít phụ thuộc vào biên giới quốc gia và các chính phủ quốc gia. Do vậy, ranh giới giữa các quốc gia theo nghĩa truyền thống đang bị mất dần, thế giới đang trở nên nhất thể hóa không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cịn trên trên lĩnh vực chính trị. “Nó đợng chạm đến những giá trị nền tảng mà mơ hình nhà nước trùn thớng vớn trụ vững trên đó (lãnh thổ, xã hội dân sự (cộng đồng dân tộc), tổ chức chính quyền và chủ quyền)” [133, tr.30].

Toàn cầu hóa làm thay đổi thể chế và cơ chế chính trị quốc gia. Trước hết, toàn cầu hóa tác động đến những giá trị nền tảng, truyền thống của chính trị đó là vấn đề độc lập, chủ quyền của các dân tộc, các nhà nước quốc gia. Hệ thống tổ chức và thực thi quyền lực quốc gia có nguy cơ bị thu hẹp và suy yếu trước sức ép của hệ thống và cơ chế quyền lực bên ngoài. Sự gia tăng khơng ngừng vai trị

và quyền lực của các thể chế quốc tế, mà trước hết là các thể chế kinh tế quốc tế do các nước phát triển chi phối dẫn đến thu hẹp các quyền độc lập, tự chủ của các nhà nước quốc gia đang từng bước chuyển sang thể chế quốc tế và khu vực. Đa dạng hóa các chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực quốc gia. Ở đây quyền lực nhà nước có những thay đổi nhất định theo hướng ngày càng suy giảm do sự xuất hiện và cạnh tranh ngày càng rõ rệt giữa các chủ thể quyền lực cũ và mới. “Ở mức độ chính trị trong nước, toàn cầu hóa làm thay đổi quyền lực giữa chính phủ, giới kinh doanh và xã hội công dân” [91, tr.175]. Toàn cầu hóa đang xâm thực và làm xói mịn các thể chế nhà nước q́c gia. Trước sự thay đổi quá lớn của hệ thống kinh tế thế giới, nhà nước quốc gia ngày càng bị thu hẹp và khó có thể kiểm soát được toàn bộ nền kinh tế. Giảm thiểu quyền lực của nhà nước dân tộc, thu hẹp phạm vi và hiệu quả tác động của nhà nước quốc gia. Toàn cầu hóa cịn tấn cơng vào chủ qùn q́c gia, làm xói mịn nền văn hóa và truyền thống dân tộc, đe dọa sự ổn định về kinh tế xã hội. Trong điều kiện toàn cầu hóa, nhà nước quốc gia vẫn tiếp tục là những đơn vị quản lý quốc gia chủ yếu nhất trong trật tự toàn cầu. Nhưng nhà nước đang phải được thay đởi về các mơ hình tở chức, về nội dung và phương thức hoạt động.

Toàn cầu hóa đang làm thay đổi các cơ cấu quyền lực và cơ chế quản lý xã hội, phương thức sử dụng các nguyên tắc và sử dụng quyền uy theo lối truyền thống. Nhà nước quốc gia ngày càng giảm đi độc quyền tối cao, độc quyền kiểm soát và độc quyền xét xử, nói chung là giải quyết các vấn đề q́c gia của mình. Trong điều kiện toàn cầu hóa, các chính phủ đang đứng trước những yêu cầu đổi mới ngày càng mạnh mẽ, ngày càng khắt khe theo những hướng chủ yếu như: chính phủ chi phí ít, chính phủ chất lượng, chính phủ chuyên nghiệp, chính phủ điện tử, chính phủ trong sạch và được người dân tin dùng.

Thông qua toàn cầu hóa, “các đường biên giới đang bị xói mòn, nó trở nên mềm đi và linh động hơn, cùng với nó là những dòng người nhập cư tràn từ biên giới này sang biên giới khác” [133, tr.34]. Do vậy, nhiều nước phương tây can thiệp, xâm lược các nước khác dưới các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, chống khủng bố và chống vũ khí hạt nhân… Toàn cầu hóa trong điều kiện lợi thế thuộc về các nước tư bản chủ nghĩa hàng đầu là tiền đề để các nước này khống chế can thiệp và lật đổ ở các nước khác. Hiện tượng các cuộc cách mạng “sắc màu” ở nhiều nước trong

không gian hậu Xô Viết những năm đầu thế kỷ XXI, sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài vào tiến trình bầu cử và hậu bầu cử ở Iran năm 2009… ngày càng cho thấy tác động của toàn cầu hóa đối với các vấn đề chính trị căn cốt nhất hiện nay.

Toàn cầu hóa là một cuộc đấu tranh giữa các lợi ích mà chủ thể các lợi ích này là các giai cấp, quốc gia, dân tộc và toàn xã hội. Hiện nay, trong mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc có sự điều chỉnh và ở đây lợi ích dân tộc nổi lên như hệ giá trị chủ yếu trong các ứng xử chính trị toàn cầu. Vấn đề ưu tiên của các nhà nước quốc gia là làm thế nào phát triển kinh tế được thông qua hội nhập kinh tế mà vẫn bảo đảm được ởn định chính trị, giữ gìn được bản sắc văn hóa, bảo vệ được độc lập, chủ quyền. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, có hai xu hướng chính trị vận động đồng thời và rất mạnh mẽ, vừa hợp tác vừa đấu tranh là:

Thứ nhất, xu hướng liên kết lại để cùng nhau giải quyết các vấn đề hịa bình, hợp tác và phát triển giữa các nước… xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ do mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bá quyền, can thiệp từ bên ngoài, đang làm mất ổn định và tiềm ẩn những hậu quả khơn lường. Đồng thời, nó cịn tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa trực tiếp đến chủ quyền quốc gia của các quốc gia dân tộc.

Thứ hai, xu hướng cũng cố độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thở q́c gia của mình và cùng với nó là xu hướng địi qùn đợc lập và tự quyết. Các dân tộc đều đề cao ý thức độc lập dân tộc, tự lực, tự cường, đấu tranh chống lại sự ép buộc và áp đặt từ bên ngoài [91, tr.45].

Toàn cầu hóa đặt ra vấn đề là phải tìm ra mợt giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước, quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá và khơng cịn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay. Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình qút định những việc liên quan đến họ, mà khơng thông qua một bức màn "quốc tế". Thực tế đó đặt ra

yêu cầu cho các q́c, gia dân tợc phải tự mình tìm ra những giải pháp tới thượng nhất để chủ động đương đầu với những tác động tiêu cực mà toàn cầu hóa mang lại trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực chính trị.

Đối với Việt Nam, việc chủ động đối phó những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trên lĩnh vực chính trị là yêu cầu bức bách của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”. ĐCSVN lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh nền làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, lãnh đạo Nhà nước cợng hịa XHCN Việt Nam thực hiện có hiệu quả các chính sách đối nội và đối ngoại; đa dạng hóa các chủ thể nắm giữ và thực thi các cơ cấu quyền lực q́c tế; hình thành các quá trình quản lý có tính toàn cầu (quản lý toàn cầu) với những đặc điểm mới là: chủ thể sử dụng quyền lực quản lý mở rộng ra cho các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, cơ sở và tính chất quản lý toàn cầu mang tính đồng thuận, tự nguyện; quản lý chuyển sang dân chủ và mềm dẻo hơn; phạm vi quản lý mở rộng sang quản lý đa ngành, khu vực, liên khu vực và toàn thế giới; mở rộng dân chủ hóa tổ chức và cơ chế hoạt động của các tổ chức kinh tế, chính trị mới với các hệ thống thể chế chính trị - pháp lý thích hợp… Đồng thời, tìm kiếm những giá trị có tính phở quát, trong đó có những giá trị trong chính trị, phục vụ mục tiêu phát triển là xu thế chung của các nước hiện nay.

* Khía cạnh văn hố, xã hội và ngôn ngữ

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của cộng đồng các dân tợc Việt Nam mà cịn là kết quả của các quá trình hấp thụ tinh hoa của nhiều nền văn hóa, văn minh thế giới.

Toàn cầu hóa tác động sâu sắc đến nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Với Việt Nam, toàn cầu hóa ít nhiều làm “phai nhịa” bản sắc văn hóa trùn thớng của dân tợc, sự du nhập các dịng văn hóa ngoại lai, gây ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống và những giá trị đạo đức của người Việt Nam. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của ĐCSVN đã chỉ rõ, tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực đụng, cá nhân vị kỷ,...đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tợc. Khơng

ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp.

Mặt khác, toàn cầu hóa cũng tác động mạnh mẽ đến ngôn ngữ của các quốc gia, dân tộc. Chiếc huy chương nào cũng có hai mặt, nhưng thiết nghĩ cũng cần phải cân nhắc để có thể giữ thế thăng bằng cho xã hợi. Nếu nhìn trên bình diện tích cực, hiện tượng toàn cầu hóa Anh ngữ đã giải quyết một phần nào vấn nạn nghèo đói ở một số quốc gia đang phát triển, làm cho đời sống của người dân ở các quốc gia nầy từng bước được nâng cao hơn về nhiều mặt. Nhưng nếu nhìn về mợt khía cạnh khác, nếu chính quyền bản xứ không sáng suốt, tâm lý và dân trí người dân không được chuẩn bị và cân nhắc kỹ lưỡng thì việc toàn cầu hóa ngơn ngữ sẽ làm đão lợn cả hệ thống văn hóa - xã hội - kinh tế - chính trị của những quốc gia đang phát triển.

Ngôn ngữ quốc gia là một hồn nước và phải cần được bảo vệ để tránh các áp đặt hay trấn áp như một số nhà ngôn ngữ học cảnh báo do sự toàn cầu hóa ngôn ngữ gây ra. Khái niệm về sự kiện này đã là một thực tế đang diển tiến trên toàn cầu. Do đó, muốn tránh khỏi sự cuốn hút của sức mạnh toàn cầu hóa trên, các quốc gia đang phát triển cần phải có mợt tầm nhìn dân tợc và nhân bản mới hy vọng bảo tồn được hồn nước cho dân tộc. Nên nhờ rằng, dù Anh ngữ là một ngôn ngữ toàn cầu nhằm mục đích thông tin, trao đổi và đối thoại giữa các quốc gia đối tác trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải hội nhập và áp đặt hoàn toàn Anh ngữ trong giao dịch mà quên đi ngôn ngữ của chính quốc. Bỡi lẽ, ngôn ngữ chính quốc mới thực sự thể hiện được hồn nước và văn hoá dân tộc. Đó mới đích thực thể hiện tính đặc thù của từng quốc gia.

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì toàn cầu hóa tác đợng tiêu cực có mặt cịn mạnh hơn. Đó là sự bất cập của năng lực phát triển và các thể chế chính trị - xã hội; sự chênh lệch về trình đợ phát triển và phân hóa giàu nghèo, sự hoành hành của tệ quan liêu và tham nhũng; thúc đẩy các dòng người di cư gây nên những

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 32 - 44)