Những hạn chế

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 53 - 56)

Năm 1975, Việt Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước tiến lên CNXH với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại. Công cuộc xây dựng CNXH đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Đây cũng chính là thuận lợi cơ bản của Việt Nam. Nhưng ngoài những mặt thuận lợi trên thì Việt Nam cũng đã gặp vô vàn khó khăn. Chiến tranh vừa kết thúc thì Việt Nam phải tập trung vào cơng c̣c khắc phục hậu quả nặng nề của hơn 30 năm chiến tranh, thì lại xảy ra

hai c̣c chiến là chiến tranh biên giới (Tây Nam với Campuchia) và (Tây Bắc với Trung Quốc). Hai cuộc chiến này đã làm suy giảm tiềm lực của Việt Nam. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng những âm mưu thâm độc phá hoại cách mạng Việt Nam. Đại hội V (3/1982) của ĐCSVN nhận định, Việt Nam đang ở trong tình thế vừa có hịa bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Mặt khác, do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên CNXH trong một thời gian ngắn đã dẫn đến những khó khăn về kinh tế xã hội. Trường Chinh từng nói, mười năm qua (1975-1985), Việt Nam đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế. Các giải pháp cụ thể về định mức giá và quản lý giá, về đổi tiền và bước đi trong việc điều chỉnh giá - lương - tiền được tiến hành thiếu chuẩn bị chu đáo, khơng phù hợp với tình hình thực tế. Sai lầm trong lĩnh vực phân phối, lưu thông là sai lầm rất nghiêm trọng trong lãnh đạo và quản lý kinh tế năm năm qua (1980-1985).

Sau năm 1975, thực trạng kinh tế của miền Nam là một nền kinh tế hỗn hợp giữa sản xuất hàng hóa nhỏ, đa sở hữu do thực dân Pháp đô hộ để lại, với kinh tế thực dân kiểu mới do Mỹ du nhập. Kinh tế miền Bắc sau 20 năm (1954-1974), tuy đã có một bước phát triển nhưng vẫn là một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu được xây dựng theo mơ hình kinh tế của Liên Xô cũ và một số nước XHCN Đông Âu.

Từ thực trạng kinh tế này, Đại hội IV của ĐCSVN đã chủ trương, xây dựng trong cả nước một nền kinh tế lên CNXH theo mơ hình “kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp” chủ yếu với hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể; tở chức sản xuất kinh doanh theo các loại hình xí nghiệp q́c doanh và xí nghiệp hợp tác xã, thực hiện phân phối theo cơ chế quản lý hành chính bao cấp. Chủ trương này đưa vào thực hiện không lâu đã bộc lợ sự khơng phù hợp với tình hình mới về u cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế đi dần vào ngõ cụt, không phát triển được, thậm chí có mặt thụt lùi so với trước, gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nhiều năm khơng khắc phục được. Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IV) tháng 8-1979 đã nhận định tổng quát về thực trạng kinh tế Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 như sau, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống; sản xuất phát triển chậm (tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới 1%/năm); năng

suất lao động quá thấp; đời sống nhân dân thiếu thốn, nhiều hiện tượng trong xã hội có tính tiêu cực nghiêm trọng.

Cùng với những khó khăn chồng chất trên lĩnh vực kinh tế thì Việt Nam cũng mắc phải những hạn chế nhất định trên lĩnh vực đới ngoại. Việc duy trì mợt nền kinh tế “khép kín” quá lâu đã làm cho các hoạt động quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp dần. Từ năm 1975 đến năm 1985, quan hệ quốc tế của Việt Nam gặp những khó khăn, trở ngại lớn. Việt Nam bị bao vây, cô lập, trong đó, đặc biệt là cuối những năm 70 của thế kỷ XX, lấy cớ “Sự kiện Campuchia”, các nước ASEAN và một số nước khác thực hiện bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên là do trong quan hệ đối ngoại giai đoạn này Việt Nam chưa nắm bắt được xu thế chủn từ đới đầu sang hịa hoãn và chạy đua kinh tế trên thế giới. Do đó, đã không tranh thủ được những nhân tố thuận lợi của quốc tế để khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, không kịp thời đổi mới quan hệ đới ngoại cho phù hợp với tình hình. Hơn nữa, đến giữa thập kỉ 70, tình hình kinh tế - xã hợi ở các nước XHCN xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định. Trong các nước XHCN cũng xuất hiện những mâu thuẫn bất đồng. Những hạn chế về đối ngoại giai đoạn 1975-1985, đều xuất phát từ nguyên nhân cơ bản đã được Đại hội lần thứ VI của ĐCSVN chỉ ra là, bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan.

Nói tóm lại, tư duy chính trị của ĐCSVN về ĐLDT thời kỳ trước đổi mới đã được thể hiện rõ nét; tư duy chính trị đó đem lại cho Việt Nam những thành tựu hết sức cơ bản trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, tạo cơ sở, điều kiện cho Việt Nam giành và giữ được nền độc lập của dân tộc trong bối cảnh đất nước gặp phải những trở ngại và khó khăn chồng chất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tư duy chính trị của ĐCSVN về ĐLDT thời kỳ này cũng gặp phải những hạn chế nhất định, mà rõ nét nhất là việc xem xét và nhận thức về vấn đề ĐLDT có lúc chưa đồng bộ, toàn diện (trong thời kỳ này, có những lúc Việt Nam nhận thức rằng, ḿn bảo vệ ĐLDT thì trước hết phải bảo toàn lãnh thở, bờ cõi, biên cương và cũng chỉ cần như thế là đủ. Do đó, có những lúc Việt Nam “khép kín”, “bế quan tỏa cảng” với bên ngoài; và nếu có quan hệ với bên ngoài thì Việt Nam cũng chỉ giới hạn phạm vi là các nước XHCN, các nước dân chủ và nhân dân u cḥng hịa bình thế giới. Việt Nam chưa chú trọng đến việc xây dựng

một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đối với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hay Việt Nam chỉ “chăm chăm” xây dựng một nền văn hóa “khép kín” chứ chưa chủ động tiếp thu những nét văn hóa tiến bộ của các nước tư bản chủ nghĩa..).

2.2. TƯ DUY CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÊ ĐỘCLẬP DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ ĐẠI HỘI VI (12/1986) ĐẾN ĐẠI LẬP DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ ĐẠI HỘI VI (12/1986) ĐẾN ĐẠI HỘI XI (1/2011)

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 53 - 56)