Nắm bắt được xu hướng vận động của thời đại và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhân dân làm chủ trong quá

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 98 - 101)

chế lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhân dân làm chủ trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh và biến động rất khó lường. Do vậy, cái cơ bản là Việt Nam phải nắm được các xu hướng nổi trội hiện nay là:

- Sự phát triển nhảy vọt của khoa học và cơng nghệ, hình thành nền kinh tế tri thức, sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu năng lượng, thân thiện với môi trường và phát triển kinh tế xanh. Đây là động lực chủ yếu, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu thị trường toàn cầu, thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc kinh tế trong từng nước cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước. Đón nhận quá trình này mợt cách tự nhiên hoặc chủ động lựa chọn tuỳ thuộc vào năng lực nội sinh và chính sách của mỗi nước.

- Toàn cầu hóa và liên kết kinh tế ngày càng sâu rợng, thúc đẩy quá trình q́c tế hóa sản x́t và phân cơng lao đợng, hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ có tính cạnh tranh cao trở thành thách thức kinh tế lớn nhất đối với nước ta trong thập kỷ tới.

- Vai trò ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi, nhất là sự phát triển mạnh mẽ cuả Ấn Độ và Trung Quốc làm thay đổi cán cân quyền lực kinh tế - chính trị trên thế giới. Với vị thế địa chiến lược trọng yếu, ASEAN hội nhập ngày càng sâu rộng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của các nước thành viên và khẳng định vai trò chủ đạo trong mợt cấu trúc khu vực đang định hình. Tuy nhiên, khu vực này cũng là nơi tiềm ẩn những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.

Sau khủng hoảng, quá trình phục hồi kinh tế thế giới diễn ra chậm chạp và đầy mâu thuẫn; khủng hoảng nợ công lan rộng và nguy cơ của cuộc chiến tranh tiền tệ chưa phải đã được loại trừ. Trong bối cảnh đó, sự điều chỉnh chính sách

của các nước, nhất là các nước lớn làm cho độ rủi ro và tính bất định tăng lên. Song song đó, tình trạng suy thoái mơi trường, biến đổi khí hậu nhất là nước biển dâng mà Việt Nam là một trong số ít nước chịu tác động nặng nhất, có thể là biến sớ lớn trong tiến trình phát triển của đất nước. Chưa bao giờ bối cảnh quốc tế lại chi phối nhiều đến sự phát triển của Việt Nam với tất cả những thách thức và cơ hội to lớn như vậy. Việt Nam cần phải đối sách hợp lý và khoa học để tận dùng thời cơ và đương đầu với những thách thức nhằm giữ vững nền độc lập của dân tộc. Và để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay, cần phải không ngừng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa ba thành tố của cơ chế này trong điều kiện ĐCSVN là chủ thể duy nhất cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền XHCN. ĐCSVN lãnh đạo để nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước. Trong cơ chế đó, nhân dân ủy nhiệm cho Nhà nước thực hiện quyền lực quản lý với chức năng cơ bản là tạo môi trường cho sự phát triển và phục vụ sự phát triển. Phải đặt yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của ĐCSVN trong mối quan hệ với việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Xác định các chức năng quản lý và kiến tạo phát triển của Nhà nước, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; đề ra các giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của ĐCSVN, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước; nhấn mạnh yêu cầu phát huy vai trị của Mặt trận Tở Q́c Việt Nam, các tở chức chính trị - xã hội và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Cùng với việc hoàn thiện các thiết chế thực hiện dân chủ, tăng cường dân chủ trực tiếp. Đề cao vai trị phản biện xã hợi, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước các cấp. Thông qua phản biện xã hợi và trách nhiệm giải trình mà góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.

Vai trị của nhà nước, “điều tiết hành đợng của bản than nhà nước (chẳng hạn thể chế phân quyền, thể chế bầu cử, thể chế hành chính…); điều tiết các tác nhân phi nhà nước (các quy định, chính sách, đạo luật…mà nhà nước đặt ra với hy vọng điều chỉnh xã hội dân sự và thị trường đi theo quỹ đạo mong ḿn” [133, tr.117]; đặc biệt là vai trị điều hành, thực thi pháp luật của Chính phủ ngày càng trở thành một nhân tố cốt yếu để ổn định trật tự xã hội, nâng cao sức cạnh

tranh của nền kinh tế. Việt Nam cần có một chính phủ hiệu quả hơn dựa trên nền tảng nền chính trị dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước sẽ phải hiệu quả hơn trong các lĩnh vực quan trọng như: đối ngoại, hoàn thiện tổ chức, chống tham nhũng, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc. Cần thiết phải có những hoạt động thiết thực và hiệu quả hơn nữa để giáo dục pháp luật, nghĩa vụ công dân đến toàn thể đồng bào.

Trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mau chóng dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho hàng nhập khẩu. Vậy nếu ḿn đảm bảo, duy trì và phát triển nợi lực kinh tế của đất nước, nhà sản xuất trong nước phải mau chóng tự hoàn thiện mình, đáp ứng tớt nhất người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam phải ý thức được việc ủng hộ ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ trong nước là trách nhiệm, vinh dự của một người công dân Việt Nam. Hợp sức tạo ra một vài thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt, tập đoàn kinh tế Việt mang tính tiên phong, đủ sức cạnh tranh ở tầm mức khu vực và thế giới, nhằm tạo ra điển hình, khơi dậy niềm tin, khát vọng, lịng tự hào của toàn thể dân tộc trong sự nghiệp thi đua phát triển kinh tế với thế giới.

Mặt khác, hiện nay xu thế toàn cầu hóa cũng tác động rất mạnh mẽ đến chủ quyền số của mỗi quốc gia. Sự phát triển “cấp tốc” của Internet, thực tế đã và đang đặt ra hàng loạt bài toán cần được giải quyết cấp bách đối với Việt Nam trong việc định hướng, đưa ra chính sách, hành lang pháp lý và hành động bằng các dự án cụ thể để nhằm điều tiết sự phát triển của Internet, để Internet tại Việt Nam đi theo chiều hướng hài hoà, khẳng định được chủ quyền của quốc gia. Chính phủ có thể tự chủ, độc lập xác định cũng như thực hiện được những lợi ích, chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia trong lĩnh vực thông tin, đảm bảo mức cao nhất cho an toàn thông tin số quốc gia. Ngoài ra, nền tảng của chủ quyền số q́c gia cịn được thể hiện ở mợt sớ mặt như có thuật toán mã hoá riêng, có thiết bị mạng, bộ vi xử lý riêng và cùng đó là hệ thống các phần mềm như hệ điều hành, ứng dụng văn phịng, Antivirus… riêng của q́c gia. Chính phủ Việt Nam cần sớm lên kế hoạch triển khai các tổ hợp dự án cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát các truy cập Internet, phát triển các dịch vụ, công cụ mang tính chất địa phương. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải sở hữu mợt hệ thớng tìm kiếm mạnh đủ để “đương đầu” với sự bành trướng của Google, dù đây là vấn đề không hề dễ dàng và sẽ rất tốn kém về kinh phí. Việt Nam cần phải kiên trì thực

hiện để trong tương lai có những bước tiến dài trong việc xây dựng chủ quyền số quốc gia, là cơ sở để tiến tới phát triển một chính phủ điện tử bền vững.

3.2. ĐỔI MỚI TƯ DUY CHÍNH TRỊ TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

Quá trình đởi mới tư duy chính trị của ĐCSVN về ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đạt được những thành quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sớng xã hợi vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định, thể hiện rõ nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, do xu hướng tác động khách quan của toàn cầu hóa, ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì tính chất, quy mơ, phạm vi và cả tốc độ tác động của toàn cầu hóa cũng khác nhau, càng về sau này thì toàn cầu hóa diễn ra theo chiều sâu, tác động với tốc đợ mạnh hơn, nhanh hơn. Do đó, địi hỏi các quốc gia, dân tộc (trong đó có Việt Nam) tiếp tục hình thành, bở sung và phát triển những tư duy mới nhằm chủ động thích ứng với sự biến đổi của thời đại. Và, đưa nền kinh tế Việt Nam vượt lên vùng lõm trên bản đồ phát triển của thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 98 - 101)