Độc lập về chính trị

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 62 - 69)

Việt Nam đang sống trong một thế giới mới, thế giới toàn cầu hóa với những thay đổi lớn, đa dạng và phức tạp, có ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào

và cá nhân nào. Trong những năm tháng có vai trò quyết định hiện nay, Việt Nam sẽ phải có những quyết định mang tính lịch sử liên quan đến tương lai, sự phát triển và bản sắc của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Việt Nam sẽ phải lựa chọn giữa việc dám chủ động thi đua, cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới - hay thỏa mãn với những thành quả bước đầu khi so sánh những kết quả trong quá khứ. Việt Nam sẽ phải lựa chọn hội nhập chủ động và toàn cầu hóa hay bị động theo xu hướng chung của thế giới và phụ tḥc vì sức cạnh tranh của nền kinh tế khơng được cải thiện, vị thế quốc gia không được nâng cao.

Những lựa chọn mang tính chiến lược nêu trên là quyết định của toàn thể dân tộc Việt Nam mà chủ thể đảm nhận trách nhiệm thực hiện chính là hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó, ĐCSVN và Nhà nước Cợng hịa XHCN Việt Nam là những đại diện trung thành, là công cụ hiệu quả để tập hợp, đoàn kết và phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ và nguồn lực của toàn thể dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới, tận dụng vận hội mới nhằm phát huy tối đa nội lực và tranh thủ tuyệt đối ngoại lực. Nói cách khác, sự phát triển của Việt Nam không phải là công việc của riêng một tổ chức, cá nhân nào; mà đó là quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân, mọi kiều bào tâm huyết (nói đầy đủ hơn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị). Ở đây, cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của tầng lớp thanh niên, của thế hệ tri thức trẻ; chính họ là những chủ nhân tương lai của đất nước, quyết định sự phồn vinh, hưng thịnh, vị thế của quốc gia, của dân tộc và của chính bản thân họ.

Mục tiêu chung của Việt Nam là phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong mợt thế giới hịa bình và ởn định. Ḿn vậy, Việt Nam phải chủ động và hội nhập có hiệu quả vào xu thế toàn cầu hóa. Hơn thế nữa, Việt Nam không những chỉ biết tranh thủ cái lợi, hạn chế cái hại trong quá trình hợi nhập, mà cịn phải biết tác đợng vào diễn trình toàn cầu hóa.

Để đạt được điều đó, Nhà nước Việt Nam phải “nâng cao năng lực và tính hiệu quả của bản thân; và phải xác định lại vị thế của mình trong mới quan hệ với xã hội dân sự” [133,tr108]; Đồng thời, phải có một chiến lược ngoại giao tích cực, chủ động, đa phương, đa dạng hóa các mối quan hệ; làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở tơn trọng qùn bình đẳng, đóng góp cho hịa bình và phát triển của nhân loại. Trong tiến trình toàn cầu hóa, đường lối đối ngoại đó sẽ được cụ thể hóa bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính

trị trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực.

Hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho đất nước phát triển, nhưng đồng thời là thách thức lớn nếu Việt Nam chưa có một nội lực đủ mạnh. Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước phát triển. Việt Nam cần nhận thức rõ mối nguy chung này để biến thành những nội lực mạnh mẽ, trước hết là tinh thần hội nhập, tinh thần đoàn kết; sau là nhiệm vụ phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà, song song với việc phát triển văn hóa - xã hội, nhằm tạo nên mợt mơ hình phát triển nhanh, mạnh, hài hịa và bền vững. Như vậy, tinh thần hội nhập, tinh thần đoàn kết sẽ được đặt lên trước tiên. Đặc biệt là khả năng nhận thức trọng trách đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay của mọi công dân Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, đã có những hoạt động chính trị - xã hội khơi dậy, huy động và phát lộ được tinh thần, nhiệt huyết của thế hệ trẻ nói riêng và cả dân tộc nói chung đối với Tổ quốc Việt Nam. Việt Nam cần phải có nhiều hoạt động mạnh mẽ, thực tế hơn nữa, để chấn hưng dân khí, đại đoàn kết toàn dân, hiến kế đúng đắn, hành đợng thiết thực vì mợt nước Việt Nam chung.

Sự tác đợng hết sức mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra những “khe hở” để các thế lực phản động, thù địch, tội phạm quốc tế, thậm chí là các lực lượng khủng bớ tìm mọi cách để đe dọa đến nền an ninh chính trị của các quốc gia, dân tộc trên thế giới (trong đó có Việt Nam). Đới với Việt Nam, thì các kẻ thù ở cả bên trong lẫn bên ngoài thường mốc nối với nhau để xuyên tạc, kích động, chia rẽ ĐCSVN, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam - Đó được xem là mưu đồ cực kỳ nguy hiểm của các thế lực thù địch trong chống phá cách mạng Việt Nam. Trước đây, các thế lực thực dân, đế quốc đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện mưu đồ đó nhưng đều thất bại. Ngày nay, trong điều kiện mới, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện dã tâm đó với những thủ đoạn hết sức thâm độc, xảo quyệt, nhằm làm chệch hướng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam. Các thế lực thù địch thừa hiểu rằng, để phá hoại sức mạnh của cách mạng Việt Nam, một vấn đề cơ bản là phải chia rẽ giữa ĐCSVN, nhân dân và qn đợi nhân dân Việt Nam; tìm cách phủ nhận nền tảng tư tưởng, đường lới, chính sách của ĐCSVN; hạ thấp vai trị, uy tín của ĐCSVN trước

nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam. Bởi vậy, chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của ĐCSVN; bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo của ĐCSVN; lợi dụng một số trí thức, văn nghệ sĩ bất mãn hoặc giả danh lão thành cách mạng để phát tán “kiến nghị”, “thư góp ý”,... nhằm tạo dư luận xấu về ĐCSVN trong nhân dân và lực lượng vũ trang. Chúng cũng tìm mọi cách để tuyên truyền cho luận điệu “phi chính trị hóa” qn đợi; địi “qn đợi phải đứng ngoài sự lãnh đạo của ĐCSVN” và kiến nghị phải xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam theo kiểu quân đội các nước tư bản... Đặc biệt, nhân các biến động diễn ra ở Trung Đông - Bắc Phi, họ ra sức kích động, kêu gọi tập hợp lực lượng để lật đổ Nhà nước Việt Nam; yêu cầu quân đội “phải đứng về phía nhân dân” để chống lại ĐCSVN.

Trong thời gian tới, các thế lực thù địch sẽ tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam quyết liệt hơn, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, nhất là đối với quân đội nhân dân Việt Nam. Để phá hoại sự thống nhất về chính trị, tinh thần của quân đội nhân dân Việt Nam, các thế lực thù địch đang tìm cách lợi dụng sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, khoét sâu những sơ hở trong quản lý, điều hành, trong thực hiện các chính sách xã hội nói chung cũng như trong lĩnh vực qn sự, q́c phịng nói riêng, để gieo rắc nghi ngờ, làm mất đoàn kết nội bợ.

Do vậy, nhiệm vụ an ninh q́c phịng là nhiậm vụ chính trị trọng yếu, thường xun của ĐCSVN, Nhà nước Cợng hịa XHCN Việt Nam và toàn dân tộc Việt Nam, nhằm mục tiêu bảo vệ vững chắc ĐLDT, an ninh chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ ĐCSVN, bảo vệ XHCN, ngăn ngừa làm thất bại mọi âm mưu hoạt động của các loại tội phạm.

Để tăng cường q́c phịng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tở q́c Việt Nam XHCN, cần thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ q́c phịng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ ĐCSVN, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN ở Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang

tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình h́ng. Tiếp tục mở rợng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực q́c phịng, an ninh.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức q́c phịng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.

Thứ ba, tăng cường sức mạnh q́c phịng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với q́c phịng, an ninh; q́c phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Thứ tư, xây dựng Quân đội và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đồng thời quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tở q́c trong mọi tình h́ng.

Thứ năm, đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp q́c phịng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch.

Thứ sáu, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐCSVN đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về q́c phịng, an ninh.

Thứ bảy, hoàn thiện các chiến lược q́c phịng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về q́c phịng, an ninh trong điều kiện mới; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các quy chế phối hợp quân đội, công an và các tổ chức chính trị - xã hội.

Ngày 5/6/2011, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10, Thứ trưởng Bợ Q́c phịng Việt Nam, Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, quan điểm trước sau như một của ĐCSVN và Nhà nước Cợng hịa XHCN Việt Nam là chủ quyền lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm, và sẽ bằng mọi giá để bảo vệ bằng được chủ quyền của quốc gia.

Mặt trái của toàn cầu hóa không chỉ “đe dọa” đến sự ổn định về chính trị, an ninh, q́c phịng của các q́c gia, dân tợc mà nó cịn gây ra những “xung đột” về biên giới, lãnh thổ…, “làm cho sự phân định biên giới bên trong với bên

ngoài nhà nước mất đi tính tuyệt đối và do đó, làm cho các yếu tố khác lệ thuộc theo” [133, tr.31], đe dọa trực tiếp đến nền ĐLDT của các nước. Việt Nam là một chủ thể nằm trong “vòng xoáy” của toàn cầu hóa. Và, do vậy, các vấn đề về lãnh thổ, biên giới, hải đảo,… là một thách thức rất lớn.

Trước những thách thức đó, ĐCSVN đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo cụ thể để giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế và khu vực có những diễn biến hết sức phức tạp. Vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, nơi có đa số đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Đây là vùng “phên dậu” của đất nước, có địa hình hiểm trở, phức tạp, dân cư thưa thớt, là nơi có trình đợ kinh tế, văn hóa, xã hợi, giáo dục… kém phát triển, nhiều hủ tục cịn tồn tại, ảnh hưởng tới cơng c̣c phát triển kinh tế văn hóa và q́c phịng an ninh. Các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, gây chia rẽ, ly khai dân tộc, ảnh hưởng tới sự toàn vẹn và thống nhất của đất nước. Quan tâm giữ gìn sự ởn định ở biên giới, ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là tiền đề cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Xưa, cha ông ta đã có nhiều phương sách để giữ vững biên cương. Các vua nhà Lý đã gả các công chúa cho các tù trưởng để gắn kết họ với triều đình. Lê Lợi đã nhắc nhở: “Biên phòng hảo vị trù phương lược. Xã tắc ưng tu kế cửu an” (Biên phịng cần có phương lược tớt. Giữ nước nên có kế dài lâu). Ngày nay, để giữ nước nhất thiết ĐCSVN phải quan tâm về mọi mặt đối với vùng có vị trí chiến lược này. Mối quan hệ biện chứng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là: an dân để giữ nước và giữ nước để an dân. Chỉ có không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào đi đôi với tuyên truyền, giáo dục mới làm cho đồng bào tin Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải biết dựa vào dân, xây dựng lực lượng của dân đi đôi với phát triển lực lượng chuyên trách trong bảo vệ Tổ quốc, huy động toàn dân tham gia bảo vệ biên giới, phát huy uy tín của người cao tuổi, của các già làng, trưởng bản ở vùng đồng bào dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.

Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số không chỉ có ý nghĩa ở việc cải thiện và nâng cao đời sớng đồng bào, mà

cịn có ý nghĩa trong việc bảo vệ và giữ gìn đợc lập và chủ qùn của Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và phát triển của cả quốc gia dân tộc.

Công khai thông tin, tuyên truyền thống nhất, sâu rộng, bày tỏ thái độ rõ ràng để tạo sự đồng thuận trong nhân dân là một nhân tố cốt tử để bảo vệ Tổ quốc. Dân phải tin là nhà nước có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và quan hệ quốc tế để bảo vệ giữ gìn chủ qùn đất nước. Cần cơng khai rất nhiều vấn đề để nhân dân hiểu tình hình. Kinh nghiệm cho thấy, triều đại nào tập trung và thớng nhất được lịng dân thì đều hùng mạnh và chiến thắng được ngoại bang. Nếu có sự thống nhất ý chí trên dưới mợt lịng thì khơng sức mạnh ngoại bang nào khuất phục được.

Hiện nay, cần phải một cơ chế thông tin đầy đủ hơn để tạo đồng thuận cao trong toàn xã hội. Hơn nữa, việc công khai cũng là để cho mọi người có được một tâm thế vững vàng, tránh hoang mang, phán đoán sai lệch tình hình. Ći cùng, ý nghĩa quan trọng nhất của việc công khai là để có sự quyết tâm và thống nhất ý chí dân tộc, tạo sự đồng thuận trong nội bộ.

Một chính sách tuyên truyền thống nhất, sâu rộng, bày tỏ thái độ rõ ràng để tạo sự đồng thuận và thống nhất ý chí trong nhân dân là hết sức quan trọng, bởi đó chính là nhân tố cốt tử để bảo vệ Tổ quốc. Dân Việt Nam phải biết tiềm lực của nước Việt Nam hiện nay đang ở đâu và có thể làm được gì. Việc này phải làm ngay, làm sớm, làm đầy đủ tích cực trên mọi lĩnh vực. Như Hồ Chí Minh nói "chúng ta

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 62 - 69)