Những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc thời kỳ trước đổi mới (trước Đại hội VI)

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 44 - 51)

độc lập dân tộc thời kỳ trước đổi mới (trước Đại hội VI)

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, anh dũng, bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc, phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế; các phong trào Duy Tân, Đông Du… và hàng chục cuộc đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại.

Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, ĐLDT càng trở nên là yêu cầu cơ bản, cấp bách. Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong “tình hình đen tới như khơng có đường ra”. Bằng con đường nào và lực lượng nào có khả năng gánh vác sứ mệnh trọng đại đó.

Nhưng rồi chính lịch sử có lời giải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời, đã vạch ra cái tất yếu từng bị che lấp bởi màn sương mù trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác khẳng định, chủ nghĩa tư bản nhất định bị thay thế bằng một chế độ tốt đẹp hơn - chế độ cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người. Và người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản chính là giai cấp công nhân - sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đó là mợt tiếng sét trong lịng chủ nghĩa tư bản ở vào thời thịnh trị, sau khi nó chiến thắng các chế độ chuyên chế phong kiến và đã bành trướng ra khắp thế giới, chi phối mọi mặt đời sống xã hội loài người. Chính vào thời điểm ấy, Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra, mở đầu cho một xu thế mới của lịch sử thế giới, tạo ra phản ứng dây chuyền của hàng loạt cuộc đấu tranh giải phóng có quy mô to lớn và chiều sâu cách mạng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Toàn bợ tình hình đó của thế giới, bằng nhiều con đường, dội vào và thấm sâu trong mảnh đất Việt Nam - nơi mà chính sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã

chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa cợng sản chỉ cịn phải làm cái việc là gieo hạt của công cuộc giải phóng nữa thôi. Hồ Chí Minh là người gieo hạt, gây mầm cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với CNXH. Vời kỳ công của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam chuyển hóa thành một tất yếu đưa đến một sự kiện trọng đại: năm 1930, ĐCSVN ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, ĐLDT và CNXH trong bản chất của ĐCSVN.

ĐCSVN tuyên bố: “Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [75, tr.1]. Một cách tự nhiên, ngay sau lời tuyên bố ấy của ĐCSVN, CNXH không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chủn mình, là con đường dân tợc Việt Nam đã và đang đi và tiếp tục đi cho tới đích cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ; chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, có một xã hội tớt lành gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hoà bình, hạnh phúc của con người.

Có thể thấy rằng, sự lựa chọn mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH của Việt Nam, xét về lôgíc là một tất yếu khách quan; xét về lịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; xét về nhu cầu, là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ giá trị cơ bản nhất quyết định sự phát triển của đất nước Việt Nam hôm nay và mai sau.

Có thể khẳng định như vậy, bởi vì việc giải quyết vấn ĐLDT theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị của các chế đợ ấy, những hình thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp về lợi ích.

Và để vượt qua những mâu thuẫn cũng như những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con

đường gắn liền ĐLDT với CNXH, tức là giải quyết ĐLDT theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là, ĐLDT thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, đới ngoại; xoá bỏ tình trạng áp bức bóc lợt và nơ dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, cơng việc nợi bợ q́c gia, dân tộc nào phải do quốc gia, dân tộc đó giải quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất của CNXH là thực hiện giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. CNXH xoá bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xoá bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ với CNXH, ĐLDT mới đạt tới mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự, có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Nó cũng bảo đảm cho dân tợc vượt qua tình trạng đói nghèo và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mới quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát triển CNXH.

“Sợi chỉ đỏ” xuyên śt trong toàn bợ tiến trình cách mạng Việt Nam là ĐLDT gắn liền với CNXH và nó đã thực sự trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của ĐCSVN, trong thời đại ngày nay. Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trị đó, ĐCSVN đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Những năm 1945-1946, ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức nặng nề, chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Việt Nam đã xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội (6/1/1946), xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (9/11/1946); vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và

thành quả của Cách mạng Tháng Tám; thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì hịa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp, lúc thì hịa hoãn với Pháp để đ̉i Tưởng, thực hiện sự nhân nhượng có nguyên tắc và triệt để lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo.

ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên phạm vi cả nước. Năm 1946, trong tác phẩm “Lời kêu gọi Liên hợp quốc”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm cốt lõi: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực” [76, tr.470].

Tháng 5 năm 1947, khi trả lời phỏng vấn ông Vaxidep Rao, thông tín viên của hãng Roitơ, về quan niệm độc lập của nước Việt Nam, Hồ Chí Minh giải thích: “Độc lập có nghĩa là chúng tôi điều khiển mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”[ 77, tr.136]. Độc lập tự chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở tính chủ động, sáng tạo trong tư duy và hành động - không rập khuôn, máy móc, không thụ động hoặc ỷ lại. Cũng có nghĩa là dân tợc Việt Nam phải tự mình hoạch định đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, “phải vạch rõ những phương pháp và những biện pháp của mình”. Đường lới đó phải phục vụ lợi ích quốc gia như: ĐLDT, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm: “Nước ta là mợt bợ phận của thế giới, mà tình hình thế giới cũng có quan hệ đến nước ta” [79, tr.173], Hồ Chí Minh đồng thời chỉ ra rằng, không thể hạn chế những hoạt động trong đó “có muôn ngàn sợi dây liên hệ” với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ và điều đặc biệt quan trọng là, trong khi nhấn mạnh độc lập tự chủ về hoạch định đường lối phát triển của dân tộc, Hồ Chí Minh cũng cảnh báo hai khuynh hướng cần phải tránh:

Một là, nếu không chú trọng đến đặc điểm của dân tợc mình, trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều; hai là, nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại [80, tr.499]. Quan điểm độc lập tự chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn thể hiện ở phương diện “sức mạnh nội lực” mà thường được gọi là “thực lực”. Đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa… của đất nước.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn 1946-1947, nước Việt Nam Dân chủ Cợng hịa đã kịp mở cửa ngõ phía Tây Nam, mở rộng quan hệ với xu hướng đợc lập, hịa bình với nhiều nước Đơng Nam Á và Tây Á. Năm 1950, khi Việt Nam giành lại thế chủ động ở chiến trường chính, nước Cợng hịa nhân dân Trung Hoa ra đời, Mỹ trở thành kẻ thù can thiệp vào cuộc chiến tranh, Hồ Chí Minh tiến hành bước phá vây ngoạn mục, đưa cuộc kháng chiến gắn với các nước XHCN, gắn với phong trào rộng lớn đấu tranh cho hịa bình, dân sinh, dân chủ trên thế giới, đặc biệt mở rộng với phong trào nhân dân Pháp chống “chiến tranh bẩn thỉu”..., đưa đến sự thay đổi to lớn cục diện quốc tế của cuộc chiến tranh và góp phần bồi đắp lực lượng kháng chiến. Nhận xét về cuộc phá vây quốc tế hợp thời này, Hồ Chí Minh nói: “chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này” [78, tr.82].

Trong lời tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cợng hịa cùng các nước trên thế giới, ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chính phủ Việt Nam dân chủ cợng hịa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng qùn bình đẳng, chủ qùn lãnh thở và chủ qùn q́c gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hịa bình và xây đắp dân chủ thế giới” [78, tr.8].

Cũng trong khoảng thời gian đấy, Việt Nam đã tranh thủ được sự giúp đỡ rất lớn của Liên Xô và Trung Quốc - Việt Nam đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1950 và Liên Xô vào năm 1951. Sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại đã đưa Việt Nam đi đến thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp ngồi vào bàn đàm phán tại Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), lập lại hịa bình ở Đơng Dương.

Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975): Trải qua nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của ĐCSVN từng bước hình thành. Đó là đường lới tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền Nam, hoà bình thớng nhất Tở q́c. Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của cách mạng Việt Nam, cùng với mục tiêu ĐLDT, mục tiêu XHCN được đặt ra trực tiếp.

Loại bỏ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Một lần nữa, dân tộc Việt Nam lại phải đương đầu với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. ĐCSVN đã lãnh đạo toàn dân nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân được nâng lên tầm cao khoa học và nghệ thuật.

Xây dựng CNXH ở miền Bắc trong điều kiện cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, Việt Nam đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa tiến hành chiến tranh cách mạng với xây dựng CNXH, giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, giữa thực hiện mục tiêu ĐLDT và CNXH, sự chi phối lẫn nhau giữa quy luật chiến tranh và quy luật xây dựng phát triển kinh tế, giữa xây dựng và bảo vệ đất nước, giữa đẩy mạnh chiến tranh cách mạng ở Việt Nam với bảo vệ hịa bình thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa lợi ích dân tộc với thực hiện nghĩa quốc tế.

Theo Hồ Chí Minh: độc lập tự chủ nhằm bảo đảm lợi ích dân tộc chính đáng, thực hiện các quyền dân tộc cơ bản trong điều kiện lợi ích của các dân tộc đan xen, chồng chéo. Nhưng độc lập tự chủ và tự lực tự cường xa lạ với sự biệt lập và chủ nghĩa biệt phái. Để chiến thắng kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần trong bới cảnh thời đại mới, Hồ Chí Minh luôn chủ trương tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự hợp tác quốc tế và coi đây là một vấn đề có tầm chiến lược hàng đầu trong đường lối cách mạng Việt Nam. Mục tiêu của đoàn kết và hợp tác quốc tế là tập hợp lực lương bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hợ và giúp đỡ quốc tế, làm tăng khả năng tự lực, tự cường, tạo điều kiện làm chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. Vì vậy, đợc lập tự chủ, tự lực tự cường phải gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời kết hợp với đấu tranh, kiên quyết và khôn khéo để thực hiện mục tiêu cách mạng và bảo vệ quyền lợi quốc gia. Với những chủ trương và quan điểm đúng đắn đó, ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở miền Bắc. Công cuộc xây dựng CNXH trên miền Bắc đã thu được những thành tựu quan trọng. Miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm q́c phịng an ninh, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng hậu phương vững

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 44 - 51)