Nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tê

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 103 - 105)

đối với nền kinh tê

Không có và không thể có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo và thuần khiết. Vì vậy, cùng với việc hình thành đồng bợ các ́u tớ của kinh tế thị trường, cần tăng cường vai trò của nhà nước trên cơ sở phân định đúng chức năng của nhà nước và nâng cao hiệu quả quản lý. “Cần phải thiết kế các thể chế nhà nước

mới và biết cách sử dụng những thể chế có sẵn một cách có hiệu quả và tạo ra những thể chế hổ trợ cho những thể chế ấy. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, để một thể chế có thể “sớng” trong hiện thực, thì phải có người tham dự “c̣c chơi”” [133, tr.126-127]. Theo đó, cùng với việc xây dựng hệ thớng ḷt pháp kinh tế, nhà nước có chức năng:

- Ởn định kinh tế vĩ mô thông qua việc sử dụng đúng đắn các công cụ tài chính - tiền tệ và các biện pháp giám sát thị trường để bảo đảm tăng trưởng bền vững, ngăn chặn khủng hoảng và các cú sốc từ những biến động trên thị trường đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa. Ðiều cần chú ý là việc sử dụng các công cụ tài chính - tiền tệ chỉ có thể đúng đắn trên nền tảng của cơ chế thị trường được vận hành đồng bộ. Từ đó, những tín hiệu của thị trường phản ánh sự vận động khách quan của kinh tế mà không bị bóp méo, làm nhiễu.

- Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp cạnh tranh và gồm:

+ Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực: Tạo ra thị trường lao động có chất lượng cao, có như vậy mới tận dụng và khai thác được tốc độ phát triển nhanh của khoa học - công nghệ và xu thế q́c tế hóa quá trình sản x́t ngày càng sâu sắc với việc các công ty chuyển sản xuất ra nước ngoài đến nơi có chi phí thấp.

+ Tập trung phát triển mợt sớ cơng trình hạ tầng giao thơng, năng lượng: Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng đang là nguy cơ ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Trong khi tốc độ chu chuyển và dung lượng hàng hóa tăng nhanh (xuất nhập khẩu và tiêu dùng nợi địa tăng cao, bình qn trên 20%/năm) thì khả năng thơng qua của một số trục đường chính và các cảng biển đang rất hạn chế, làm tăng chi phí vận tải, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

+ Phát triển mạnh khoa học công nghệ: Cơ chế thị trường và cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành. Tuy nhiên, nhà nước cần phát triển mạnh thị trường công nghệ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện lựa chọn. Ðể làm việc này, cần đổi mới triệt để cơ chế hoạt động của các cơ quan khoa học, công nghệ, tạo ra các doanh nghiệp khoa học - công nghệ tự chủ về tài chính gắn kết chặt chẽ với sản xuất, cạnh tranh để tạo ra các sản phẩn công nghệ có chất lượng; có

chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật; tăng cường nhập khẩu công nghệ đi đôi với phát triển năng lực nội sinh về công nghệ của đất nước.

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính là sự vận đợng cụ thể của thể chế trong mơ hình tở chức nhất định theo mợt hệ thớng phân cấp nhất định và được thực hiện theo mợt quy trình tác nghiệp nhất định. Nói mợt cách khác, thể chế và tổ chức gắn với hệ thống phân cấp quy định thủ tục hành chính. Lâu nay, Việt Nam cải cách thủ tục hành chính chủ yếu xử lý ở quy trình tác nghiệp (quy định cơ chế một cửa, xác định thời gian cho từng loại hình cơng việc) mà chưa hoàn thiện tổ chức, mặc dầu chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, nhưng không đặt nó trong tổng thể cải cách thủ tục là rà xét đồng bộ trên cả ba khâu: Thể chế, tở chức và quy trình tác nghiệp theo mợt mục tiêu thống nhất là giảm chi phí giao dịch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân và trên cơ sở quan điểm: Doanh nghiệp và người dân là chủ thể của phát triển; mục tiêu trước hết của quản lý là thúc đẩy phát triển, mục tiêu trên hết và trước hết không phải là ngăn chặn, ngăn ngừa tiêu cực, mặc dù điều này cũng cần thiết. Đồng thời, để nâng cao năng lực và hiệu quả của nhà nước cần phải xây dựng các thể chế sau: các thể chế kiềm chế có hiệu quả đối với hành vi của nhà nước; các thể chế tạo được sức ép cạnh tranh trong nội bộ cac cơ quan nhà nước; các thể chế giúp xây dựng chính sách và ra quyết định một cách hiệu quả [133, tr.130].

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy chính trị của đảng cộng sản việt nam về độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 103 - 105)