* Khía cạnh chính trị, kinh tế
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các cơ hội giao tiếp giữa người với người, làm cho các mối liên hệ giữa các quốc gia tăng lên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong nhiều lĩnh vực và quy định lại khung cảnh thế giới. Nó không làm thay đổi sự phân chia lãnh thổ của thế giới thành các quốc gia dân tộc.
Toàn cầu hóa tạo ra hàng loạt cơ hội cho sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và toàn thế giới. Đó là gia tăng các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia, thúc đẩy tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ mới; các công ty xuyên quốc gia và các tổ chức tài chính thế giới ngày càng trở thành các chủ thể chính trong các quan hệ kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa thương mại và “gia tăng nhanh chóng mậu dịch, đẩy mạnh di chuyển vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, mở rộng thị trường, đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu x́t khẩu, mở rợng các hình thức tở chức hoạt động kinh tế quốc tế”…[91, tr.90-98]; đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập đầu người (ở các nước đang phát triển); nâng cao khả năng nắm bắt thông tin, tri thức mới, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế; tăng cường sự hiểu biết, giao lưu và khuyến khích sự hợp tác vì mục tiêu phát triển.
Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng số lượng, quy mơ và vai trị của các công ty xuyên quốc gia; tăng cường phân công và chuyên môn hóa lao động quốc tế; thúc đẩy tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh tự do hóa thương mại; đẩy mạnh chu chuyển vốn đầu tư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế (ở những nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế); mở rộng thị trường; cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng; nâng
cao hiệu hiệu quả và năng lực cạnh tranh của quốc gia; thúc đẩy giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế, phối hợp ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của các cuộc suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiền tệ, nạn đọc quyền, gian lận thương mại… Trong điều kiện toàn cầu hóa, sự liên kết giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng lên. Đó là do chi phí vận chuyển hàng hóa, thông tin liên lạc, các hàng rào thuế quan và thương mại ngày càng giảm xuống. Sự liên kết được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu và tốc độ lưu chuyển vốn, sản phẩm và công nghệ qua biên giới của các công ty đa và xuyên quốc gia. Sự liên kết về kinh tế kéo theo những liên kết về chính trị, văn hóa và xã hội; đưa lại những trao đổi về xã hội theo hướng dân chủ hóa. Toàn cầu hóa giờ đây khơng cịn là Toàn cầu hóa về kinh tế nữa, mà bao hàm cả khía cạnh chính trị, văn hóa và xã hội.
Xu thế liên kết khu vực và quốc tế về kinh tế ngày càng phát triển và là xu thế phổ biến, khách quan. Xu thế này mang lại những cơ hội mới cũng như những thách thức lớn cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước làn sóng khu vực hoá và toàn cầu hoá, các nước vừa và nhỏ một mặt nâng cao ý thức độc lập tự chủ, giữ vững bản sắc dân tợc; mặt khác, tìm cách thích ứng với tình hình mới, tạo thế thuận lợi nhất cho mình để tham gia tích cực và chủ đợng vào quá trình phân cơng lao đợng quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế.
Toàn cầu hóa đã chứng minh bản thân nó không chỉ đem lại lợi ích cho các nước phát triển mà ngay cả những nước đang phát triển biết tận dụng cơ hợi và phát huy lợi thế của mình trong tiến trình hợi nhập. Những ví dụ điển hình như Trung Q́c, Ấn Độ, Việt Nam, Uganđa… đã là các quốc gia không chỉ thu được nhiều thành quả từ toàn cầu hóa trong việc tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà còn đang trở thành những khu vực thu hút đầu tư, nguồn lực, tạo nên những đòn bẩy thần kỳ cho nền kinh tế khu vực thế giới.
* Khía cạnh văn hóa, xã hội và ngôn ngữ
Toàn cầu hóa có xu hướng chuyển hóa những bộ phận dân tộc đa dạng thành một nền văn minh nhân loại chung nhất, đồng thời, chuyển hóa cộng đồng các dân tộc trên thế giới vào một xã hội toàn cầu. Thế giới ngày càng trở nên đồng nhất hơn, sự đồng thuận và thừa nhận sự khác biệt giữa con người với con người ngày càng tăng lên.
Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin.
Toàn cầu hóa tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa: tăng thêm tính hiện đại của văn hóa, mở rộng và đào sâu thêm giá trị nhân văn - dân chủ - q́c tế của văn hóa, trình đợ dân trí được nâng cao rõ rệt; tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, cập nhật được nhiều thơng tin mới về tình hình thế giới; tiếp thu tính cơng nghiệp, tính khoa học, kỷ cương trong công việc và sinh hoạt giao tiếp cộng đồng, tiếp cận những thành tựu to lớn của công nghệ kỹ thuật mới trên các lĩnh vực truyền thơng, trùn hình, in ấn, sản x́t băng đĩa âm thanh và hình ảnh, sản xuất các phương tiện nghe nhìn, đởi mới và đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật…
Cũng qua đó, ý thức chính trị về các vấn đề trong nước và trên thế giới cũng được nâng cao. Nhờ toàn cầu hóa, Việt Nam hiểu biết hơn các dân tộc trên thế giới, bổ sung và làm giàu nền văn hóa của dân tợc mình. Cũng thơng qua mở cửa, hội nhập, cạnh tranh quốc tế, con người Việt Nam trở nên năng động hơn. Trong bối cảnh mới, nhiều người Việt Nam đã thay đổi lối sống, từ cuộc sống có phần khép kín, thiếu năng động sang cuộc sống cởi mở hơn, năng động hơn và hiện đại hơn.
Sức hấp dẫn của những loại hình hoạt đợng văn hóa, biểu diễn nghệ tḥt, vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát triển đối với nhiều người dân Việt Nam, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận thấy, có thể nói là đã và đang diễn ra phần nào độc lập với ý muốn chủ quan của con người.
Những thay đổi trong đời sống văn hóa, tinh thần theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn làm người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCSVN và con đường đi lên CNXH, thấy rõ đường lối, chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của ĐCSVN đề ra là đúng đắn, theo kịp trào lưu của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Như vậy, toàn cầu hóa đã tạo ra điều kiện vô cùng thuận lợi để các quốc gia, dân tộc tranh thủ nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, nền chính trị ổn định, nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với toàn cầu hóa các nước ngày càng có nhu cầu tìm được tiếng nói
chung, nguyên tắc chung trong các sinh hoạt quốc tế trên cơ sở tơn trọng đợc lập chủ qùn bình đẳng, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng bằng thương lượng và tôn trọng lẫn nhau.