Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Lào nói chung và tỉnh Bó Kẹo nói riêng

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 35)

Bó Kẹo nói riêng

Qua thực tiễn đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại ở Việt Nam đã trình bày ở trên ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng ở Lào nói chung và tỉnh Bó Kẹo nói riêng như sau:

mới thành công về đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại trong những thập kỷ trước đều có sự kết hợp hợp lý giữa điều tiết của Nhà nước và điều tiết của thị trường. Nước này đều nhận thức đúng đắn vai trò của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Hai là, đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại luôn được coi là trọng

tâm của đổi mới. Việt Nam đã sử dụng thương mại như là khâu đột phá cho toàn bộ quá trình đổi mới kinh tế. Phải kiên trì đường lối đối ngoại rộng mở, phát triển nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, xoá bỏ độc quyền ngoại thương, tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông hàng hoá trên thị trường trong nước.

Ba là, cần phải có lộ trình cho quá trình đổi mới quản lý. Việt Nam đã

xây dựng và thực thi chiến lược thương mại từ thay thế nhập khẩu đến đầu tư hướng vào sản xuất. Sự bảo hộ quá mức và tràn lan hàng hoá trong nước được giảm dần. Chính sách bảo hộ có nguyên tắc và có điều kiện được áp dụng và xoá bỏ dần các hàng rào phi thuế quan. Chế độ nhiều tỷ giá và tỷ giá cứng được loại bỏ và thay vào đó là tỷ giá được hình thành theo quan hệ thị trường.

Bốn là, xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và

chính sách thương mại cho phù hợp với sự phát triển trong nước và bối cảnh quốc tế. Nhà nước phải tạo dựng được môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà kinh doanh. Bảo đảm sự công khai, minh bạch trong chính sách. Đồng thời đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung quản lý Nhà nước về thương mại, đổi mới sử dụng các phương pháp và các công cụ, biện pháp quản lý và điều tiết hoạt động thương mại, đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại.

Năm là, giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào thị trường và

thương mại. Củng cố và tăng cường thương mại Nhà nước như công cụ để điều tiết thị trường. Nhà nước quản lý và điều tiết kinh tế nói chung, thương

mại nói riêng chủ yếu bằng các công cụ, chính sách vĩ mô. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung, về thương mại nói riêng theo hướng tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chuyển hẳn sang hoạch định luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thương mại.

Sáu là, bài học của Việt Nam kiên định đường lối kinh tế độc lập tự

chủ, chủ động hội nhập thương mại thế giới và khu vực đồng thời giữ vững ổn định chính trị và kinh tế trong nước, bình ổn thị trường nội địa; nhất quán coi xuất khẩu là hướng ưu tiên trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại, trên cơ sở đó xác lập chính sách ưu đãi thích hợp, phát triển thương mại đường biên, phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại tự do... là rất bổ ích đối với Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào nói chung và Bó Kẹo nói riêng.

Bảy là, cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 - 1998 là một bài

học của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào nói chung, Bó Kẹo nói riêng cần phải rút kinh nghiệm và sớm điều chỉnh cơ chế chính sách và cơ cấu kinh tế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trong nước nói chung, Bó Kẹo nói riêng và thu hút đầu tư nước ngoài và Lào nói chung, Bó Kẹo nói riêng sẽ hợp lý hơn, phát huy nội lực, tiềm năng của tất cả các thành phần kinh tế nhằm phát triển thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, mở rộng quyền kinh doanh XNK trực tiếp cho tất cả các doanh nghiệp, các thương nhân chưa phải là doanh nghiệp, không hạn chế về ngành nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh, nếu có thị trường và mặt hàng xuất khẩu thì đều được trực tiếp XNK theo pháp luật, phát huy lợi thế so sánh của Lào là yếu tố nhất định.

Tám là, Nhà nước đặc biệt quan tâm, hỗ trợ phát triển thương mại ở

kinh tế Nhà nước có chính sách đưa hàng lên vùng núi cao và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của vùng sâu, vùng xa.

Chín là, Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kế cấu

hạ tầng cho phát triển thương mại, hỗ trợ tài chính cho phát triển thương mại nông thôn, miền núi, cho đẩy mạnh xuất khẩu... cần được thực hiện một cách có hiệu quả, thiết thực, tránh phân tán, chồng chéo. Đặc biệt là việc quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ cùng một lớp đối tượng cần được tập trung vào một đổi mới để thống nhất quản lý để đạt hiệu quả cao.

Những kinh nghiệm thành công của Việt Nam nói trên đều là bài học kinh nghiệm vô giá, là cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu và hoạch định chính sách, cơ chế quản lý thương mại. Vì đó là bài học kinh nghiệm thiết thực những nước bạn gần gũi với Lào, có nhiều điểm tương đồng có thể học tập và vận dụng được.

Chương 2

Thực trạng quản lý nhà nước

đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w