Hoàn thiện các quy định và tổ chức đăng ký kinh doanh đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 76 - 79)

với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo

Theo luật doanh nghiệp tất cả các việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội đều là hoạt động thương mại.

Trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo hiện tại có 1.855 doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nhà nước, có 8 chi nhánh doanh nghiệp Trung ương, có 11 công ty tư nhân, có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 1.830 hộ tư nhân hoạt động kinh doanh cá thể theo thống kê đăng ký kinh doanh của Sở Thương mại tỉnh năm 2005. Trong đó bộ phận trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại có 1.163 doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động thương mại phần lớn thì nhập khẩu hàng hoá nước ngoài còn hàng hoá xuất khẩu sản phẩm nông sản và một số sản phẩm nông nghiệp hiện tại quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn mới chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp

nhà nước, ngoài nước và hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh thương mại, còn lại đều do các Sở, ngành trực tiếp quản lý.

Do vậy rất khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế có hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, cần làm tốt một số vấn đề sau đây:

- Tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn và giao cho Sở Thương mại là cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp quản lý hành chính nhà nước về hoạt động thương mại đối với các doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh thương mại (cả Trung ương và địa phương), các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh những mặt hàng thuộc chuyên ngành khác quản lý. Tỉnh phải xây dựng và ban hành được quy chế phối hợp quản lý hành chính nhà nước về chuyên ngành kỹ thuật hoặc phối hợp giải quyết công việc liên quan đến hoạt động thương mại. Chẳng hạn như quản lý hộ kinh doanh theo luật doanh nghiệp hiện nay thì phòng tài chính thương nghiệp tỉnh, huyện tiến hành làm thủ tục cấp đăng ký kinh doanh, ngành thuế đăng ký nộp thuế dẫn đến số liệu quản lý số hộ kinh doanh trên địa bàn thường không khớp nhau. Nguyên nhân là do nhiều hộ ra kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh mà chỉ có đăng ký nộp thuế hoặc có tình trạng đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký nộp thuế. Để khắc phục tình trạng này cần có quy định cụ thể để phối hợp giữa ngành Thương mại và ngành thuế, nguyên tắc là tất cả các hộ phải đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động và khi bắt đầu hoạt động kinh doanh thì đăng ký nộp thuế. Đồng thời trong quá trình hoạt động các hộ không chấp hành chính sách, chây ỳ không nộp thuế cơ quan thuế phối hợp với cơ quan thương mại thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động.

- Cần có quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương việc chấp hành chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế cho cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Hiện nay chỉ có các doanh nghiệp trực thuộc Sở Thương mại quản lý thì có gửi báo cáo định kỳ cho Sở chủ quản, còn các doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh ngành khác hoặc không có giấy phép đăng ký kinh doanh thì vẫn được hoạt động kinh doanh. Cho nên làm ảnh hưởng cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hợp pháp. Muốn làm tốt công tác quản lý thì các cơ quan quản lý vĩ mô phải tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hướng dẫn và phân cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương cho phù hợp và rút ngắn thời gian cho các doanh nghiệp đi đăng ký kinh doanh.

- Tổ chức quản lý đăng ký kinh doanh cho các thương nhân một cách thuận tiện, phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động của mô hình tổ chức hoạt động thương mại theo hướng.

+ Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh có quy mô hoạt động trong một khu vực rộng lớn gồm một số tỉnh, thành phố thì đăng ký kinh doanh tại Bộ Thương mại, sau khi cấp giấy phép thì Bộ Thương mại báo cáo Sở Thương mại biết để tiếp tục quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

+ Các doanh nghiệp nhà nước chỉ hoạt động ở quy mô trên địa bàn tỉnh (kể cả các doanh nghiệp TW quản lý) thì đăng ký kinh doanh tại Sở Thương mại.

+ Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bàn thị xã, huyện thì làm thủ tục đăng ký kinh doanh ở Sở Thương mại nhưng sau khi cấp giấy phép thì Sở phải thông báo cho địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để phòng Thương mại quản lý trên địa bàn huyện.

+ Các hộ kinh doanh thuộc về phòng Thương mại huyện cấp đăng ký kinh doanh và trực tiếp quản lý đồng thời thực hiện chế độ báo cáo về Sở Thương mại để tổng hợp các tỉnh, Bộ Thương mại.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w