7. Kết cấu của khoá luận
1.1.3.2. Những tác động của thương mạ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thương mại có những tác động tích cực sau:
- Về kinh tế:
+ Góp phần tạo ra thu nhập quốc dân là nguồn thu ngoại tệ quan trọng (ngoài thương), góp phần cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, ổn định và bền vững. + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Thúc đẩy đầu tư hợp tác kinh tế giữa các vùng, các quốc gia và các khu vực kinh tế thế giới.
+ Thúc đẩy cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới.
- Về xã hội (văn hoá, xã hội, chính trị, pháp luật):
+ Góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết những vấn đề dư thừa lao động và nạn thất nghiệp.
+ Giúp phát triển các vùng lạc hậu, vung sâu, vùng xa.
+ Xoá bỏ sự chênh lệch phát triển giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế trong nền kinh tế thế giới.
+ Củng cố các mối quan hệ kinh tế giữa các thành phần kinh tế, giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp.
+ ổn định và nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của dân cư. + Trên cơ sở xây dựng và củng cố các mối quan hệ kinh tế, thương mại góp phần thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, mở rộng giao lưu văn hoá, củng cố hoà bình, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.
+ Thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng chung.
+ Tái đầu tư để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững.
* Tác động tiêu cực của thương mại:
Sự phát triển của thương mại một cách tự phát, không có sự quản lý và định hướng đúng đắn của Nhà nước cũng có thể dẫn tới những tác động tiêu cực.
- Về kinh tế:
+ Sự phát triển thương mại một cách tự phát có thể dẫn đến khủng hoảng, gây nên sự lãng phí các nguồn lực trên phạm vi toàn xã hội.
+ Chạy theo lợi nhuận và cái lợi ích cục bộ một cách mù quáng đi lên những hoạt động thương mại bất hợp pháp, cạnh tranh không lành mạnh, buôn gian bán lận... phá hoại nền kinh tế.
+ Gia tăng cạnh tranh cũng như sự lệ thuộc của nền kinh tế mỗi quốc gia và bên ngoài...
- Về xã hội:
+ Phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội.
+ Nguy cơ xâm nhập các lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền du nhập lối sống và văn hoá ngoại lai xa lạ với lối sống và bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển dẫn đến sự bất bình đẳng, làm sâu sắc những mâu thuẫn giữa các quốc gia.
+ Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên nhiều khi đã là nguyên nhân trực tiếp của các xung đột giữa các dân tộc và giữa các quốc gia.
- Về môi trường tự nhiên:
+ Khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Để khai thác những mặt tích cực của thương mại và hạn chế những mặt tiêu cực của nó, hoạt động thương mại phải vận động theo cơ chế thị trường và phải chịu sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước.