7. Kết cấu của khoá luận
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thương mạ
- Khái niệm:
Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất của xã hội loài người, là cơ sở của đời sống xa hội, nhưng của cải vật chất sản xuất ra không đem trao đổi và tiêu dùng thì không phải là hàng hoá.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sản xuất ngày càng mở rộng làm cho lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự phân công lao động xã hội. Lúc đầu là phân công tự nhiên (mang tính tự phát), sau đó là phân công có ý thức. Chính nhờ sự phân công lao động xã hội đó mà hình thành các ngành kinh tế độc lập khác nhau. Các Mác đã chỉ ra rằng: "nếu xét riêng bản thân lao động thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp... là sự phân công lao động chung, và sự phân chia những ngành sản xuất ấy thành từng loại và như là sự phân công lao động đặc thù".
Quá trình phát triển từ công xã nguyên thuỷ đến chủ nghĩa tư bản đã hình thành khá rõ 3 cuộc phân công lao động xã hội lớn: mới đầu chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt, và hình thành một ngành nghề khác trong nông nghiệp, tiếp đó ngành thủ công tách ra khỏi nghề nông, đã hình thành sự chuyên môn hoá trong nông nghiệp và bắt đầu nhen nhóm ngành công nghiệp. Hoạt động
trao đổi, hình thành một nhóm người làm công việc mua đi bán lại, đó là thương nhân. Lúc này thương mại tách ra khỏi sản xuất và trở thành một ngành độc lập trong nền kinh tế quốc dân.
Các Mác đã chứng minh rằng, tư bản thương mại đã ra đời trước khi xuất hiện tư bản công nghiệp, hoạt động của tư bản thương mại trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa là một tiền đề quan trọng cho việc ra đời của tư bản công nghiệp, nhờ vào việc tích tụ vốn và tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các Mác viết:
Cho nên, chẳng lấy gì làm khó hiểu, tại sao tư bản thương nhân lại xuất hiện với tư cách là một hình thái lịch sử của tư bản, rất lâu trước khi tư bản khống chế được nền sản xuất. Bản thân sự tồn tại và phát triển tới một mức nào đó của tư bản thương nhân là điều kiện lịch sử của phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN). Vì đó là điều kiện tiên quyết của việc tích tụ tài sản bằng tiền và vì phương thức sản xuất TBCN giả định sản xuất nhằm mục đích buôn bán...
Khi tư bản công nghiệp đã giữ vị trí thống trị trong xã hội thì tư bản thương mại trở thành kẻ phục vụ cho tư bản công nghiệp và phụ thuộc vào tư bản công nghiệp. Các Mác đã nhấn mạnh: ở giai đoạn đầu của xã hội tư bản thương mại thống trị công nghiệp, trong xã hội hiện đại ngược lại.
Thương mại ra đời đánh dấu một sự phân công lao động trong xã hội, khi đó chức năng trao đổi hàng hoá đã trở thành công việc chuyên môn của một bộ phận lao động thoát ly sản xuất và phục vụ sản xuất bằng cách đưa hàng từ người sản xuất đến người tiêu dùng thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng, là hình thức trao đổi hàng hoá thông qua việc mua, bán và các dịch vụ thương mại.
Thương mại là một ngành kinh tế tương đối độc lập trong nền kinh tế quốc dân, nó không sản xuất ra của cải vật chất nhưng lại phục vụ cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế gắn liền với lĩnh vực
lưu thông hàng hoá với sản xuất hàng hoá. Việc hình thành và phát triển thương mại phụ thuộc vào sự phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở từng giai đoạn lịch sử quyết định. Trình độ của lực lượng sản xuất này ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng sâu sắc thì hoạt động thương mại được mở rộng cả về phạm vi, quy mô, cơ cấu hàng hoá, dịch vụ cũng đa dạng và phong phú hơn.
- Đặc điểm:
+ Thương mại là một lĩnh vực kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hoá bằng các phương thức khác nhau. Thương mại ra đời cùng với nền kinh tế hàng hoá và ngày càng phát triển. Cho đến nay, thương mại là một ngành kinh tế phát triển ở trình độ cao với quy mô rộng lớn trong nền kinh tế quốc dân của các nước, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cấu thành khu vực dịch vụ.
+ Thương mại tuy không phải là một ngành sản xuất vật chất độc lập, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất và quá trình chuyên môn hoá, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Thương mại trong điều kiện hiện nay chịu ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và phát triển nền kinh tế tri thức. Nó không chỉ đóng vai trò cung cấp đầu vào và giải quyết đầu ra cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hoá của toàn xã hội mà còn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia; phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và có hiệu quả. Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì thế, hoạt động thương mại ngày càng không hạn chế ở việc buôn bán các hàng hoá vật thể truyền thống mà
còn mở rộng sang các lĩnh vực mới như cả thương mại dịch vụ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ...ở nhiều nước phát triển, thương mại thường được hiểu rộng đến mức nhiều khi rất khó phân biệt ranh giới hoạt động thương mại với hoạt động khác.
+ Trong thời đại ngày nay, thương mại có tầm quan trọng đặc biệt với phát triển kinh tế. Do vậy hầu hết các quốc gia và vùng kinh tế trên thế giới đều rất quan tâm đến phát triển hoạt động thương mại. Trong xu hướng chung đó Đảng và Chính phủ Lào cũng rất quan tâm đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại của quốc gia. Chính phủ đã có nhiều chính sách quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có sự chú ý đặc biệt tới sự phát triển của ngành thương mại, là cơ sở quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế của Lào tăng trưởng và phát triển.
Thể hiện ý chí đó, Đại hội lần VII và VIII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã xác định chủ trương đổi mới trong phát triển kinh tế. Trong đó coi hoạt động thương mại là cầu nối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, nhằm phá vỡ kiểu sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp để chuyển sang phát triển kinh tế.