Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 108 - 183)

7. Kết cấu của khoá luận

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mạ

- Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại:

Chiến lược phát triển thương mại được xây dựng nhằm đề ra những mục tiêu phương hướng và hệ thống giải pháp lớn để huy động tối ưu các nguồn lực cho phát triển thương mại của quốc gia bao gồm: chiến lược thương mại trong nước và chiến lược thương mại quốc tế trong một thời gain khá dài (khoảng 10 năm, 20 năm) góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử. Hệ thống chiến lược thương mại trong nền kinh tế quốc dân thuộc nội dung quản lý Nhà nước về thương mại bao gồm: 1. Chiến lược thương mại quốc gia (thường do Bộ Thương mại xây dựng và được Chính phủ thông qua) thể hiện những quan điểm chủ đạo chung của Nhà nước đối với thương mại, mục tiêu tổng quát của ngành thương mại của các giải pháp vĩ mô; 2. Chiến lược thương mại vùng lãnh thổ là bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế vùng lãnh thổ do Bộ Thương mại xây dựng; 3. Chiến lược thương mại của tỉnh, thành phố là bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố.

Quy hoạch phát triển thương mại là một cấp độ thực hiện chiến lược thương mại nhằm thể hiện rõ ý tưởng của Nhà nước về bố trí lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực thương mại của quốc gia, gồm các nội dung chủ yếu như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng chung cho hoạt động thương mại, bố trí nguồn nhân lực và các loại hình chủ thể tham gia hoạt động thương mại. Hệ thống quy hoạch phát triển thương mại

trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: 1. Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân; 2. Quy hoạch phát triển thương mại theo vùng lãnh thổ; 3. Quy hoạch phát triển thương mại của các tỉnh, thành phố; 4. Quy hoạch phát triển thương mại của các ngành hàng chủ yếu.

Kế hoạch phát triển thương mại mang tính định hướng trong nền kinh tế quốc dân là việc Nhà nước xác định phương hướng, mục tiêu, cơ cấu phát triển thương mại và thị trường trong từng giai đoạn (thường là 5 năm gọi là kế hoạch dài hạn, 2 - 3 năm gọi là kế hoạch trung hạn, 1 năm gọi là kế hoạch ngắn hạn), cũng như xác định cá biện pháp để đạt mục tiêu đó, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong từng thời đoạn cụ thể. Kế hoạch hoá thương mại vừa là phương pháp vừa là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện vai trò hướng dẫn, định hướng phát triển thương mại và thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu của kế hoạch hoá định hướng phát triển thương mại là nhằm giữ một sự cân đối lớn của thị trường và thương mại, ổn định thị trường, phát triển lưu thông hàng hoá, phát triển xuất nhập khẩu (XNK) và lợi nhuận. Đối tượng của kế hoạch phát triển thương mại bao quát toàn bộ các quá trình kinh tế trong ngành thương mại, cá hoạt động thương mại trong nước và với nước ngoài, trọng tâm là các quan hệ tổng cung - tổng cầu, quan hệ tiền hàng, quan hệ cung - cầu từng mặt hàng thiết yếu, các cơ cấu thương mại chủ yếu.

Kế hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân gồm kế hoạch phát triển thương mại quốc gia, kế hoạch phát triển thương mại của vùng lãnh thổ, kế hoạch phát triển thương mại của các tỉnh, thành phố.

Chính sách thương mại thuộc hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước, là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp, mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong nước và hoạt động thương mại quốc tế trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các

mục tiêu xác định trong chiến lược phát triển thương mại quốc gia nói riêng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung trong thời kỳ lịch sử. Chính sách thương mại được phân thành nhiều chính sách bộ phận, gồm: chính sách lưu thông hàng hoá, chính sách ngoại thương, chính sách thương nhân, chính sách phát triển thị trường, chính sách thương mại đối với các vùng đặc thù (miền núi, vùng sâu, vùng xa...), chính sách thuế quan, chính sách bảo vệ người tiêu dùng, chính sách hội nhập khu vực và thế giới... Trong mỗi chính sách, bộ phận nói trên lại được phân nhỏ thành các chính sách riêng biệt khác nhau. Ví dụ chính sách ngoại thương được phân thành 3 chính sách bộ phận: chính sách phát triển quan hệ thương mại giữa quốc gia với các nước, các đối tác thương mại chủ yếu; chính sách xuất khẩu, chính sách nhập khẩu. Trong chính sách xuất khẩu lại được phân nhánh thành các chính sách bộ phận như: chính sách thị trường xuất khẩu, chính sách mặt hàng xuất khẩu, chính sách thương nhân tham gia hoạt động xuất khẩu (quyền kinh doanh xuất khẩu), chính sách hỗ trợ xuất khẩu.

- Ban hành các quy định pháp luật và văn bản pháp quy về thương mại:

Nhà nước phải xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp đồng bộ, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại theo yêu cầu của cơ chế thị trường. Hệ thống luật pháp này bao gồm luật và các văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ Thương mại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác. Bảo đảm tính hệ thống, nhất quán và tương đối ổn định của pháp luật là khâu trọng yếu đầu tiên của quản lý Nhà nước.

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy định do Nhà nước ban hành tạo thành một hệ thống thống nhất, bao gồm những văn bản luật và những văn bản quản lý Nhà nước (dưới luật). Các văn bản luật, pháp quy đều chứa đựng các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc chung với toàn xã hội hoặc một nhóm xã hội và được thực hiện lâu dài.

Hệ thống các văn bản pháp luật của một đất nước, thông thường bao gồm: hiến pháp, cá đạo luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội (hoặc nghị viện), pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (hoặc tổng thống); nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.

Các văn bản pháp luật về thương mại gồm: 1. Luật thương mại; 2. Các luật về tổ chức doanh nghiệp (như luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp...) các nghị định và quyết định của Chính phủ về tổ chức doanh nghiệp, các thông tư, công văn, chỉ thị, quyết định của Bộ Thương mại (hoặc cơ quan tương tự) và các Bộ ngành hữu quan liên quan đến tổ chức doanh nghiệp; 3. Các văn bản hiện hành về quản lý kinh doanh trong nước; 4. Các văn bản về xuất nhập khẩu, các văn bản về quản lý thị trường; 5. Các văn bản về đầu tư liên quan đến thương mại; 6. Các văn bản về tiêu chuẩn chất lượng về quản lý đo lường chất lượng hàng hoá; 7. Các văn bản về thuế trong nước và về thuế quan; 8. Các văn bản về văn phòng đại diện thương mại; 9. Các văn bản về hải quan; 10. Các văn bản về hợp đồng kinh tế và trọng tài thương mại.

- Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động thương mại các cấp:

Tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở mỗi nước có những đặc thù riêng theo quy định của Hiến pháp và luật pháp của từng nước, đồng thời, tuỳ thuộc vào thiết chế và thể chế chính trị và hành chính của Chính phủ từng quốc gia. Tuy nhiên điểm chung giữa các nước là đều có Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng (hoặc Tổng thống ở một số nước). Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất nắm quyền hành pháp. Chính phủ ở hầu hết các nước đều có chức năng cơ bản là thống nhất việc quản lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an

ninh và đối ngoại của Nhà nước; lập quy để thực hiện các luật do quyền lập pháp định ra; quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước; quản lý bộ máy hành chính Nhà nước và quản lý nhân sự của bộ máy đó; tham gia quá trình lập pháp.

Cơ cấu tổng thể Nhà nước ở các nước đều do Hiến pháp các nước đó quy định và chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế cũng thuộc cơ cấu tổ chức và cơ chế phân bổ quyền lực do hiến pháp quy định. ở các nước theo chế độ tư bản chủ nghĩa đều theo nguyên tắc tam quyền phân lập: quyền lập hiến - lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ba quyền này phân lập theo chức năng của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước. Do đó việc xác định chủ thể quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung, về thương mại nói riêng không quá phức tạp - đó là Chính phủ. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại là cơ cấu của Chính phủ, người đứng đầu cơ quan, Bộ trưởng là thành viên trong Chính phủ.

ở một số nước còn phân định cụ thể hơn nữa về chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế, ví dụ: Bộ Thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại trong phạm vi cả nước (Hoa Kỳ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc...). Nhưng cũng có một số nước, chức năng quản lý Nhà nước về thương mại lại được giao cho các Bộ như: Bộ Kinh tế (Pháp), Bộ Công thương (Nhật Bản và Philippin), Bộ Ngoại giao và Thương mại (Austraylia)...

Vấn đề phân cấp theo ngành, theo lãnh thổ và vùng là vấn đề phức tạp và luôn luôn là vấn đề thời sự của các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Cơ quan nào của Nhà nước có vai trò trọng tâm của quản lý Nhà nước về kinh tế ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là vấn đề phức tạp, xong có ý nghĩa quan trọng. Vì đây không phải là vấn đề đơn lẻ mà nó là kết quả của chuyển đổi đồng bộ các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế.

Bộ Thương mại có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước về thương mại hàng hoá và dịch vụ thương mại. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ các cơ quan thuộc Chính phủ khác cũng có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về thương mại đối với một số lĩnh vực được phân công phụ trách và có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại để thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại theo quy định của Chính phủ. Để giúp cho công tác nghiên cứu, trường đại học trung tâm đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thương mại; các cơ quan tham tấn kinh tế thương mại, đại diện thương mại ở nước ngoài làm nhiệm vụ môi giới, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường.

Đối với bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại ở các địa phương (tỉnh, thành phố, vùng lãnh thổ) ở mỗi nước có những đặc thù riêng, chính quyền các cấp quản lý thương mại trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Thương mại là cơ quan tham mưu, trực tiếp giúp chính quyền tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương. Đơn vị cuối cùng trong hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại.

ở cấp cơ sở là phòng Thương mại quận, huyện và tổ quản lý thị trường cấp xã, phường làm nhiệm vụ thi hành luật pháp và các chỉ thị, quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn được giao.

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại:

Bao gồm những nội dung cụ thể như thanh tra, kiểm tra sự phù hợp của chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường với: tiêu chuẩn Lào bắt buộc áp dụng, đăng ký chất lượng hàng hoá, các quy định về an toàn vệ sinh môi trường. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện những quy định về ghi nhãn sản phẩm của hàng hoá lưu thông trên thị trường. Thanh tra, kiểm tra tính hợp pháp của các dụng cụ đo lường có liên quan đến việc kinh doanh hàng hoá trên thị trường và hàng hoá gói sẵn trên định lượng. Thanh tra, kiểm tra các

vụ việc về sản xuất hoặc buôn bán hàng giả, buôn lậu, buôn bán không có hoá đơn trên thị trường. Thanh tra, kiểm soát phòng và chống gian lận thương mại trên phạm vi cả nước, phạm vi từng địa bàn lãnh thổ,...

1.2.2. Yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thươngmại ở Lào mại ở Lào

Trong những năm qua CHDCND Lào đã giữ vững và thực hiện đường lối đổi mới quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại của Lào

- Một là: phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế vào hoạt động

thương mại, trong đó thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, khuyến khích mọi thành viên kinh tế tham gia, khai thác vốn liếng, tái sản xuất, kinh nghiệm nhằm phát triển thương mại, làm cho thị trường sôi động, hàng hoá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu phụ vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ cho doanh nghiệp thương mại Nhà nước có đủ tiềm lực kinh tế thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước nói chung và thương mại nói riêng là "làm đòn bẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội, mở đường hướng dẫn hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tàng cho sản xuất xã hội mới" [26, tr. 93].

- Hai là: xác định đúng chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động

thương mại phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là vấn đề rất mới mẻ Lào chưa trải qua, chưa có kinh nghiệm... mặt khác hoạt động thương mại với tư cách là đối tượng quản lý lại đang quá trình đổi mới hình thành, phát triển và hoàn thiện. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế và quản lý đã và đang góp phần xác định một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học về chức năng và nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, trong bước

chuyển sang cơ chế thị trường. Điều rất quan trọng là trong thời gian gần đây, Bộ Thương mại đã và đang tổ chức việc nghiên cứu kinh tế thương mại, các công trình nghiên cứu để hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại ở Trung ương đến địa phương. Nhờ đó việc xác định đúng đắn và hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, sẽ có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn. Mặt khác luật thương mại đã được Quốc hội khoá V kỳ họp thứ 8 đã thẩm tra ngày 7/10/2005 nhưng chưa thông qua.

- Mở rộng thị trường ngoài nước gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đặt hiệu quả kinh doanh thương mại trong hiệu quả kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế.

Chủ trương đưa nền kinh tế của Lào vào hội nhập với thị trường thế giới và khu vực, chuyển hoạt động kinh tế đối ngoại hướng mạnh vào xuất khẩu dựa trên sự khai thác các lợi thế so sánh là để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống nhân dân. Vì vậy trong khi hết sức coi trọng mở rộng thị trường ngoài nước, hoạt động thương mại phải lấy thị trường trong nước làm cơ sở, gắn ngoại thương với nội thương, đặt các hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu trong yêu cầu tạo tiền đề và cơ sở vật chất để thúc đẩy sản

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 108 - 183)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w