Tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 44 - 49)

- Tình hình hoạt động thương mại trước năm 2006:

Tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo có những điểm chung với hoạt động thương mại toàn quốc gắn với từng giai đoạn chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong những năm đổi mới thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và

chính sách tự do hoá thương mại theo tinh thần Đại hội lần thứ IV và V của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã xác định đổi mới trong phát triển kinh tế, trong đó coi hoạt động thương mại là cầu nối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, nhằm phá vỡ kiểu sản xuất tự nhiên, tự cung tự cấp để sang phát triển kinh tế hàng hoá, nhằm mục tiêu phát triển sản xuất và đời sống ngày càng nâng cao.

Tỉnh Bó Kẹo với điều kiện thuận lợi cơ bản là có biên giới giáp Thái Lan và Myanmar. So với các tỉnh khác, phát huy lợi thế của tỉnh nên trong thời gian qua, tỉnh đã đạt được những kết quả đáng mừng trong hoạt động thương mại. Đến nay tỉnh đã có nhiều biện pháp để thực hiện nhất quán chính sách tự do hoá thương mại theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, kiên quyết xoá bỏ mọi ranh giới chia cắt thị trường giữa các vùng trong tỉnh và giữa các tỉnh khu vực với bên ngoài... đây là một chính sách tốt để tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Đồng thời từ chỗ hoạt động thương mại thuộc khu vực của nhà nước, đến nay với chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế đã thu hút được một lực lượng lớn khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động thương mại dịch vụ.

Nhìn chung khi chuyển sang kinh tế thị trường hoạt động thương mại với nhiều chủ thể, hình thức sở hữu tham gia, giai đoạn từ trước năm 2006 các doanh nghiệp thương nghiệp và thương nhân mua bán bị chao đảo, lâm vào tình trạng bế tắc, mất vai trò chủ đạo thị trường "các công ty thương nghiệp của nhà nước và tư nhân còn bỏ trống một số lĩnh vực và địa bàn trọng yếu. Dần dần doanh nghiệp thương mại thay đổi phương thức kinh doanh, từng bước thích ứng với cơ chế mới vượt lên nắm khâu bán buôn, chi phối bán lẻ, doanh nghiệp thương mại được chấn chỉnh, tổ chức đổi mới sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, các công ty bước đầu đã chặn được thua lỗ kéo dài. Tình hình

hoạt động thương mại trong giai đoạn năm 2001-2005 chẳng hạn tình hình luân chuyển hàng hoá năm 2001 - 2005:

- Năm 2005-2006 thực hiện được 27.295 triệu kíp, so với kế hoạch năm tăng 10% bằng 47.340 triệu kíp.

- Năm 2006-2007 đạt được 354.253 triệu kíp, so với năm 2005 - 2006 tăng 19,73% bằng 58.376 triệu kíp.

- Năm 2007-2008 đạt được 460.529 triệu kíp so với năm 2006 - 2007 tăng 30% bằng 106.276 triệu kíp.

- Năm 2008-2009 đạt được 619.412 triệu kíp so với năm 2007-2008 tăng 34,5% bằng 158.882 triệu kíp.

- Năm 2009 - 2010 đạt được 813.721 triệu kíp so với năm 2008-2009 tăng 32,8% bằng 201.308 triệu kíp.

- Tình hình phát triển hoạt động thương mại 2006 - 2010:

Qua hơn mười năm thực hiện công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo, sau nhiều lần củng cố, sắp xếp, triển khai quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại, từ năm 2006 đến nay hoạt động thương mại đã hình thành rõ nét từng thị trường, từng loại doanh nghiệp và hình thức sở hữu của mọi thành viên kinh tế tham gia trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo.

Nhờ chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần các tổ chức thương mại và các cơ quan chức năng đã chú ý cải cách quản lý các đơn vị kinh doanh đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả. Cụ thể là:

+ Đã có kế hoạch thúc đẩy các công ty xuất nhập khẩu tìm mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả, đồng thời quản lý nghiêm ngặt hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Có sự quản lý tương đối hiệu quả về giá cả các loại hàng hoá, đặc biệt là đối với các loại hàng hoá chiến lược, tránh tình trạng giá cả leo thang trong những ngày hội, ngày lễ.

+ Đã có quan hệ với các ngành có liên quan để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, thực hiện chính sách bảo hộ với một số loại hàng hoá để phát triển những loại hàng hoá này trong giai đoạn đầu.

+ Quản lý theo dõi chặt chẽ việc thu mua lương thực - thực phẩm của công ty cũng như các hộ kinh doanh lương thực trong tỉnh về giá cả và số lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, an ninh quốc phòng và thực hiện giá đúng theo hướng dẫn của Bộ Thương mại trong từng giai đoạn.

+ Tổ chức cho các đơn vị kinh doanh các hộ kinh doanh năm và hiểu biết các nghị quyết, pháp luật, luật lệ trên cơ sở đó họ thực hiện kinh doanh theo đúng luật pháp. Vì vậy các nhà kinh doanh và nhân dân đã chấp nhận, hiểu và làm đúng những chủ trương, chính sách, luật pháp của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Như vậy hoạt động thương mại ở Lào thời gian qua ngày càng phát triển. Về số lượng hàng hoá được luân chuyển trong tỉnh và hàng hoá trong tỉnh đi các tỉnh khác cùng với hoạt động xuất nhập khẩu liên tục gia tăng kể từ khi có đường lối đổi mới của Đảng vào năm 1986 thì có thể nói giai đoạn 1990-1996 mức độ luân chuyển lại giảm so với những năm 1986-1990. Nhưng kể từ năm 1996 đến nay tốc độ luân chuyển hàng hoá liên tục gia tăng, đặc biệt là các năm 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng như sau:

* Tình hình luân chuyển hàng hoá của tỉnh:

- Năm 2005 - 2006 thực hiện được 54.835.755 triệu kíp, so với kế hoạch năm tăng 18,48% bằng 46.280.325 triệu kíp.

- Năm 2006-2007 thực hiện được 55.932.470 triệu kíp, so với năm 2005-2006 tăng 2% bằng 1.118.649 triệu kíp.

- Năm 2007-2008 đạt được 57.268.830 triệu kíp, so với năm 2006-2007 tăng 2,39% bằng 1.368.725 triệu kíp.

- Năm 2008-2009 đạt được 65.468.399 triệu kíp, so với năm 2007-2008 tăng 14,31% tăng 9.388.168 triệu kíp.

- Năm 2009 - 2010 đạt được 72.061.066 triệu kíp, so với năm 2008- 2009 tăng 10,07% bằng 7.256.549 triệu kíp.

* Tình hình xuất khẩu:

- Năm 2005 - 2006 đạt được 1.338.386 USD, so với kế hoạch năm (1.822.087 USD), giảm 26,55% bằng (483.581,88 USD).

- Năm 2006 - 2007 đạt được 2.055.670 USD, so với 2005-2006 (1.338.386 USD) tăng 53,59% bằng (1.101.633,55 USD).

- Năm 2007 - 2008 đạt được 2.151.562 USD so với năm 2006-2007 (2.055.670 USD) tăng 4,66% bằng (100.262,78 USD).

- Năm 2008-2009 đạt được 2.999.922,89 USD so với năm 2007-2008 (2.151.562 USD) tăng 39,43% bằng (118.286,59 USD).

- Năm 2009-2010 đạt được 3.299.915,17 USD so với năm 2008-2009 (2.999.922,89 USD) tăng 10% bằng (329.991,51 USD).

* Hàng hoá nhập khẩu:

- Năm 2005 - 2006 đạt được 1.763.580 USD. - Năm 2006 - 2007 đạt được 1.365.580 USD. - Năm 2007 - 2008 đạt được 1.996.977 USD. - Năm 2008 - 2009 đạt được 2.100.000 USD. - Năm 2009 - 2010 đạt được 2.247.000 USD.

Tổng giá trị nhập khẩu trình bày ở trên là hàng hoá Sở thương mại cấp giấy phép công ty nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng cần thiết như: xe ô tô, xe máy các loại, vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng, công cụ điện lực, máy móc nông nghiệp.

Ngoài ra trên thị trường còn nhiều mặt hàng nhập lậu tỉnh không thể nắm vững số liệu cụ thể được.

* Dịch vụ hàng quá cảnh

Do địa lý, địa hình và đặc điểm của tỉnh có điều kiện thuận lợi, vì vậy việc dịch vụ hàng hoá quá cảnh từ Thái Lan đi Trung Quốc ngược lại Trung Quốc đi Thái Lan phải qua tỉnh Bó Kẹo tổng giá trị hàng hoá quá cảnh năm 2000-2004 đạt 12.564.388 USD, bình quân mỗi năm khoảng 3.141,097 USD [55, tr.5].

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w