7. Kết cấu của khoá luận
1.1.2. Vai trò của hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xác định rõ vai trò của thương mại cho phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển.
+ Trước hết thương mại là một bộ phận của quá trình tái sản xuất. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất và sản xuất với tiêu dùng. Sự vận động của sản phẩm hàng hoá qua khâu thương mại để hoạt động tiếp tục cho sản xuất hoặc đi vào tiêu dùng cá nhân. ở vị trí cấu thành của quá trình tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu của quá trình tái sản xuất. Khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu
dùng. Vì vậy thương mại là hợp phần của sản xuất hàng hoá. Sản phẩm hàng hoá có mục đích từ trước là để thoả mãn nhu cầu của người khác, sản xuất ra để trao đổi mua bán. Hoạt động thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá. ở đây có thể phát triển ý kiến của ăngghen rằng: sản xuất và thương mại là hai mặt của kinh tế, có thể coi như trục hoành và trục tung của đồ thị kinh tế.
+ Thương mại làm cho sản xuất hàng hoá phát triển chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá lớn. Phát triển thương mại cũng có nghĩa là phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ, làm cho con người năng động, dần thích nghi với cách thức của nền sản xuất hàng hoá, đó là con đường ngắn nhất để chuyển từ sản xuất tự nhiên tự cấp, tự túc thành sản xuất hàng hoá.
+ Thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lợi nhuận là mục đích của hoạt động thương mại. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến công tác, áp dụng khoa học công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sản xuất phải năng động, phải không ngừng nâng cao tay nghề chuyên môn và tính toán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển.
+ Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới. Người tiêu dùng bán không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí, lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Thương mại một mặt làm cho nhu cầu trên thị trường gần với nhu cầu thực tế, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu.
Thương mại đáp ứng nhu cầu tốt hơn chế độ trao đổi hiện vật. Thương mại luôn buộc các nhà sản xuất phải đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, điều này tác động ngược lại người tiêu dùng làm khơi dậy những nhu cầu tiềm tàng. Tóm lại thương mại làm tăng nhu cầu và đó là gốc rễ cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thương mại đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thương mại giữa các nước không ngừng phát triển. Điều đó giúp cho chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy lợi thế so sánh, từng bước đưa thị trường trong nước hội nhập với thị trường thế giới, đó cũng là con đường để phát triển kinh tế.
+ Thương mại giúp xã hội sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động:
Do có thương mại, các nhà sản xuất có thể tiến hành sản xuất liên tục, không phải dùng sản xuất để tiêu thụ sản phẩm, nên có thể tăng hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị tăng năng suất lao động giảm chi phí sản xuất.
Do có thương mại nên chi phí lưu thông, bao gồm chi phí bảo quản, đóng gói, chuyên chở, v.v... có thể giảm nhiều so với chi phí lưu thông mà các nhà sản xuất tư làm.
+ Thương mại thúc đẩy và tạo điều kiện phân công lao động xã hội: Phân công lao động xã hội là một trong nhiều biện pháp tăng năng suất lao động xã hội. Mà việc không ngừng tăng năng suất lao động quan trọng như thế nào thì chúng ta đã biết.
Nhờ có thương mại, nhà sản xuất có thể yên tâm sản xuất, nhờ thương mại nhà sản xuất có thể nắm được cầu một cách rộng khắp, nhanh chóng, từ đó sớm có sự lựa chọn chuẩn xác phương án cung của mình sao cho tối ưu.
+ Thương mại giúp xã hội mở rộng quan hệ hàng hoá trên phạm vi ngày càng rộng lớn, nhờ đó mà nâng cao mức sống vật chất, văn hoá của con người:
Nhờ có ngành thương mại, trong đó có ngoại thương, nhân loại toàn cầu có thể thụ hưởng thành quả lao động của nhau.
Thông qua hàng hoá, con người có thể giao lưu văn hoá, thúc đẩy trí tuệ phát triển làm cho xã hội sinh động hơn. Chính trên ý nghĩa đó, danh nhân Việt Nam Lê Quý Đôn đã nói: "phi thương bất hoạt".