Mối quan hệ của hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 103 - 105)

7. Kết cấu của khoá luận

1.1.3.1. Mối quan hệ của hoạt động thương mạ

* Mối quan hệ giữa thương mại với sản xuất và tiêu dùng trong tái sản xuất xã hội:

- Thương mại giữ vị trí trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, chính thương mại kết nối và thực hiện sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua hoạt động mua bán bằng tiền. Thương mại là điều kiện không thể thiếu của tái sản xuất xã hội.

- Thương mại một mặt chịu sự tác động quyết định của sản xuất và tiêu dùng (quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển của thương mại do quy mô, cơ cấu và sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng quy định). Ngược lại sự phát triển của thương mại có tác động trở lại làm biến đổi quy mô, cơ cấu và sự phát triển của cả sản xuất lẫn tiêu dùng.

* Thương mại phản ánh tổng hợp nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể của nền kinh tế thông qua hoạt động mua bán trên thị trường:

- Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế của các chủ thể kinh tế được phản ánh chủ yếu trên thị trường thông qua mua bán gắn liền với hoạt động thương mại.

- Những mối quan hệ thương mại này có liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau (chính phủ, các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân người tiêu dùng cũng như có liên quan tới mọi thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế).

- Thương mại chịu ảnh hưởng tác động của các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể kinh tế nói trên. Mặt khác, thương mại cũng tác động trở lại góp phần xây dựng và củng cố mối quan hệ, xác lập địa vị của họ về kinh tế thông qua các mối quan hệ mua bán.

* Thương mại là một hệ thống mở với môi trường bên ngoài (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, luật pháp và môi trường tự nhiên)

- Thương mại là một hệ thống tập hợp các yếu tốt có mối liên hệ qua lại thực hiện việc trao đổi mua bán hàng hoá và các dịch vụ bằng tiền với mục tiêu kinh doanh hoặc phi kinh doanh như chúng ta đã nói ở trên.

- Hệ thống thương mại được hình thành bởi hai hệ thống con, đó là cung và cầu.

+ Cung được hình thành bởi sản xuất, người bán đại diện cho sức cung trên thị trường.

+ Cầu được hình thành bởi tiêu dùng dựa trên cơ sở khả năng thanh toán của xã hội. Người mua đại diện cho sức cầu của thị trường.

- Hai hệ thống con của hoạt động thương mại được liên hệ với nhau bởi các hoạt động và mối quan hệ qua lại giữa người mua và người bán trên thị trường như: hoạt động Marketing, hệ thống kênh phân phối của thị trường...

- Thương mại là một hệ thống mở trong sự tương tác qua lại với môi trường bên ngoài.

- Thương mại chịu ảnh hướng tác động của các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, pháp luật, tự nhiên. Những yếu tố môi trường này có thể tác động thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của thương mại.

- Thương mại cũng tác động trở lại đến tất cả các yếu tố môi trường bên ngoài. Những tác động này khá đa dạng và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của tái sản xuất. Phạm vi tác động của thương mại rất rộng, nó liên quan đến mọi người, mọi tổ chức, mọi thành viên kinh tế. Những tác động này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng ra cả phương diện chính trị, xã hội, luật pháp, văn hoá và môi trường tự nhiên.

- Những tác động của thương mại rất phức tạp và đa chiều. Chúng có thể những tác động tích cực (thúc đẩy hoặc đưa lại những lợi ích), cũng có thể là các tác động tiêu cực (cản trở hoặc dẫn đến những tổn thất). Kết quả của những tác động này có thể lượng hoá được (đo lường được) nhưng nhiều trường hợp chúng rất khó định lượng. Tác động của thương mại có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, phạm vi ảnh hưởng của chúng rất khác nhau. Có nhiều hoạt động thương mại mà ảnh hưởng của chúng chỉ trong một phạm vi hẹp và trong một thời gian ngắn, ngược lại có những tác động mà ảnh hưởng của chúng rất rộng rãi và lâu dài. Trong một số trường hợp, hậu quả của những tác động thương mại là có thể sửa chữa được nhưng một số trường hợp hậu quả lại có thể là vĩnh viễn hoặc nếu sửa chữa được thì phải tốn kém nhiều tiền của và thời gian.

- Nghiên cứu những tác động của thương mại rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho việc thúc đẩy hoạt động thương mại ở phạm vi doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh mà còn giúp cho việc quản lý các hoạt động thương mại ở phạm vi vĩ mô một cách có kết quả và hiệu quả, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của thương mại cũng như sự phát triển kinh tế bền vững.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w