Cải tiến phương thức tác động của quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 79 - 81)

hoạt động thương mại

Chuyển sang kinh tế thị trường, đối tượng quản lý đã thay đổi một cách căn bản, trước đây đối tượng quản lý chỉ có các doanh nghiệp, thương nghiệp quốc doanh, tập thể nhưng hiện nay đối tượng quản lý là tất cả các thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường xã hội. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi phương thức tác động của nhà nước đối với hoạt động thương mại từ chỗ nhà nước tác động bằng công cụ hành chính, chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh tập trung cao độ chuyển sang tác động bằng quyền lực của nhà nước, sử dụng luật pháp, kế hoạch định hướng và những công cụ kinh tế khác để điều tiết thị trường xã hội. Để tiếp tục cải tiến phương thức quản lý nhà nước về hoạt động thương mại cần phải:

- Cải tiến phương thức quản lý hành chính bằng hệ thống các công cụ phù hợp với cơ chế thị trường, thông qua đó nhà nước tạo môi trường, hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển: bảo đảm sự ổn định chính trị, cơ chế chính sách và luật pháp kinh tế đồng bộ, khống chế lạm phát, cân đối thu chi, tăng khả năng thanh toán dân cư, kích thích tiêu dùng hợp lý...

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách và các quy chế hoạt động của các thành phần kinh tế, nhất là luật kinh tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện tạo ra một hành lang pháp lý để tác động điều chỉnh các hoạt động thương mại theo các luật doanh nghiệp, luật công ty, luật phá sản và luật đầu tư nước ngoài tại Lào đã ban hành có hiệu lực nhưng vẫn phải tiếp

- Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước của tỉnh đối với hoạt động thương mại, một phần quan trọng để đóng góp hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, nhà nước cần sớm ban hành luật thương mại, đó là một tiền đề cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nhà nước về hoạt động thương mại tỉnh nói riêng thực hiện chức năng vai trò của mình và đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý.

- Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá, xây dựng mô hình kết hợp kế hoạch với thị trường. Trước hết phải tạo lập đồng bộ các loại thị trường bao gồm thị trường hàng hoá dịch vụ, vốn, lao động, bất động sản, công nghệ dịch vụ, tư vấn, tiếp thị... Công tác kế hoạch hoá phải chuyển từ kế hoạch hoá trực tiếp sang kế hoạch hoá định hướng gián tiếp là chủ yếu. Nghĩa là phải xoá bỏ mọi hình thức áp đặt giao kế hoạch cho cơ sở, bảo đảm quyền tự chủ kế hoạch của các doanh nghiệp thương mại và thương nhân.

Trong thời gian chuyển sang kinh tế thị trường, xây dựng cơ chế quản lý kinh tế xã hội mang tính cấp bách, nó đan xen vào nhau, vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau, đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ, không được biệt lập, riêng rẽ. Nhưng vấn đề cơ bản của nền kinh tế có những mục tiêu và giải pháp khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau. Bởi vậy phải đặt trong tổng thể của nền kinh tế quốc dân để giải quyết vấn đề. Mục tiêu điều tiết thị trường thương mại nhà nước nằm trong hệ thống mục tiêu kinh tế xã hội, đáp ứng mục tiêu cao nhất là ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, phát triển toàn diện con người, xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh trên cơ sở một sản xuất hàng hoá phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, phát huy mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực phát sinh. Hiện nay các công cụ quản lý và điều tiết các hoạt động thương mại của nhà nước gồm có:

+ Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại bằng công cụ kế hoạch hoá.

+ Quản lý hoạt động thương mại bằng công cụ tài chính.

+ Các công cụ khác (nhà nước sử dụng hệ thống kho đệm và dự trữ quốc gia để can thiệp vào thị trường).

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w