Phương hướng phát triển thương mại và đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 70 - 74)

nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh

- Phương hướng phát triển thương mại ở tỉnh Bó Kẹo trong thời gian tới.

Để thực hiện được những mục tiêu chung về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Sở Thương mại đã đề ra chiến lược phát triển thương mại đến năm 2010 với các nội dung như sau.

- Trong thời gian tới phải tăng hàng hoá bán buôn và bán lẻ và lưu thông hàng hoá bình quân 10%/năm GDP của tổng giá trị lưu thông đến 2010 là 414,254 tỷ kíp.

- Tốc độ gia tăng hàng hoá xuất khẩu bình quân 12% dự tính đến năm 2010 hàng hoá xuất khẩu có giá trị 22,161.500 USD.

- Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá bình quân 6-7%/năm (dự kiến giá trị hàng hoá nhập khẩu từ năm 2006-2010 là 13.856.400USD không tính hàng hoá nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư nước ngoài.

- Phấn đấu đến 2010, 80% cụm bản phải có hộ gia đình bán lẻ hàng hoá cần thiết sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân.

- Mở rộng hoạt động thương mại trên tất cả các vùng nhất là vùng nông thôn miền núi, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đời sống, làm cho hoạt động thương mại thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Mở rộng hoạt động thương mại đến các vùng chính là gắn liền với mở rộng phát triển thị trường, lưu thông hàng hoá. Đổi mới quản lý nhà nước phải

chú trọng phát triển thị trường vùng sâu; vùng xa bằng các chính sách khuyến khích phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là mở rộng giao thông, phương tiện vận chuyển các chợ nông thôn, các tụ điểm dân cư, các cửa hàng đại lý buôn bán vật tư và nông phẩm... do vậy trong thời gian tới cần quan tâm chú ý đến đầu tư cho kết cấu hạ tầng ở nông thôn, thì hoạt động thương mại phát triển nhanh, đa dạng với nhiều hình thức phong phú, nhà nước tăng cường kiểm tra để hoạt động đúng pháp luật.

Cơ sở hạ tầng là nền tảng của hoạt động dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế, các yếu tố đầu ra và đầu vào đảm bảo cho quy trình sản xuất của đất nước tiến hành một cách thường xuyên liên tục với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng. Cơ sở hạ tầng còn được xem là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng trong nước và giữa các quốc gia với nhau. Thực tiễn đã cho thấy cơ sở hạ tầng phát triển đến đâu thì kinh tế hàng hoá phát triển đến đó; thị trường hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện.

- Trước hết thương mại phát triển cần mở rộng mạng lưới chợ, cửa hàng mua bán đến các bản, trung tâm cụm bản để tạo điều kiện cho các hộ nông dân giao lưu mua bán. Dưới sức ép của toàn cầu hoá, các nước đều phải tái tạo lại cấu trúc thị trường theo hướng mở, giảm hàng rào thuế quan, cắt giảm sự bảo hộ... lúc này yếu tố cạnh tranh cho tiêu thụ nông sản phẩm, cần phải đa dạng hoá các kênh và cấp độ lưu thông để hàng hoá lưu chuyển nhanh nhất, chi phí thấp nhất từ nơi sản xuất đến địa chỉ tiêu dùng.

- Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước giúp cho thị trường phát triển lành mạnh lưu thông hàng hoá thông suốt giá cả ổn định, ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ nâng giá, chống buôn lậu gian lận thương mại.

Mục tiêu quản lý của Nhà nước là nhằm làm cho thị trường phát triển lành mạnh, mở rộng thị trường đến cả các vùng, miền nhất là thị trường nông

thôn, miền núi, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống dân cư, với giá cả ổn định, làm cho lưu thông hàng hoá thực sự góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội trên phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá góp phần phân phối lại thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực của cơ chế thị trường.

Để đảm bảo định hướng XHCN cần giải quyết 3 vấn đề chủ yếu sau:

Một là, vấn đề cơ bản hiện nay là cần làm cho thương mại nhà nước

hoạt động thực sự có hiệu quả, khắc phục tình trạng vô chủ, làm cho tài sản, vốn liếng có chủ sở hữu trực tiếp, có lợi ích, có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, tạo động lực phát triển và ngăn chặn các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.

Hai là, xúc tiến phát triển thương mại nhà nước trong quá trình thay đổi

cơ cấu kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước không thể thiếu được nhằm đảm bảo những khâu cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội mà tư nhân không có khả năng làm hoặc dễ gây thương hại cho lợi ích chung như ô nhiễm môi trường, công trình phúc lợi công cộng, các mặt hàng chính sách phục vụ nhiệm vụ chính trị – xã hội.

Ba là, trong tình hình hoạt động thương mại hiện nay, khu vực kinh tế

tư nhân phát triển nhanh nhưng mới hình thành nên còn nhỏ yếu, cần đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp kinh tế nhà nước có hiệu quả, trong đó thương mại nhà nước giữ vai trò là nguồn lực kinh tế, một phương tiện quan trọng không thể thiếu được để nhà nước sử dụng can thiệp, điều tiết thị trường, hỗ trợ và hướng dẫn các thành phần thương mại nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu nắm vững những khâu then chốt và hoạt động có hiệu quả sẽ khó tránh khỏi nguy cơ chệch hướng phát triển.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại và khuyến khích cạnh tranh hợp pháp chống

độc quyền, gắn hiệu quả kinh doanh với hiệu quả kinh tế – xã hội, tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần để phát huy mọi nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh: vốn kinh nghiệm và sự năng động sáng tạo trong kinh doanh của mọi tổ chức và thương nhân, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Phải quán triệt quan điểm này tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng trình độ của từng loại doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, cạnh tranh hợp pháp với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Khuyến khích các doanh nghiệp, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Khắc phục tình trạng làm ăn kém hiệu quả, tiêu cực và lãng phí. Cạnh tranh là bản chất của cơ chế thị trường song cạnh tranh phải trên cơ sở pháp luật cho phép, cạnh tranh khác với độc quyền, độc quyền dẫn đến trì trệ gây tổn hại cho nền kinh tế, cho nên chúng ta phải chống độc quyền. Tuy nhiên trong những lĩnh vực trọng yếu. Nhà nước vẫn phải nắm độc quyền vì lợi ích của toàn xã hội. Mục đích hoạt động thương mại là tìm kiếm lợi nhuận, nhưng phải hợp pháp chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng nhà nước không cấm. Nhưng mặt hàng kinh doanh có điều kiện thì phải thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. Tăng trưởng kinh tế phải đi liền với công bằng xã hội. Phát triển thương mại không chỉ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp mà còn tạo điều kiện phát triển văn hoá, xã hội, hướng dẫn tiêu dùng. Thực hiện văn minh cho đời sống nhân dân nhất là vùng sâu, vùng xa thì hoạt động thương mại không phải vì lợi nhuận mà vì hiệu quả xã hội, trợ cước, trợ giá mặt hàng chính sách phục vụ miền núi. Trong cơ chế thị trường vai trò quản lý của nhà nước đối với

hoạt động thương mại phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội để tổ chức hoạt động thương mại, khắc phục hai khuynh hướng cực đoan, hoặc là chạy theo lợi nhuận mà không tính đến hiệu quả xã hội coi việc thực hiện chính sách xã hội, ổn định thị trường là công việc của nhà nước mà doanh nghiệp không quan tâm, hoặc là yêu cầu doanh nghiệp thực hiện chính sách xã hội mà nhà nước không có chế độ bù đắp thoả đáng để hiệu quả kinh tế thấp dẫn đế chỗ doanh nghiệp hoạt động khó khăn, thua lỗ...

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w