Sắp xếp, chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 86)

nước, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh và các cấp chính quyền trên địa bàn quản lý tốt hoạt động thương mại cần thiết phải giải quyết nhiều vấn đề có tính chất điều kiện, có vấn đề thuộc về quan niệm nhận thức chủ trương, có những vấn đề thuộc về điều kiện vật chất tài chính, lại có những vấn đề tổ chức và năng lực cán bộ. Chính như vậy, để góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý của Sở Thương mại cần phải thực hiện theo các quan điểm sau:

- Tổ chức lại bộ máy quản lý thương mại để giúp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn.

- Sớm ban hành luật thương mại.

- Khẩn trương tổ chức hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn các thành phần kinh tế trên địa bàn thực hiện pháp luật và các quy định của nhà nước trung ương.

* Tổ chức lại bộ máy quản lý của Sở Thương mại tỉnh nhằm giúp cho chính quyền cấp tỉnh thực hiện được chức năng của mình quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn của tỉnh, Bộ Thương mại cần nghiên cứu, nâng cao chức năng nhiệm vụ quản lý hoạt động thương mại trên cơ sở đó tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý của các Sở Thương mại nói chung, yếu tốt quan trọng nhất trong việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý là vấn đế bố trí nguồn nhân lực. Phải bố trí đúng người, đúng nghề, có trình độ chuyên môn nhất

chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô của mình đối với hoạt động thương mại trên địa bàn, hơn nữa Sở Thương mại sẽ là cơ quan tham mưu thực sự cho tỉnh cũng như Bộ trực thuộc trong quản lý hoạt động thương mại.

Hiện nay Sở Thương mại là cơ quan chuyên trách về thương mại giúp tỉnh, Sở Thương mại phải làm tốt những nhiệm vụ sau:

- Giúp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động thương mại trên địa bàn. Để thực hiện nhiệm vụ, Sở Thương mại phải có những dự kiến chiến lược về phát triển thương mại phù hợp với nền kinh tế thị trường xác định tính đồng bộ hợp lý của các doanh nghiệp, xác định địa điểm phân bố các trung tâm thương mại, xác định những giải pháp vĩ mô về phát triển thương mại trên địa bàn.

- Giúp tỉnh tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách kinh tế kỹ thuật do các bộ chuyên ngành hoặc chính phủ ban hành, đồng thời giúp tỉnh cụ thể hoá các chính sách đó và đề ra một số chính sách hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện của địa phương mà không trái với pháp luật, chính sách của nhà nước.

- Là thành viên trong Hội đồng thẩm định của tỉnh về việc thành lập hoặc giải thể các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn.

Ngoài những nhiệm vụ riêng đó Sở Thương mại phối hợp với các cơ quan quản lý hữu quan khác của tỉnh về một số công việc:

Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kế hoạch tỉnh trong việc

xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, trong việc xây dựng kế hoạch định hướng dài hạn 5 năm và hàng năm phát triển thương mại, trong việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch các trung tâm thương mại dịch vụ v.v..

Thứ hai, phối hợp với các cơ quan chức năng khác của tỉnh (như tài

sách có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo.

Đương nhiên, để giúp cho tỉnh quản lý nhà nước về thương mại còn có các cơ quan khác như: (cơ quan kế hoạch, cơ quan chức năng tài chính, ngân hàng, thuế, v.v..) ngoài những nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chuyên trách, các cơ quan này còn có nhiệm vụ riêng của mình trong việc giúp tỉnh quản lý nhà nước hoạt động thương mại. Căn cứ vào chức năng của tỉnh cũng như căn cứ vào nhiệm vụ của tỉnh cho phù hợp theo hướng gọn nhẹ tính hiệu quả cao phù hợp với tình hình phát triển thương mại trong giai đoạn hiện nay.

* Khẩn trương tổ chức hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn các thành phần kinh tế trên địa bàn thực hiện pháp luật và các quy định của Nhà nước, Trung ương.

Tiền đề của sự phân định chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế cơ sở là việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp trên từng lĩnh vực. Đó là cơ sở căn cứ để tránh mọi sự tuỳ tiện ở cả hai phía: phía quản lý và phía bị quản lý. Trên thực tế chức năng quản lý của nhà nước không thể có hiệu lực và hiệu quả nếu hệ thống luật pháp về kinh doanh thương mại không được xây dựng thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế quản lý chung về kinh tế.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các ngành, của Chính phủ, tỉnh chỉ đạo cho các ngành tham mưu nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh thương mại theo đúng luật định. Tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng trong kinh doanh để mọi người đều được góp phần xây dựng một nền kinh tế mà ở đó “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.

Đội ngũ cán bộ là lực lượng quan trọng nhất quyết định thắng lợi trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi vì cán bộ

là những người nắm vững đường lối, chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước và phổ biến giáo dục nhân dân, lãnh đạo nhân dân tổ chức thực hiện có hiệu quả. Như vậy có đội ngũ cán bộ tốt mới có thể làm cho đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng đúng đắn, luôn luôn phát triển và làm cho đường lối chính trị trở thành chi tiết phù hợp với lợi ích của quần chúng.

Vậy đào tạo đội ngũ cán bộ là một khâu có vị trí quan trọng mang tính chất là chìa khoá cho cả khâu công việc cán bộ, nhờ có sự tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ mới có thể mở rộng và nâng cao số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ trên cơ sở đó có thể củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đảm bảo cho sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng thành công thắng lợi.

Qua thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cho thấy cần phải đào tạo và bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ hiện có bằng việc tổ chức các lớp học tại chức theo các chuyên ngành quản lý kinh tế, kế toán tài chính, quản trị kinh doanh, xuất nhập khẩu... Sở Thương mại chủ động phối hợp với các trường Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương để mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời cần quy hoạch lại và cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho một số cán bộ kế cận để có đủ năng lực quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và có phẩm chất đạo đức.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công chức quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh theo từng cấp, từng doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động để từ đó lựa chọn, bố trí cán bộ theo khả năng và nhu cầu đòi hỏi. Chú trọng các chức danh lãnh đạo chủ chốt của bộ máy quản lý nhà nước, của doanh nghiệp. Đổi mới cơ cấu cán bộ theo hướng thi tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi về ngành cũng cần có chính sách thu hút hấp dẫn và thiết thực hơn.

Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Muốn quản lý nhà nước về thương mại là phải chú trọng cả tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Bộ máy tinh gọn thì đội ngũ cán bộ phải tinh nhuệ, đảm bảo phẩm chất tốt, trình độ giỏi có năng lực quản lý, tổ chức điều hành theo mục tiêu đã định hướng. Đối với doanh nghiệp sự thành bại là do giám đốc và kế toán trưởng doanh nghiệp, cho nên phải chú trọng xây dựng và đạo tạo lại đội ngũ này và coi đây là một giải pháp hữu hiệu trong việc sắp xếp củng cố và phát triển doanh nghiệp thương mại nhà nước trong nên kinh tế thị trường.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ là một chính sách thể hiện sự quan tâm của Đảng với sự tiến bộ, phát triển không ngừng của cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, đồng thời đó là mục tiêu phấn đầu của mỗi cán bộ chủ yếu trong giai đoạn đổi mới hiện nay, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ thành một công việc quan trọng của mọi nước trên thế giới đã bước vào giai đoạn mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cả chiều rộng và chiều sâu, nó được tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh tế, chính trị và đời sống của loài người. Sự phát triển nhanh chóng đó, nó đòi hỏi mọi nước phải được quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, có trình độ chuyên môn nhất định, biết vận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Riêng Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào là một nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm chạp, xây dựng kinh tế xuất phát từ tự nhiên và nửa tự nhiên, thu nhập quốc dân bình quân đầu người còn thấp, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân thành thạo còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ càng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới hiện nay.

- Lựa chọn và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ. Kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực yếu. Không thể đánh giá cán

bộ một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định được đo bằng chất lượng quản lý và hiệu quả kinh doanh; phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ là hai mặt hợp thành chất lượng cán bộ.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w