và các hoạt động phi pháp
Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, tham nhũng, làm hàng giả, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế... Đẩy mạnh hoạt động của các đội quản lý thị trường nhằm kiểm tra kiểm soát chặt chẽ thị trường xã hội, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm pháp luật.
- Nhà nước dùng pháp luật, các cơ chế chính sách để quản lý thị trường và hoạt động thương mại. Mục tiêu quản lý nhà nước là nhằm làm cho thị trường phát triển, lưu thông hàng hoá thông suốt, giá cả hàng hoá ổn định ngăn chặn hàng hoá kém chất lượng vào khâu lưu thông, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
- Sở Thương mại là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hoá dịch vụ hạn chế kinh doanh, hàng hoá dịch vụ kinh doanh có điều kiện; hàng hoá cấm xuất nhập khẩu; hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện... tổ chức hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra các thành phần kinh tế chấp hành chính sách pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường theo định hướng của tỉnh; kiểm tra quản lý điều hành của các ban quản lý chợ theo quy định của tỉnh.
- Sở Thương mại phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan công an, quân sự, hải quan, cục thuế tài chính để đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán sản xuất hàng hoá giả, gian lận thương mại và vi phạm pháp luật.
- Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại; triển lãm hàng hoá, hội chợ thương mại; quảng cáo thương mại, khuyến mãi, môi giới thương mại; hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài và hoạt động khác.
- Đội quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát những hiện tượng đầu cơ tích trữ, sản xuất và buôn bán hàng giả, các hiện tượng kinh doanh trái phép. Xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Từng bước thiết lập trật tự kỷ cương trên thị trường, tạo nên sự cân bằng, bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tìm kiếm lợi nhuận bất hợp pháp.
kết luận
Trong giai đoạn hiện nay đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và với hoạt động thương mại nói riêng là một tất yếu khách quan, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước sẽ tạo điều kiện để phát triển thương mại, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển; tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Đối với nước Lào từ khi chuyển đến cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước đã thực sự có những thay đổi quan trọng trong phương thức và cách thức điều tiết, can thiệp vĩ mô thông qua các chiến lược phát triển định hướng, thông qua hệ thống pháp luật ngày một hoàn chỉnh bảo đảm cho các thành phần kinh tế được bình đẳng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, can thiệp điều tiết không kìm hãm quá trình
phát triển kinh tế – xã hội mà nhằm mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” tiến lên CNXH.
Quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh (thành phố) trong cơ chế thị trường là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp, do vậy cần phải nghiên cứu để tìm ra các phương hướng. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế và với từng địa phương cụ thể.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó khoá luận “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo Cộng hoà DCND Lào” đã đưa ra một số kết quả sau:
- Phân tích được sự hình thành thương mại trong cơ chế thị trường là đối tượng quản lý của nhà nước và vai trò quản lý của nhà nước đối với các hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Từ phân tích cơ chế quản lý thương mại ở cấp độ quốc gia, luận văn đã phân tích được nội dung cơ chế, công cụ và phương pháp chung về quản lý kinh doanh thương mại của nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh (thành phố).
- Nêu lên được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại của Việt Nam có thể vận dụng vào tỉnh Bó Kẹo.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, luận văn đã rút ra những kết luận về quản lý các hoạt động thương mại trên địa bàn cấp tỉnh nói chung và cụ thể với tỉnh Bó Kẹo.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng và một số biện pháp phát huy vai trò của nhà nước trong quản lý nhà nước về thương mại.
Vấn đề phát huy vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động thương mại, nhất là cụ thể hoá ở địa bàn tỉnh hiện nay còn rất nhiều vướng mắc, do
trình độ và năng lực và thời gian có hạn, luận văn sẽ còn nhiều hạn chế, tác giả mong nhận được sự góp ý và thông cảm của các thầy các cô.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bun Thi Khưa Mi Xay (1999), Phát triển thị trường nông thôn ở
CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Chăn Seng Phim Ma Vông (2003), Đổi mới quản lý nhà nước về thương
mại ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, Nxb Quốc gia Lào.
5. Giáo trình kinh tế thương mại dịch vụ (1998), Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Hai mươi năm thành lập tỉnh Bó Kẹo (15/6/1983 - 15/6/2003) năm 2005.
7. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào (2002), Giáo trình chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội.
8. Khăm Pheng Sa Sôm Pheng (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
CHDCND Lào - Những giải pháp cơ bản tạo tiền đề, Luận án tiến
sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
9. Hà Kiều Oanh (2004), Hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bản Hà Nội – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
10. C.Mác (1975), Tư bản, quyển I, T.2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 11. C.Mác (1975), Tư bản, quyển III, T.2, 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Hồ Chí Minh (1990), Về kinh tế và quản lý kinh tế, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
13. Phom Vi Lay Pheng Đa La Chăn (2002), Quan điểm và chính sách phát
triển thị trường hàng hóa nông thôn ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
14. Adam Smith, Của cải của dân tộc, Nxb Giáo dục.
15. Sở Nông lâm nghiệp và Thủy lợi của tỉnh Bó Kẹo, Bản tổng kết 5 năm
(2006 - 2010) và kế hoạch 5 năm (2010 - 2015).
16. Sở Công nghiệp tỉnh Bó Kẹo (2010), Bản tổng kết 5 năm (2006 - 2010) và
kế hoạch 5 năm (2010 - 2015).
17. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bó Kẹo (2010), Bản tổng kết thực hiện kế hoạch
5 năm (2006 - 2010) và kế hoạch phát triển 5 năm (2010 - 2015).
18. Sở Thương mại tỉnh Bó Kẹo, Bản tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm (2006
-2010) và kế hoạch 5 năm (2010 - 2015).
19. Sở Giao thông vận tải tỉnh Bó Kẹo, Bản tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm
(2006 - 2010) và kế hoạch 5 năm (2010 - 2015).
20. Nguyễn Xuân Thiện (1999), Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với
hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Phúc Thọ, Luận văn thạc sĩ,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Trần Thị Thanh Thủy (2003), Lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về
thương mại trong điều tiết lưu thông hàng hóa trên thị trường, Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội.
22. Tiếp tục đổi mói quản lý nhà nước nhằm phát triển thương mại - du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2000),
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại tỉnh Phú Thọ trong điều kiện hiện nay, Luận văn tốt nghiệp Đại
24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bó Kẹo (2010), Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bó Kẹo giai đoạn 2006 - 2020.
25. Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ IV năm 2010.
Mở đầu