Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 54 - 63)

trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo

+ Về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại. Căn cứ chủ trương chính sách của Đảng và mục tiêu kế hoạch định hướng của nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển ngành thương mại. Hoạch định các chương trình mục tiêu phát triển ngành thương mại trong

Chính phủ Lào Các cơ quan ngang bộ Cấp tỉnh Bộ Thương mại Các tổ chức của

các cơ quan ngang bộ

Sở Thương mại tỉnh Bó Kẹo

các giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020 bao gồm: chiến lược phát triển trong tỉnh, chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và hợp tác quốc tế, chiến lược thương mại biên giới, chiến lược dịch vụ tại nhập tái xuất, chiến lược phát triển khu thương mại tự do.

Sở Thương mại tỉnh Bó Kẹo là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại; thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Bó Kẹo lần III (1999 - 2000). Sở Thương mại đã được triển khai chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Trong bối cảnh tỉnh đang tiếp tục đổi mới, thực hiện cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ, chuyển nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp sang kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích các thành phần kinh tế tự do hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước cấp tỉnh. Trong thời gian thực hiện có nhiều việc quan trọng bức bách cần làm trước để khắc phục hậu quả do lịch sử để lại. Các cơ sở kinh tế mới thành lập, vốn thiếu, trang thiết bị lạc hậu. Nền kinh tế có tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm và nhiều mặt chưa cân đối giữa các ngành, các vùng.

Trình độ sản xuất lạc hậu, nền kinh tế hàng hoá chậm phát triển, công nghiệp chế biến hầu như chưa có, chủ yếu sản phẩm xuất khẩu ở dạng thô, hệ thống giao thông yếu kém. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đó là những trở ngại lớn cho quá trình phát triển đối ngoại của tỉnh.

Đồng thời đã chỉ ra phương hướng, mục tiêu về sản xuất mặt hàng xuất khẩu, đó là phát triển kinh tế phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội là chính. Trong giai đoạn hiện nay hàng hoá từ nông, lâm ngư nghiệp vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tập trung vào phát triển diện tích trồng ngô, cây ăn quả, đậu và

bảo vệ rừng để thu hoạch theo mùa thành những vùng tập trung để có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu của hàng xuất khẩu.

Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bó Kẹo đã quy định những vùng sản xuất dựa vào điều kiện địa lý. Cả tỉnh đã chia 3 vùng như vùng đồng bằng là trồng lúa, vùng cao nguyên trồng cây công nghiệp và vùng núi là lâm nghiệp và chăn nuôi, tỉnh Bó Kẹo đã tiến hành hai phong trào:

+ Phong trào chuyển nền kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.

+ Phong trào động viên nhân dân sử dụng các thành phần kinh tế để phát triển mọi tiềm năng nhằm phát triển kinh tế hàng hoá và mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, nhất là các nước láng giềng.

Trong giai đoạn này, Đảng bộ đã củng cố hệ thống quản lý của nhà nước các cấp và đã sử dụng các công cụ quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là quản lý bằng Hiến pháp, pháp luật, chính sách kế hoạch và những quy định của nhà nước cấp tỉnh. Nhà nước vừa đóng vai trò mở đường cho các thành phần kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường vừa có quyền tổ chức quản lý vĩ mô các thành phần kinh tế, tạo ra môi trường bình đẳng hoạt động đúng định hướng XHCN, đúng Hiến pháp, pháp luật và những thể chế của nhà nước dân chủ nhân dân Lào.

Trong giai đoạn năm 2006 đến nay là giai đoạn mà tỉnh Bó Kẹo đã triển khai nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII (21-3-2006), lần thứ IX (17-3-2011) của Đảng NDCM Lào, nội dung phát triển kinh tế - xã hội lần thứ IV - V của Chính phủ và thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ IV (10-6-2010) của Đảng bộ tỉnh Bó kẹo nói chung và thực hiện 8 chương trình ưu tiên của Chính phủ và 10 chương trình ưu tiên của tỉnh nói riêng, nhằm phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh ngày càng mạnh mẽ. Những nội dung ưu tiên của Chính phủ:

+ Chương trình sản xuất lương thực - thực phẩm. + Chương trình sản xuất hàng hoá.

+ Chương trình chấm dứt phá huỷ cây rừng làm nương và định canh, định cư.

+ Chương trình phát triển nông thôn toàn diện. + Chương trình chấn hưng con người.

+ Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng. + Chương trình dịch vụ.

+ Chương trình hợp tác và quan hệ kinh tế với nước ngoài.

Còn 10 chương trình ưu tiên của tỉnh, tức là đã cụ thể hoá thực hiện tốt cả 8 chương trình ưu tiên của Chính phủ, tỉnh chỉ phát thêm 2 chương trình: chương trình an ninh trật tự xã hội và chương trình động viên vốn.

Để đẩy mạnh triển khai những nội dung trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các bộ tộc ở tỉnh Bó Kẹo đã tập trung đại đoàn kết một lòng tiếp tục đổi mới, thực hiện cơ cấu kinh tế phát triển nông - lâm nghiệp gắn liền với công nghiệp và dịch vụ, chuyển nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích các thành phần kinh tế tự do hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước cấp tỉnh.

Các thành phần kinh tế tự do hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý nhà nước, có ý nghĩa là tất cả các thành phần kinh tế hoạt động phát triển theo chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và tuân theo pháp luật, những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Trong thực tiễn ở tỉnh Bó Kẹo, Đảng bộ đã đề ra những đường lối đổi mới phát triển kinh tế - xã hội theo con đường định hướng XHCN. Chính quyền đã triển khai thực hiện những đường lối đổi mới của Đảng bộ tỉnh

bằng kế hoạch phát triển và quản lý kinh tế - xã hội trong thời gian dài hạn và ngắn hạn.

Trong những năm qua, chính quyền (Nhà nước) các cấp ở tỉnh đã phát huy lợi thế so sánh của Bó Kẹo, phát triển mạnh thương mại và dịch vụ nâng cao dần tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ trong cơ cấu GDP của tỉnh. Phấn đấu đưa thương mại dịch vụ vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2010 Sở Thương mại Bó Kẹo chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu và bảo vệ thành công dự án quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo đến 2010, trong đó dự báo khả năng tăng trưởng của GDP trên địa bàn tỉnh bình quân là 9,5% năm, khả năng tăng trưởng mức bán lẻ hàng hoá xã hội trên địa bàn tỉnh bình quân 15% năm, từ đó đề ra các bước đi thích hợp, tăng cường cơ sở vật chất tương ứng đáp ứng yêu cầu của kinh doanh. Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã phê chuẩn đề án "Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh Bó Kẹo giai đoạn 2005 - 2010". Đề án đánh giá tiềm năng to lớn của thị trường khu vực miền Bắc Thái Lan, Mianma và miền Nam của Trung Quốc, từ đó đề ra yêu cầu phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ cho những năm trước mắt và lâu dài; xây dựng cửa khẩu quốc tế, biến thuyền Bản Mom và cầu nối với Thái Lan, đưa cửa khẩu thực sự trở thành nguồn động lực chủ yếu để phát triển kinh tế địa phương.

+ Về ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động thương mại.

Nhà nước đã xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật khá đầy đủ và khá đồng bộ, như luật doanh nghiệp, luật thuế, luật hải quan, quy định về xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá trong nước các văn bản dưới luật của Chính phủ. Bộ Thương mại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác... tạo môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại theo cơ chế thị trường... thành hệ thống, nhất quán và tương đối ổn định.

Tỉnh Bó Kẹo đã ban hành các văn bản quy định về hỗ trợ giống, kỹ thuật, trợ cước vận chuyển tư vấn về thị trường, giá cả, bao tiêu sản phẩm nông sản cho các vùng sản xuất tập trung của tỉnh trong thời kỳ đầu nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá có giá trị xuất khẩu. Chính sách này đã phát huy hiệu lực một cách nhanh chóng các sản phẩm như ngô, đậu tương, rau... đã trở thành hàng xuất khẩu của tỉnh Bó Kẹo sang Thái Lan và Trung Quốc.

Trong những năm qua, Sở Thương mại tỉnh Bó Kẹo thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và chính quyền các huyện, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các chính sách của nhà nước và các quy định hỗ trợ, ưu đãi của tỉnh về hoạt động thương mại, giúp cho mọi thành phần kinh tế kinh doanh đúng pháp luật; một thực tế cho thấy nhiều hộ kinh doanh rất thiếu kiến thức về pháp luật, họ không có điều kiện để sưu tầm, tìm hiểu, khi tổ chức các buổi phổ biến pháp luật, các hộ kinh doanh đi dự một cách tự giác và đông đủ. Chính sách thương mại của chúng ta đã sát với thực tế và đi vào đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc miền núi.

Các đơn vị kinh doanh thương mại các thành phần kinh tế vận động phát triển bình đẳng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tự đào thải để phát triển. Các doanh nghiệp thương mại của nhà nước đã xuất hiện một số doanh nghiệp cạn kiệt về vốn; nghèo nàn về cơ sở vật chất và bổ sung cán bộ có năng lực để các doanh nghiệp đó nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo vai trò chủ đạo trên thị trường, tổ chức công ty có trách nhiệm nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá ở các cửa khẩu biên giới giữa tỉnh Bó Kẹo và tỉnh Chiêng Rai (Vương quốc Thái Lan và giữa tỉnh Bó Kẹo với tỉnh Chiêng Tung (Mianma). Xuất khẩu hàng hoá thực hiện nghiêm chỉnh sự kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Nhà nước cấm nhập những sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà nhân dân trong tỉnh làm được. Ngược lại, nhà nước động viên các công ty có trách nhiệm nhập khẩu và xuất khẩu

các loại hàng hoá là n sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để khuyến khích phong trào sản xuất của nhân dân các bộ tộc và lấy sản phẩm đó để xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại của tỉnh Bó Kẹo.

Do có sự quản lý của nhà nước cho nên Sở Thương mại ở tỉnh Bó Kẹo đã xây dựng "Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn Bó Kẹo đến năm 2010" và được đánh giá quy hoạch có tính khả thi cao. Theo đó đến năm 2010 phấn đấu ở mức bình quân 10 bản có một chợ phiên, mỗi cụm từ 30-40 bản sẽ chọn nâng cấp một chợ phiên thành chợ khu vực, chợ khu vực họp thường xuyên hơn, thời kỳ đầu chợ họp mỗi tuần 2 buổi, tiến tới họp liên tục các ngày trong tuần; chợ khu vực có bố trí các cửa hàng của doanh nghiệp; tăng cường mật độ chợ sẽ kích thích đồng bào sản xuất và bán sản phẩm tiến tới xoá bỏ hẳn tập quán tự cấp tự túc, rút ngắn cự ly xuống chợ, tiết kiệm được thời gian, giành thời gian cho sản xuất.

Đi đôi với công tác tổ chức thị trường: Bó Kẹo đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại; lực lượng quản lý thị trường đã ngăn chặn vụ buôn lậu qua biên giới, xử lý nhiều lô hàng xuất nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc không có giấy phép, không có thuế kiểm tra các cửa hàng, không đăng ký kinh doanh, hoạt động trái với pháp luật và những quy định của Trung ương và những quy định của cấp tỉnh.

+ Tổ chức hoạt động thương mại của Sở Thương mại Bó Kẹo.

Cộng tác tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ quản lý thương mại còn chậm chễ so với yêu cầu cấp bách hiện nay. Thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách thủ tục hành chính thương mại đã có bước tiến bộ rõ rệt, nhưng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ thương mại thì được coi nhẹ cho nên dẫn đến tình trạng khủng hoảng thức cán bộ, đặc biệt là chuyên

gia về luật pháp, thông lệ quốc tế trong thời kỳ hội nhập khu vực và tự do hoá thương mại toàn cầu.

Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở tỉnh Bó Kẹo, Sở Thương mại được tách ra khỏi Sở Thương mại du lịch vào năm 2000 với chức năng hoạt động chính là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại. Sở Thương mại chịu sự quản lý và hướng dẫn của Bộ Thương mại và tỉnh Bó Kẹo (cơ cấu của sở xem sơ đồ 2.2).

Cơ cấu nội bộ của Sở Thương mại có các phòng như sau: + Phòng văn phòng và tổ chức.

+ Phòng quản lý nội thương và đăng ký kinh doanh. + Phòng quản lý ngoại thương.

+ Phong thanh tra.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Thương mại

- Các cơ cấu quản lý hành chính về thương mại của các huyện trong tỉnh như sau:

1. Huyện Huổi Sài 2. Huyện Tổn Phậng 3. Huyện Pác Thà 4. Huyện Pha U Đôm 5. Huyện Mường Mầng

Giám đốc

P. Giám đốc

Cơ cấu tổ chức nội bộ Sở Thương mại tỉnh Bò Kẹo Phòng Thương mại cấp huyện trong tỉnh P. Giảm đốc

Hoạt động cơ sở thương mại đối với kinh doanh thương mại đã tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình, cá nhân, thương nhân mở mạng dịch vụ thương mại đi đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa và trọng điểm có sự phát triển và thuận tiện về giao thông năm 2006 - 2010 thực hiện được 1,238 hộ kinh doanh, bằng 53% kế hoạch, 60,33% của số bản... và có chợ phiên 22 chợ, họp cả ngày có 9 chợ, cho phép đăng ký kinh doanh 1855 kinh doanh, xúc tiến thành lập cụm sản xuất 1 cụm.

- Tỉnh có một doanh nghiệp nhà nước và 5 doanh nghiệp tư nhân, các công ty này có nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng hoá, mua sản phẩm nông - lâm ngư nghiệp và chế biến, để tạo điều kiện cho nông dân có thể vay vốn sản xuất, nông dân lại bán sản phẩm cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên đến nay người nông dân vẫn còn nhiều khó khăn trong việc bán hàng hoá của mình, do những sản phẩm nông nghiệp chưa có thị trường ổn định.

Tỉnh còn nhiều vùng núi, đi lại khó khăn nên việc lưu thông hàng hoá ở những vùng này khó khăn, nên nông dân phải bán tại chỗ, do đó giá rất rẻ hoặc là người nông dân bị ép giá. Đó là những khó khăn mà ngay một lúc không thể khắc phục được, do đó việc tìm ra nguyên nhân để có cách giải quyết những vướng mắc đóng vai trò quan trọng.

+ Về tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Công tác hướng dẫn kiểm tra các hoạt động đo lường và chất lượng

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w