Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hoá tác động đến hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 35 - 42)

đến hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo

- Vị trí địa lý và địa hình:

Ngày 15 tháng 6 năm 1983, tỉnh Bó Kẹo được tái lập sau hơn 20 năm, tách ra khỏi tỉnh Luông Nam Thà. Bó Kẹo là tỉnh miền núi, chiếm 70% nằm ở phía Tây Bắc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, có diện tích 6.196 km2

(61.690.000 ha), có đường biên giới với các nước láng giềng: Phía tây giáp tỉnh Chiêng Rai Vương quốc Thái Lan, dài 145 km, với đường bộ đất liền dài 48 km, đường sông Mê Kông dài 97 km. Phía đông bắc giáp Mianma. Đường sông Mê Kông dài 98 km, phía đông giáp tỉnh Luông Nam Thà dài 100 km và tỉnh Ou Dom Xay dài 97 km và phía nam giáp tỉnh Saynhabuly dài 35 km.

Địa hình Bó Kẹo bị chia cắt khá phức tạp do núi chiếm phần lớn, có sông ngòi đan xen chạy qua như Nam Thà, Nam Nhủ, Nam Ngào, Nam Nhôn, Nam Kâng, Nam Tin, Nam Khả, Nam Hạt, Nam Chòng và Nam Can. Có nhiều khúc tạo hành thác, ghềnh thuận lợi xây dựng thuỷ điện và thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới tiêu và sử dụng nhân sinh hàng ngày. Quan trọng nhất có 8 vùng đồng bằng như: vùng đồng bằng Thông Phảo Hạo diện tích 11,600 ha, vùng đồng bằng Thông Ngua Đeng diện tích 14,600 ha, vùng đồng bằng Phu U Đôm diện tích 8.400 ha, vùng đồng bằng Chiêng Tòng diện tích 800 ha... rất phù hợp với phục vụ cho sản xuất hàng hoá. Ngoài ra còn có nhiều địa hình bằng phẳng dọc các ven sông có tổng diện tích 12.200 ha phù hợp

với

việc sản xuất, diện tích rừng chiếm 57,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, còn vùng cao và miền núi phù hợp với trồng cây công nghiệp như: trồng cây tếch, cây hương trầm, gia nhân... và chăn nuôi như nuôi bò, nuôi trâu...

Ngoài ra, còn có các khoáng sản, đá quý các loại như: Mỏ ngọc quý, vàng, sắt, tôn, đất keo, măng ka nét... Trong tỉnh còn có nhiều khu du lịch: du lịch lịch sử và du lịch văn hoá.

- Dân cư và nguồn lực:

Tỉnh Bó Kẹo có dân số 158.683 người, nữ 79.516 người, mật độ bình quân là 26 người/km2, có 5 huyện, 291 bản và 27.606 hộ gia đình. Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc lớn: Lào Lùm, Lào Thâng và Lào Xung có 15 bộ tộc nhỏ, trong đó dân số chiếm nhiều nhất là bộ tộc Lào Lùm 65%. Các dân tộc đó có phong tục tập quán, tiếng nói và trình độ văn hoá khác nhau, phần lớn là theo đạo phật, các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư cho biết năm 2005 có hai huyện, 111 bản và 5.147 hộ gia đình còn nghèo.

Bó Kẹo có bờ sông Mê Kông khá dài giáp với Thái Lan và Myanmar. Với điều kiện thuận lợi đó giúp cho tỉnh có khả năng trao đổi với Thái Lan và Myanmar rất thuận lợi, tạo điều kiện cho hàng hoá của tỉnh có thể xuất khẩu sang Thái Lan và Myanmar. Và mua hàng hoá của Thái Lan và Myanmar với giá rẻ. Ngoài ra, Bó Kẹo có cửa khẩu chính thức quốc tế và cửa khẩu cấp địa phương với Thái Lan và Myanmar, qua đoạn sông Mê Kông và tuyến đường quốc lộ A3, con đường này nối từ Thái Lan đi Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam, đường sông Mê Kông chạy thuyền đi lại với nhau cả 5 nước thành viên sông Mê Kông. Đường thuỷ và đường bộ có vai trò rất quan trọng đối với vận tải đường thuỷ, đường bộ và du lịch để mở rộng quan hệ với các nước trong

khu vực. Bó Kẹo đều có điều kiện thuận dịch vụ hàng qua cảnh và xuất nhập cảnh khách du lịch đi nước thứ ba.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội văn hoá.

Mật độ dân số phân bố không đều, riêng dân số đô thị tập trung gần 40% ở Huổi Sai. Dân cư và các cơ sở sản xuất chỉ tập trung ở một số vùng có mạng lưới giao thông thuận tiện và có sự trao đổi hàng hoá, chủ yếu là sản phẩm tự nhiên, vì sự trao đổi còn hạn chế trong khu vực chưa phát triển rộng rãi trên quy mô quốc gia và quốc tế, nên chưa kích thích sản xuất phát triển. Dân số phần lớn sống ở vùng nông thôn trong đó 1/3 sống ở vùng cao và miền núi quy tụ thành những bản nhỏ vài chục hộ cách xa nhau. Sự phân bố dân số giữa đồng bằng và miền núi, giữa thị xã và nông thôn không đồng đều dẫn đến tình trạng thiếu, thừa đất giả tạo. Chẳng hạn, chỉ tính hai huyện cần bờ sông Mê Kông như huyện Huổi Sai và huyện Tộn Phầng cũng đã chiếm tới 50% tổng số dân cả tỉnh, về mật độ dân số càng có sự chênh lệch lớn: huyện Huổi Xai 39 người/km2, huyện Tộn Phẩng 32 người/km2, còn ba huyện trung bình mỗi huyện 21 người/km2; tính chất không đồng đều của sự phân bố dân số cũng có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp.

Trong điều kiện đất rộng người thừa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, người dân tốn ít thời gian và công sức tạo ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho đời sống. Các dân tộc thiểu số ở tỉnh có những nét riêng: một nóc nhà là một gia đình được coi là một đơn vị sản xuất hoàn chỉnh riêng rẽ, một cặp vợ chồng hoặc một gia đình với công cụ lao động thô sơ có thể làm ra một khối lượng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tối thiểu cho một cuộc sống hết sức đơn giản và nghèo nàn lạc hậu, ngoài ra còn dành một ít để chi phí, nghi lễ đạo phật. Do đó tâm lý tự thoả mãn ý thức dành dụm tiết kiệm sản phẩm chưa ăn

sâu và tiềm thức của họ, tính ỷ lại vào sự ưu đãi của thiên còn tồn tại dai dẳng đến ngày nay.

CHDCND Lào nói chung ở Bó Kẹo nói riêng vừa mới thoát thai từ chế độ phong kiến, phân quyền, chưa qua giai đoạn phát triển TBCN tiến lên xây dựng đất nước định hướng XHCN trên nền mong kinh tế tự nhiên. Nền kinh tế nói chung nông nghiệp nói riêng đang trong tình trạng lạc hậu và thấp kém, mất cân đối nghiêm trọng. Cả tỉnh có 45 nghìn lao động, trong đó có 75% là lao động - nông nghiệp. Bình quân mỗi gia đình nông dân chỉ sử dụng 35% quỹ thời gian lao động trong năm, hầu hết dân cư đều tập trung ở nông thôn, chăn nuôi kiểu thả rông. Nghề thủ công chưa tách hẳn ra khỏi nông nghiệp.

Trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh rất thấp kém, phân công lao động - xã hội chưa phát triển, công cụ lao động thô sơ, trình độ khoa học - kỹ thuật và chuyên môn của người lao động còn thấp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân ngành nghề quá ít, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, nhập khẩu - nhiều hơn xuất khẩu, công nghiệp hầu như chưa có gì.

Lương thực, tính theo bình quân đầu người đạt 567kg thóc/năm. Có thể nói, sản xuất lương thực trong tỉnh thừa ăn, tiêu thụ nội địa, xuất khẩu cho Thái Lan và Trung Quốc, sản phẩm ngô xuất khẩu 30.000tấn/năm. Về thu nhập quốc dân bình quân đầu người trong tỉnh chỉ đạt 621,3USD/người/năm (còn thấp so với một số tỉnh trong nước và tiêu chuẩn quốc tế).

Trình độ văn hoá - xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và mức sống của xã hội không chỉ ảnh hưởng gián tiếp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các hình thức kinh tế gia đình nông dân. Chẳng những thế, đôi khi các nhân tố xã hội lạc hậu lại khó vượt lên vào trình độ xã hội văn minh. Nhưng mà trình độ văn hoá của nhân dân thấp kém, phong tục mê tín dự đóan nặng nề, thì thường vật chất chưa thể thắng thế

ngay tức khắc các phong tục lạc hậu, mà phải có thời gian để họ tự nhận thức. Từ đó nói rằng những nhân tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động thương mại ở trong tỉnh.

Tuy điểm xuất phát về kinh tế - văn hoá - xã hội thấp nhưng quá trình thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ, xã hội Lào đã có sự đổi mới từ một chế độ thuộc địa phong kiến chuyển sang chế độ dân chủ nhân dân. Chính quyền đã thuộc về tay nhân dân, nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên và nắm lấy những cơ sở kinh tế quan trọng với kinh nghiệm của các nước đi trước, nhất định Đảng NDCM Lào sẽ đề ra được những chính sách thích hợp nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại cả nước nói chung và Bó Kẹo nói riêng.

- Đặc điểm sản xuất nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bó Kẹo chủ yếu là của hộ gia đình nông dân, Nhà nước khuyến khích nông dân tiến hành sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, chuyển từ lực lượng sản xuất truyền thống thô sơ, phụ thuộc vào tự nhiên sang lực lượng sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới, chuyển sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất mang tính xã hội, nghĩa là nông dân vừa sản xuất cho mình; vừa sản xuất hàng hoá để bán. Trong những năm đổi mới, ở tỉnh Bó Kẹo, Đảng bộ và chính quyền cấp tỉnh đã quan tâm khuyến khích tạo điều kiện cho nông dân sản xuất hàng hoá nông nghiệp bằng cách xây dựng hệ thống thuỷ lợi, xây dựng giao thông vận tải, xây dựng chợ mua bán sản phẩm nông nghiệp, xây dựng ngân hàng khuyến nông để cho nông dân vay vốn bằng hiện vật và tiền tệ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn với tỷ lệ lãi thấp. Mặt khác, Nhà nước đã đưa cán bộ chuyên môn nông - lâm nghiệp tổ chức tuyên truyền giới thiệu và giúp đỡ nông dân vận dụng lực lượng sản xuất và khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua, nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã phát triển nhanh chóng, nhất là lĩnh vực trồng trọt.

Trong 5 năm (2006 - 2010) phong trào sản xuất nông nghiệp của nông dân đã sôi nổi, phong trào ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới đã phát triển rộng rãi, sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên chiếm 55,33% của GDP, cuộc sống của nhân dân được cải thiện tốt hơn.

Diện tích ruộng 25.191 ha năm 2010 so với năm 2006, tăng 44,1% trong đó diện tích lúa mùa 23.266,73 ha năm 2010 so với năm 2006 tăng 5.351,34 ha, bằng 23%, diện tích lúa chiêm 1.924,27 ha năm 2010 so với năm 2006 tăng 406,02 ha, bằng 21,1%. Tổng sản lượng 91.033 tấn năm 2010, so với năm 2006 tăng 36.413,2 tấn, bằng 40%, bình quân đầu người 567kg thóc/người, so với 5 năm tăng 44,8%

Thúc đẩy nông dân trồng trọt và chăn nuôi, diện tích sản xuất hàng hoá 24.477,8 ha, năm 2010 so với năm 2006 tăng 10.338 ha, sản lượng bằng 123.549tấn, năm 2010, so với năm 2006 tăng 75,39%. Chăn nuôi của nông dân hiện tại có số con trâu 20.812 con năm 2010, giảm 25% so với năm 2006, bò 34.123 con; năm 2010 so với năm 2006 tăng 48%, gia cầm, thuỷ cầm 369.489 con năm 2010, so với năm 2006 giảm 22%.

Mạng lưới thuỷ lợi vừa và nhỏ thô sơ tổng số 2.152 chi nhánh, có thể phục vụ cho diện tích tưới tiêu được 19.475 ha, mùa mưa trong đó thuỷ lợi kiên cố 48 chi nhánh tưới tiêu được 7.497 ha.

- Đặc điểm sản xuất công nghiệp và dịch vụ:

Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10,18%. Một số sản phẩm tăng trên địa bàn có tốc độ tăng nhanh, nhà máy, xí nghiệp tổng số 76 xưởng, trong đó quy mô xưởng, quy mô vừa 13 xưởng; quy mô nhỏ 63 xưởng. Nhà máy lắp ráp xe máy 1 xưởng có tổng giá trị đầu tư là 1.620 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 16.917 tỷ

kíp, tổng giá trị lưu thông 18.870 tỷ kíp. Có xí nghiệp lắp đặt bật lửa ga 1 xưởng, tổng giá trị đầu tư 5.405 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 1.701 tỷ kíp, tổng giá trị lưu thông 2.530 tỷ kíp. Các xí nghiệp chế biến 70 xưởng, tổng giá trị đầu tư 28.759 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 1.588 tỷ kíp, tổng giá trị lưu thông 2.603 tỷ kíp.

Về mạng lưới điện hiện nay hai huyện được tiêu dùng điện 108 bản chiếm 80% trong tổng số 135 bản.

Về mạng lưới giao thông: trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã có chính sách tập trung vốn và huy động vốn trong dân để xây dựng những tuyến đường liên huyện, liên bản và liên tỉnh. Hiện nay cả tỉnh có tất cả 35 cây cầu (trong đó có 10 cầu bê tông, 5 cầu sắt, 50 cầu gỗ) với chiều dài 203 km, tổng số xây dựng 113,48 tỷ kíp, trong đó vốn của nước ngoài 69,68 tỷ kíp. Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Bó Kẹo tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá trong cả hai mùa.

Mạng lưới thông tin liên lạc của tỉnh Bó Kẹo đến nay nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém. Mạng lưới này tuy đã đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc cho việc lưu thông hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu của an ninh quốc phòng, nhưng vẫn còn rất lạc hậu. Đến năm 2005 số điện thoại trên toàn tỉnh mới được khoảng 13% dân số kể cả điện thoại của cơ quan nhà nước. Toàn tỉnh hiện nay có 5 bưu cục, do vậy có rất nhiều làng chưa có điện thoại. Do vậy có thể nói hệ thống thông tin liên lạc cần được mở rộng nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nữa cho sản xuất và lưu thông hàng hoá, cũng như yêu cầu của an ninh quốc phòng.

- Đặc điểm thị trường:

Thị trường Bó Kẹo đa dạng và phong phú, nhất là trên địa bàn tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp tiểu thủ của địa phương, cả trong nước và nước ngoài nên dịch vụ thương mại phục vụ sản

xuất cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu có thị trường, có thị trường vừa và nhỏ.Hoạt động thương mại trên địa bàn hiện nay mới chỉ đáp ứng được 30- 35% nhu cầu đó. Bó Kẹo có biên giới giáp Thái Lan, Myanma và gần Trung Quốc, là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước ngoài, phần lớn là hàng hoá nhập khẩu do sản xuất trong nước chưa phát triển nói chung Bó Kẹo nói riêng. Cho nên thị trường trên địa bàn tỉnh, thị trường nông thôn và thị trường vùng sâu, vùng xa đều là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước ngoài chiếm trên 90%. Sản phẩm nông nghiệp - công nghiệp sản xuất phục vụ trong tỉnh đáp ứng được chỉ có gạo, nước uống, gạch, thịt trâu, thịt bò và thịt lợn, sản xuất một số lương thực thực phẩm theo mùa như các loại rau. Thị trường vốn ở Bó Kẹo cũng có bước phát triển. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống ngân hàng chuyên doanh như: Chi nhánh ngân hàng phát triển, chi nhánh ngân hàng khuyến nông và dịch vụ. Năm 2005 - 2006 tổng vốn huy động tại chỗ đạt 51,39 tỷ kíp, tổng vốn cho vay các thành phần kinh tế đạt 1,7 tỷ kíp. Nhìn chung hoạt động thị trường vốn đảm bảo chính sách của nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w