Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở tỉnh Bó Kẹo 1 Quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 49 - 54)

2.2.1. Quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Lào nói chung và tỉnh Bó Kẹo nói riêng

Thực hiện chức năng của hệ thống quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại đã phải thay đổi một cách căn bản. Từ chỗ đóng vai trò "ông chủ" phân phối hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ đã chuyển sang quản lý theo công cụ mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường tự do, mở cửa. Các cơ quan thương mại được sắp xếp lại, các bộ phận kế hoạch, giá cả, lao động và tiền lương được tinh giảm tối đa. Bộ máy quản lý bằng các công cụ hướng dẫn vĩ mô được tăng cường.

Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại từ Trung ương đến địa phương đã qua các thời kỳ cải cách và sắp xếp lại như sau:

- Cơ quan quản lý cấp Trung ương: Bộ Thương mại Lào được thành lập, là cơ quan quản lý nhà nước, nằm trong cơ cấu thành viên của Chính phủ Lào từ năm 1982, được tách ra từ Bộ Công thương nghiệp trước đó. Từ đó cho đến nay Nhà nước, Chính phủ Lào đã không ngừng cải cách bộ máy quản lý nhà nước về thương mại (5 lần) để phù hợp với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu nội dung đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại qua các thời kỳ, cụ thể là:

+ Năm 1986 sát nhập chức năng và nhiệm vụ về kinh tế đối ngoại và đầu tư nước ngoài vào Bộ Thương mại, đổi thành Bộ Thương mại và kinh tế đối ngoại.

+ Năm 1991 lại tách bộ phận kinh tế đối ngoại ra và sát nhập ngành du lịch vào thương mại, đổi tên thành Bộ Thương mại và du lịch.

+ Năm 1996 tách Tổng cục du lịch về trực thuộc Chính phủ, chỉ còn bộ Thương mại.

+ Đến năm 1999 lại sát nhập Tổng cục du lịch vào Bộ Thương mại thành Bộ Thương mại và dịch vụ.

+ Từ năm 1999 đến nay, lại tách Tổng cục du lịch trực văn phòng Thủ tướng Chính phủ, thành lập Bộ Thương mại, để làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại toàn quốc và quản lý hoạt động thương mại với các nước trong khu vực và thế giới.

Theo từng bước như trên, Sở Thương mại tỉnh Bó Kẹo được thành lập từ năm 1987 và được thay đổi tên theo Bộ Thương mại cấp Trung ương...

Nghị định của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào số 78/TTg, ngày 14/6/2002, quyết định thành lập lại Bộ Thương mại, quy định tổ chức bộ máy, rõ vai trò, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ Thương mại về quản lý nhà nước đối với ngành thương mại. Sau đó, Bộ Thương mại được giao nhiệm vụ và quyền hạn cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại cấp tỉnh, thành phố và Sở Thương mại. Đối với bộ máy quản lý nhà nước về thương mại ở các địa phương (tỉnh, thành phố) ở CHDCND Lào, chính quyền các cấp quản lý thương mại trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ; Sở Thương mại là cơ quan tham mưu, trực tiếp giúp chính quyền tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương. Chức năng của Sở Thương mại ở các tỉnh, thành phố là cơ quan quản lý thương mại ở cấp địa phương, trực thuộc ngành dọc;

làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện cụ thể chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại trên phạm vi địa bàn địa phương mình. Cho nên, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở thường thay đổi mỗi khi có sự thay đổi của cơ quan quản lý cấp trên - Bộ Thương mại. Bộ máy quản lý thương mại cấp địa phương (tỉnh, thành phố) trong thời gian qua rất gọn nhẹ, làm nhiệm vụ quản lý do Bộ Thương mại giao cho theo cơ chế quản lý kinh tế nhà nước từng thời kỳ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở cũng thay đổi theo sự phân công, phân cấp quản lý theo hướng tăng cường và mở rộng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cấp tỉnh, thành phố.

Hiện nay ở Lào, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại bao gồm một số cơ quan sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thương mại.

2. Bộ thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về thương mại.

3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Thương mại quản lý nhà nước về thương mại.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn lãnh thổ theo phân cấp của Chính phủ.

Trong hoạt động thương mại rất đa dạng và phức tạp, việc nghiên cứu để đảm bảo quản lý tốt hoạt động này gồm rất nhiều nội dung sau:

1. Ban hành các văn bản pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách, chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại.

2. Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại.

3. Tổ chức, thu thập cung cấp thông tin, dự báo và định hướng về thị trường trong và ngoài nước.

5. Điều tiết lưu thông hàng hoá theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức các hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại.

7. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về thương mại. 8. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại. 9. Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại.

10. Đại diện và quản lý hoạt động thương mại của Lào ở nước ngoài. 11. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển và việc chấp hành pháp luật về thương mại, xử lý vi phạm pháp luật về thương mại, tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, đầu cơ lũng loạn thị trường kinh doanh trái phép, và các hành vi khác vi phạm về Luật thương mại.

Như vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại được tập trung thống nhất vào Bộ Thương mại. Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm: xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước, kể cả hoạt động thương mại của tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Lào. Bộ Thương mại có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1. Xây dựng trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các cơ chế và quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu.

2. Quản lý hạn ngạch nhập khẩu, cấp hoặc thu hồi giấy phép - kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các tổ chức kinh doanh theo sự phân cấp của Chính phủ.

3. Cấp giấy phép xuất khẩu cho các tổ chức liên doanh với nước ngoài theo luật đầu tư.

4. Quản lý các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ và các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước. 5. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xét duyệt các chương trình dự án đầu tư gián tiếp về thương mại.

6. Xét cho phép các tổ chức kinh tế nước ngoài lập văn phòng đại diện hoặc thành lập công ty chi nhánh tại Lào.

7. Quản lý chỉ đạo nghiệp vụ đối với các cơ quan đại diện kinh tế thương mại của Lào đặt ở nước ngoài.

8. Soạn thảo trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền của Bộ các quy chế quản lý các hoạt động thương mại trong nước, xây dựng kế hoạch và có chính sách phát triển kinh tế thương mại đối với miền núi vùng cao.

9. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động thương mại.

10. Tổ chức tiếp nhận, xử lý, cung cấp các loại thông tin kinh tế, thương mại trong nước và thế giới phục vụ cho sự chỉ đạo của Chính phủ và các tổ chức kinh tế.

11. Quản lý nhà nước về công tác đo lường chất lượng hàng hoá trong hoạt động thương mại thuộc lĩnh vực Bộ Thương mại phụ trách trên thị trường cả nước.

12. Hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương về nghiệp vụ chuyên môn.

Để giúp việc cho Bộ trưởng quản lý có các bộ phận chức năng giúp Bộ trưởng trong việc quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ.

Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước là: 1. Vụ xuất nhập khẩu.

3. Vụ Quản lý thị trường. 4. Vụ Tài chính.

5. Vụ Tổ chức cán bộ. 6. Vụ Than thanh tra bộ. 7. Văn phòng bộ.

8. Vụ Pháp chế.

9. Các cơ quan đại diện kinh tế - thương mại của Lào tại nước ngoài. Bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động thương mại ở Lào có thể khái quát bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại ở CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w