Các công trình nghiên cứu quốc tế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận đến quyết định lựa chọn của người học với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam (Trang 26 - 35)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan nghiên cứu

1.2.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế

Trên thế giới đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Đài loan hay các quốc gia Châu Phi là các nước đi sau về phát triển khoa học công nghệ và kinh tế thì vấn đề đào tạo Đại học, du học và du học tại chỗ ở bậc Đại học cũng là vấn đề nghiên cứu được quan tâm. Với đối tượng nghiên cứu là quyết định lựa chọn các chương trình đại học các công trình nghiên cứu liên quan đến quyết định lựa chọn chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài được xây dựng dựa trên các hệ thống lý thuyết về hành vi trong đó có hai mô hình lý thuyết tiêu biểu là:

Maringe và Carter (2007), “Động lực học cao học tại anh của sinh viên quốc tế: nghiên cứu về sự chọn lựa và quyết định của sinh viên châu Phi”, (Nguyên gốc: International students’ motivations for studying in UK HE: Insights into the choice and decision making of African Students)[66]. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quyết dịnh và trải nghiệm của sinh viên châu Phi đối với giáo dục cao học tại Anh. Phân tích áp dụng phương pháp phỏng vấn nhóm đối với 28 sinh viên đang theo học tại hai trường địa học

tại miền Nam nước Anh cùng với thảo luận bán cấu trúc với các nhân viên của học viện đó. Mô hình nghiên cứu bao gồm 6 nhân tố:

(1) các nhân tố đẩy: chính trị , kinh tế, và khả năng đào tạo cao học của nước chủ nhà

(2) các nhân tố ảnh hưởng chính: ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè, từ các thông tin trên mạng internet, từ các bên trung gian riêng, từ các liên hệ trực tiếp, từ cán bộ của trường, hội đồng Anh, và truyền thông

(2) nhân tố kéo ở mức độ quốc gia: sự công nhận quốc tế và chất lượng đào tạo cao học, chất lượng trải nghiệm của chương trình đào tạo cao, môi trường an toàn, quá trình đăng kí dễ dàng, trải nghiệm đào tạo cao học mang tính quốc tế.

(4) nhân tố kéo ở mức độ chương trình học tập và khóa học: sự sẵn có của các khóa học, dữ liệu về tuyển dụng sau khi tốt nghiệp, dữ liệu về thăng tiếng trong sự nghiệp sau khi tốt nghiệp, nghiên cứu của trường/ thông tin về giảng viên, dữ liệu thị trường việc làm, chi phí và sự sẵn có của nơi ở

(5) Rủi ro và lo âu: rủi ro tài chính, rui ro cơ hộ, rủi ro gia đình, rủi ro về pháp luật.

(6) Trải nghiệm không hài lòng: thông tin không khớp, sự không chắc chắn về tài chính, sự thiếu hụt marketing hậu đăng kí

Lau Sear Haur (2009), “Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định học tập tại cơ sở giáo dục cao học của sinh viên Ma-lai” (Nguyên gốc: Higher education marketing concerns: Factors inluencing Malaysian students’ intention to study at higher education institutions) [40]. Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định học tập cao học của sinh viên và tìm ra ảnh hưởng của sự khác biệt về giới tính và trình độ học vấn ảnh hưởng đến các nhân tố mà sinh viên cho rằng là quan trọng khi lựa chọn cơ sở giáo dục cao học để theo học. Nghiên cứu đề xuất sáu nhân tố ảnh hưởng tới ý định học tập tại cơ sở giáo dục cao học bao gồm: (1) học phí,

(2) bằng cấp, (3) cơ sở vât chât và tài nguyên, (4) giá trị của giáo dục, (5) thông tin về cơ sở giáo dục, (6) gia đình, bạn bè và người quen.

Điều tra được thực hiện thông qua bảng hỏi điều tra 480 học viên chương trình dự bị đại học ở ba trung tâm giáo dục tại Malaysia. Dữ liệu sau khi thu về được phân tích bằng nhiều phương pháp phân tích dữ liệu như kiểm định phân bố chuẩn, kiểm định độ chính xác và mức độ tin cậy, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, t-test, phân tích ANOVA. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới ý định học tập ở cơ sở giáo dục cao học là: học phí, bằng cấp, con người (gia đình, bạn bè, thầy cô). Trong đó, nhân tố bằng cấp có ảnh hưởng đáng kể nhất, sau đó là học phí và con người. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ về các nhân tố được coi là quan trong khi lựa chọn một cơ sở giáo dục. Các nhân tố có sự khác biệt giữa nam và nữ là: học phí, cơ sở vật chất và tài nguyên, giá trị của giáo dục. Nhìn chung, sinh viên nữ coi trọng các nhân tố này hơn. Họ cũng có ý định học cao học lớn hơn là các sinh viên nam. Ngoài ra các sinh viên có trình độ học vấn khác nhau thì tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn cơ sở giáo dục cao học của họ cũng khác nhau.

Nghiên cứu của Sathapornvajana và Watanapa (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định lựa chọn chương trình IT của sinh viên” (nguyên gốc: Factors affecting student’s intention to choose IT program) [88]. Trong nghiên cứu này nhằm hai mục đích, (1) xác định những yếu tố ảnh hướng tới thái độ của sinh viên Thái trong việc lựa chọn chương trình học công nghệ thông tin (IT) và (2) tìm ra sự khác biệt về giới tính trong ý định hành vi. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết hành vi hợp lí (Theory of Reasoned Action - TRA). Các nhân tố được cho là có thể ảnh hướng tới ý định hành vi của sinh viên trong việc lựa chọn chương trình công nghệ thông tin được chia vào hai nhóm: thái độ đối với việc lựa chọn chương trình công nghệ thông tin và chuẩn chủ quan. Nhóm thái độ bao gồm: sự tự

tin vào năng lực bản thân (self-efficacy), sự tự nhận thức về bản thân (self- image), hình ảnh về nghề công nghệ thông tin trong mắt công chúng (Public-image of IT profession), cơ hội nghề nghiệp (career oppotunities), danh tiếng (reputation), cơ sở vật chất (facilities), tính đổi mới của máy tính và công nghệ thông tin (innovativeness in computer & IT). Nhóm chuẩn chủ quan bao gồm các nhân tố: gia đình, giáo viên, bạn bè, những người đi trước, hình mẫu (role model), mang lưới quan hệ (social network). Điều tra được thực hiện thông qua phiếu hỏi trực tuyến cho 67 học sinh lớp 12, cả nam và nữ, có ý định lựa chọn chương trình đại học về công nghệ thông tin ở Thái Lan. Kết quả phân tích cho thấy thuyết hành vi hợp lý (TRA) có ý nghĩa trong việc giải thích ý định hành vi của các sinh viên này. Không có sự khác biệt về các nhân tố thái độ ảnh hướng tới quyết định tham gia chương trình công nghệ thông tin giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, vì vậy các trường công nghệ thông tin có thể áp dụng các chiến lược thông thường để thu hút sự chú ý từ cả hai giới. Chiến lược hiệu quả nhất được cho là xây dựng danh tiếng của các chương trình công nghệ thông tin.

Sự tự tin vào năng lực bản thân Sự tự nhận thức về bản thân Hình ảnh về nghề công nghệ thông tin trong mắt công chúng Cơ hội nghề nghiệp

danh tiếng Cơ sở vật chất

Tính đổi mới của máy tính và công nghệ thông tin

gia đình giáo viên bạn bè

những người đi trước, hình mẫu mang lưới quan hệ

Thái độ

Ý định hành vi của sinh viên

Nghiên cứu của Ching-Huei Chen và Craig Zimitat (2006), Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chương trình cao học quốc tế Úc của sinh viên Đài Loan (Nguyên gốc: Understanding Taiwanese students’ decision-making factors regarding Australian international higher education)[23]. Nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố thúc đẩy sinh viên Đài Loan học cao học tại các nước phương tây. Các nhân tố thúc đẩy mang tính hành vi tác động tới ý định theo học chương trình cao học tại Úc và Mỹ được phân tích dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB). Điều tra được thực hiện thông qua việc phát các phiếu hỏi có cấu trúc được xây dựng dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch tới các sinh viên Đài Loan có ý định đi du học. Bảng hỏi bao gồm 20 biến. Trong đó:

Nhân tố thái độ đối với hành vi được đo lường bởi 10 biến:

(1) Nền giáo dục ở các nước nói tiếng anh giúp nâng cao khả năng tiếng anh

(2) Bằng cấp của các nước nói tiếng anh có giá trị hơn bằng cấp ở Đài Loan

(3) Danh tiếng về học thuật của các nước nói tiếng anh cao hơn của Đài Loan

(4) Học tập ở các nước nói tiếng anh giúp tối có triển vọng hơn trong công việc

(5) Bằng cấp của nước nói tiếng anh có tài lực kinh tế được coi trọng ở Đài Loan

(6) Hiểu biêt thêm về văn hóa của nước nói tiếng anh (7) Thời tiết dễ chịu

(8) Nhiều sự lựa chọn cho học tập (9) Sự an toàn cá nhân quan trọng

(10) Thành tích cao trong nghiên cứu học thuật tại tác nước nói tiếng anh quan trọng

Nhân tố chuẩn chủ quan được đo lường bưới 5 biến:

(1) Phụ huynh có ảnh hưởng tới quá trình đưa ra quyết định (2) Bạn bè có ảnh hưởng tới quá trình đưa ra quyết định

(3) Các thành viên khác trong gia đình có ảnh hưởng tới quá trình đưa ra quyết định

(4) Giáo viên có ảnh hưởng tới quá trình đưa ra quyết định

(5) Những người đã từng học ở nước ngoài có ảnh hưởng tới quá trình đưa ra quyết định

Nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận được đo lường bởi 5 biến: (1) Chi phí học tập

(2) Chi phí sinh hoạt

(3) Thời gian cần thiết để hoàn thành chương trình học (4) Liên lạc đầy đủ với gia đinh khi đang du học

(5) Cạnh tranh đầu vao cao của các trường đại học Đài Loan

pháp phân tích thành phần chính để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới ý định du học của họ. Kết quả cho thấy mô hình hành vi có kế hoạch là mô hình phụ hợp để đánh giá hành vi lựa chọn địa điểm du học ước ngoài. Với Úc, thái độ hay nhận thức của sinh viên Đài Loan về đất nước mà mình sẽ du học có ảnh hưởng lớn nhất trong việc hình thành ý định du học của họ. Đối với Mỹ, ảnh hưởng của gia đình và bạn bè có tác động lớn hơn là sự cân nhắc về các nguồn lực cần thiết trong việc hình thành ý định học tập tại Mỹ của sinh viên Đài Loan. Nghiên cứu đã mạng lại một số hàm ý phục vụ cho dịch vụ marketing du học. Các tổ chức có thể áp dụng hệ thống phương pháp luận này để tự phát triển các kế hoạch marketing của họ.

Nghiên cứu của Gatfield and Mphil (2008), “Đo lường các chỉ tiêu lựa chọn của sinh viên sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch: trường hợp của Đài Loan, Úc, Vương quốc Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Nguyên gốc: Measuring student choice criteria using the theory of planned behavior: the case of Taiwan, Australia, UK and USA) [35] . Nghiên cứu này nhằm tìm ra sự khác biệt về động lực hành vi của sinh viên quốc tế khi lựa chọn trường đại học nước ngoài để theo học. Cơ sở lý thuyết chính của nghiên cứu là thuyết hành vi có kế hoạch của Fishbein và Ajzen, bao gồm ba nhân tố lớn thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan, và kiểm soát hành vi cảm nhận. Mỗi nhân tố bao gồm các biến chỉ thái độ. Mẫu khảo sát của nghiên cứu bao gồm các sinh viên Đài Loan, đại diện cho nhóm người Trung Quốc ở nước ngoài, có ý định đi học ở các nước Mỹ, Anh và Úc. Nghiên cứu đươc thưc hiện theo bốn bước:

(1) Xác định các biến cho từng khái niệm bằng phương pháp định tính

(2) Kiểm định các biến thông qua một nhóm chuyên gia

(3) Thiết kế công cụ nghiên cứu và thu thập dữ liệu định lượng (4) Phân tích định tính

nước ngoài của sinh viên Đài Loan. Đồng thời, nghiên cứu cũng phát hiện ra có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ở Mỹ, Anh và Úc. Đối với sự lựa chọn là Mỹ, nhân tố chuẩn chủ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả, nhất là biến “truyền miệng”. Đối với Anh và Úc, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là thái độ.

Nghiên cứu của Navrátilová Tereza (2013), “Phân tích và so sánh các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn đại học (Nguyên gốc: Analysis and comparison of factors influencing university choice)[70]. Nghiên cứu áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch vào quá trình lựa chọn trường đại học. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem các biến được thiết kế có giải thích được các biên ẩn trong lý thuyết hành vi có kế hoạch, bao gồm thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận. Biến “thái độ đối với hành vi” được đo bằng sáu biến quan sát, bao gồm:

(1) Phát triển kỹ năng và khả năng;

(2) Nhận được kiến thức sâu và thông tin về một lĩnh vực nhất định; (3) Sự nghiệp hứa hẹn;

(4) Thỏa mãn địa vị xã hội;

(5) Thành công trong công việc chuyên môn; (6) Mức sống cao

Nhân tố chuẩn chủ quan được đo lường bởi ba biến quan sát bao gồm:

(1) Ảnh hưởng của phụ huynh; (2) Ảnh hưởng của bạn bè thân thiết; (3) Ảnh hưởng của bạn bè cùng lớp.

Nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận được đo lường bởi bốn biến, bao gồm:

(1) Sự thiếu hụt thông tin trong quá trình đưa ra quyết định; (2) Các nguồn lực kinh tế;

(4) Kỹ năng, khả năng và tài năng của bản thân.

Dữ liệu khảo sát được thu thập từ câu trả lời bảng hỏi của 278 học sinh . Phương pháp phân tích dữ liệu là phương pháp phương trình mô hình cấu trúc (Structural equation modelling - SEM). Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy nhân tố “thái độ đối với hành vi” có ảnh ưởng đáng kể tới sự lựa chọn trường đại học của sinh viên. Đối với nhân tố “chuẩn chủ quan”, kết quả phân tích chỉ ra rằng bạn bè thân thiết có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới quyết định của sinh viên. Trong khi đó, đói với nhân tố “kiểm soát hành vi cảm nhận”, phải việc thiếu thông tin được cho rằng không phải là rào cản khi lựa chọn trường đại học, thay vào đó là kĩ năng, khả năng cà tài năng cá nhân.

Đánh giá chung: Các nghiên cứu trên khá đa dạng, được thực hiện tại nhiều nước khác nhau (Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan,...) và áp dụng theo các hệ thống lý thuyết khá tương đồng và đều đem lại kết quả nghiên cứu tốt. Những nghiên cứu này có tính tham khảo cao cho việc nghiên cứu hành vi quyết định lựa chọn chương trình du học tại chỗ ở Việt Nam. Tuy nhiên, với những đặc trưng về văn hóa, trình độ phát triển, hệ thống giáo dục khác nhau dẫn đến đặc trưng sinh viên nước họ cũng khác với đăc trưng của sinh viên Việt Nam, vì vậy, có nhiều cơ hội nghiên cứu để tìm kiếm các nhân tố mới để đánh giá ý định và hành vi của sinh viên Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận đến quyết định lựa chọn của người học với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w