CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Phát triển thang đo nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được phát triển với 11 khái niệm nghiên cứu tiềm ẩn, bao gồm các thang đo đơn hướng và thang đo đa hướng (chất lượng tín hiệu). Trong đó, thang đo chất lượng tín hiệu được đo lường bằng ba thành phần gồm (1) tính rõ ràng; (2) tính nhất quán và (3) tính tin cậy. Các biến quan sát (câu hỏi) được tham khảo từ nghiên cứu của Erdem & Swait (1998) và của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) dựa trên lý thuyết tín hiệu với 09 biến quan sát cho ba nhân tố. Các thang đo còn lại đều là các thang đo đơn hướng. Thang đo chất lượng cảm nhận được đo lường bằng bốn biến quan sát kế thừa từ nghiên cứu của Erdem & Swait (1998); Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Thang đo thái độ với việc lựa chọn chương trình học được tham khảo từ Ajzen & Fishbein (1980); Swaim và cộng sự (2014); Hiatt và cộng sự (2018) với bốn biến quan sát. Thang đo chuẩn chủ quan được đo lường bằng 06 biến quan sát được kế thừa từ Ajzen & Fishbein (1980); Swaim và cộng sự (2014); Hiatt và cộng sự (2018). Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi cũng được kế thừa từ các nghiên cứu của Ajzen and Fishbein (1980); Swaim và cộng sự (2014); Hiatt và cộng sự (2018) với 04 biến quan sát. Biến triển vọng nghề nghiệp, biến chất lượng nguồn lực giảng dạy và học tập và biến đặc điểm chương trình và yêu cầu học tập được tham khảo từ nghiên cứu của Baliyan (2016) với 14 biến quan sát cho ba nhân tố. Thang đo ý định lựa chọn chương trình học được đo lường từ 04 biến quan sát được kế thừa từ các nghiên cứu của Ajzen & Fishbein (1980); Swaim và
cộng sự (2014); Hiatt & cộng sự (2018) và thang đo biến quyết định lựa chọn chương trình được đo lường bằng 04 biến quan sát được tham khảo từ nghiên cứu của Erdem & Swait (1998).[13],[45], [102], [5], [71],[31]
Các biến quan sát sử dụng cho khảo sát trong nghiên cứu này được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và tiến hành dịch ngược để đảm bảo không làm thay đổi nghĩa gốc của các câu hỏi. Các thang đo này cũng được hiệu chỉnh thông qua hỏi thử với 06 chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo quốc tế tại các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương. Tiếp theo các câu hỏi được hỏi thử với một nhóm sinh viên 15 người để đánh giá việc diễn đạt từ ngữ trước khi thiết kế bảng hỏi cho khảo sát sơ bộ. Kết quả khảo sát sơ bộ dự kiến là 100 sinh viên để đánh giá ban đầu về tính thích hợp của các câu hỏi. Những câu hỏi không thích hợp sẽ được xem xét điều chỉnh hoặc loại khởi các thang đo nhân tố trong mô hình. Kết quả sau hỏi ý kiến chuyên gia và điều chỉnh qua phỏng vấn thử 15 sinh viên thu được các câu hỏi sử dụng cho khảo sát sơ bộ như bảng 3.1:
Bảng 3.1 Thang đo các nhân tố trong mô hình
STT Code Nội dung câu hỏi Tham khảo
I Chất lượng tín hiệu
Tính rõ ràng
1 CLEA1 Trường đại học cung cấp thông tin về chương trình học của mình cho học viên rất rõ ràng
[31], [71] 2 CLEA2 Trường đại học cung cấp thông tin về chương trình học
của mình cho học viên rất đầy đủ
3 CLEA3 Anh/chị cảm thấy dễ dàng nhận biết được những gì nhà trường muốn thông tin cho học viên về chương trình học
Tính nhất quán
4 COS1 Thông tin về các chương trình học của trường đại học cho học viên rất nhất quán (không có các thay đổi bất ngờ..)
[31], [71] 5 COS2 Thông tin về chương trình học anh/chị đã lựa chọn của
trường đại học cho học viên là rất nhất quán
6 COS3 Nhìn chung, anh/chị cảm thấy thông tin được cung cấp về chương trình học của nhà trường là thống nhất
STT Code Nội dung câu hỏi Tham khảo
7 REL1 Trường đại học luôn cung cấp cho học viên tiềm năng của chương trình học đúng như những gì họ đã giới thiệu
[31], [71] 8 REL2 Trường đại học chỉ thông báo những gì họ có thể thực
hiện được với học viên
9 REL3 Những gì anh/chị nhận được từ trường đại học trước khi quyết định lựa chọn là đáng tin cậy
II Chất lượng cảm nhận
10 QUA1 Trước khi vào học anh/chị đã có cảm nhận chương trình học có chất lượng cao
[31], [71] 11 QUA2 Những thông tin được cung cấp cho anh/chị cảm nhận
rằng chương trình học có chất lượng cao
12 QUA3 Anh/chị không có vấn đề gì về cảm nhận với chất lượng đào tạo của chương trình trước khi lựa chọn
13 QUA4 Nhìn chung, anh/chị cảm thấy chất lượng của chương trình là khá tốt
III Thái độ với việc lựa chọn chương trình
14 ATT1 Theo quan điểm của tôi, hoàn thành được chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài là rất quan trọng
[5], [102], [45] 15 ATT2 Tôi nghĩ rằng kiến thức thu được từ chương trình đào tạo
có thể mang lại nhiều lợi ích
16 ATT3 Nếu hoàn thành được chương trình đào tạo của trường X sẽ hỗ trợ tôi nhiều trong tương lai
17 ATT4 Anh/chị cảm thấy thích thú được lựa chọn chương trình đào tạo của nhà trường
IV Chuẩn chủ quan
18 SUB1 Những người thân thiết xung quanh cho rằng nên học chương trình liên kết của nhà trường
[5], [102], [45]
19 SUB2
Những người thân thiết xung quanh tôi (gia đình, bạn bè…) tin rằng nếu tôi học chương trình này tôi có thể có kiến thức và cơ hội tốt trong tương lai
20 SUB3 Những người thân thiết xung quanh tôi sẵn sàng hỗ trợ tôi trong việc hoàn thành chương trình học
21 SUB4 Những người thân thiết xung quanh tôi tin rằng tôi có lợi thế để hoàn thành chương trình học
22 SUB5 Những người thân thiết xung quanh tôi tin rằng kết quả hoàn thành được chương trình học là rất giá trị
STT Code Nội dung câu hỏi Tham khảo
23 PBC1 Tôi tin rằng với năng lực của mình tôi có thể hoàn thành tốt chương trình học của nhà trường
[5], [102], [45] 24 PBC2 Khả năng lấy được bằng của chương trình học trong tầm
khiểm soát của tôi
25 PBC3 Tôi tin rằng tôi có thể có thành tích tốt nếu học chương trình học của nhà trường
26 PBC4 Nhìn chung, tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng mình có thể hoàn thành lấy bằng của chương trình
VI Triển vọng nghề nghiệp
27 PROS1 Những người tốt nghiệp chương trình có khả năng tìm được việc làm tốt
[13] [13]28 PROS2 Chương trình học có tỷ lệ tốt nghiệp/hoàn thành khóa học
cao
29 PROS3 Chương trình nổi tiếng với việc đào tạo kỹ năng làm việc tốt cho học viên
30 PROS4 Học viên kết thúc chương trình học có tỷ lệ tốt nghiệp cao 31 PROS5 Chương trình học của nhà trường có mạng lưới liên kết
quốc tế tốt
32 PROS6 Nhìn chung, hoàn thành chương trình học có triển vọng nghề nghiệp tốt với học viên
VII Chất lượng nguồn lực giảng dạy và học tập
33 TEC1 Anh/chị nhận thấy đội ngũ giảng viên của chương trình tốt
[13] 34 TEC2 Anh/chị tin tưởng vào trình độ đội ngũ giảng viên của
chương trình
35 TEC3 Chất lượng giảng dạy của chương trình có danh tiếng tốt với các tổ chức bên ngoài
36 TEC4 Danh tiếng của tổ chức liên kết (Đại học, học viên nước ngoài) tốt
37 TEC5 Cơ sở vật chất cho hoạt động học tập (trang thiết bị, thư viện…) tốt
VIII Đặc điểm chương trình và yêu cầu khóa học
38 CHA1 Đề cương chương trình thể hiện khả năng phát triển đa dạng các kỹ năng của người học
[13] 39 CHA2 Yêu cầu của chương trình học phù hợp với khả năng của
học viên
40 CHA3 Chương trình học được kiểm định bởi các tổ chức học thuật uy tín
IX Ý định lựa chọn chương trình (sau khi tìm hiểu về thông tin chương trình học
STT Code Nội dung câu hỏi Tham khảo
41 INT1 Tôi có kế hoạch lựa chọn chương trình học của trường để hoàn thành chương trình học đại học của mình
[5], [102], [45] 42 INT2 Mục tiêu của tôi là có thể hoàn thành chương trình học
của trường trong tương lai
43 INT3 Tôi sẽ cảm thấy đạt được thành tựu lớn khi tốt nghiệp chương trình học của nhà trường
44 INT4 Tôi dự định theo đuổi hoàn thành chương trình học của nhà trường
X Quyết định lựa chọn
45 DES1
Tôi cảm thấy rất dễ dàng để chọn chương trình học hiện tại
[31] 46 DES2 Nếu được lựa chọn lại tôi vẫn lựa chọn chương trình đang
học
47 DES3 Chương trình học hiện tại của tôi là ưu tiên đầu tiên khi lựa chọn các chương trình học
48 DES4 Nếu được chuyển trường, tôi vẫn quyết định theo học chương trình học hiện tại
Thang đo nghiên cứu sử dụng cho các biến quan sát trong mô hình được lựa chọn là thang đo Likert 5 điểm với điểm đánh giá cho các biến quan sát trong mô hình. Mặc dù về lý thuyết việc lựa chọn mức độ thang đo càng chi tiết càng chính xác. Tuy nhiên, việc lựa chọn thang đo Likert các mức độ khác nhau còn phụ thuộc vào cách đặt câu hỏi và ngôn ngữ thể hiện. Với tiếng Việt những thang đo Liket dạng 7 hay 9 một số lựa chọn có thể gây nhầm lẫn cho người trả lời. Bởi vậy, việc lựa chọn thang đo 5 mức độ là phù hợp. Hơn nữa, thang đo Likert 5 mức độ cũng là thang đo được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu. Đối với các thang đo cho các biến phân loại tác giả sử dụng loại thang đo định danh hoặc thứ bậc theo ý nghĩa phản ánh của từng biến phân loại.