CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN NGHIÊN CỨU
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chương trình đào tạo
2.4.4. Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan là nhận thức của một cá nhân phải hành động phù hợp với chuẩn mực xã hội [5]. Theo lý thuyết TPB, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới ý định đối với hành vi. Trong nghiên cứu này, chuẩn chủ
quan là sự ủng hộ và hỗ trợ của những người thân xung quanh (gia đình, bạn bè,..) đối với quyết định lựa chọn chương trình học. Sự đồng thuận của những người thân xung quanh sẽ gia tăng ý định chọn lựa chương trình của bản thân học viên. Đã có những nghiên cứu trước đay chỉ ra mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và ý định lựa chọn chương trình. Chuẩn chủ quan là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới ý định lựa chọn du học tại Mỹ của sinh viên Đài Loan Ý định lựa chọn chương trình học của sinh viên châu Á chịu nhiều ảnh hưởng của phụ huynh [12].
2.4.5. Nhận thức kiểm soát hành vi
Theo TPB, một cá nhân càng tin rằng họ có đủ nguồn lực và khả năng để thực hiện hành vi thì ý định thực hiện hành vi đó sẽ càng gia tăng [3]. Trong nghiên cứu này, kiểm soát hành vi cảm nhận là sư tin tưởng của một cá nhân về việc họ có thể hoàn thành tốt chương trình học nếu lựa chọn tham gia vào chương trình. Nghiên cứu của Gatfield & Chen (2006) đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhận thức về kiểm soát hành vi với lựa chọn du học của sinh viên [35].
2.4.6 Triển vọng nghề nghiệp
Triển vọng nghề nghiệp là khả năng hoàn thành chương trình học, cơ hội thực tập và kiếm được một công việc tốt. Triển vọng nghề nghiệp bị ảnh hưởng bởi chất lượng đào tạo và danh tiếng của trường đại học. Triển vọng nghề nghiệp ảnh hưởng tới thái độ của sinh viên với việc lựa chọn chương trình và là một trong những tiêu chí đánh giá để đưa ra quyết định lựa chọn [9; 53; 54]. Nghiên cứu của Kusumawati và cộng sự (2010) chỉ ra rằng triển vọng nghề nghiệp nằm trong top 5 yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn trường đại học của sinh viên[58].