Giáo dục và giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận đến quyết định lựa chọn của người học với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam (Trang 47 - 59)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Giáo dục và giáo dục đại học

2.1.1.1 Khái niệm Giáo dục

Giáo dục là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội, mặc dù vậy định nghĩa về giáo dục thường không được định nghĩa một cách rõ ràng. Theo từ điển dictionary online định nghĩa“Giáo dục là những hành động hay quá trình truyền đạt/tiếp thu kiến thức chung, phát triển sức mạnh về lý luận, sự phán đoán và nói chung là sự chuẩn bị cho bản thân hoặc người khác những tri thức cho cuộc sống trưởng thành”1. Trong Luật giáo dục tại Việt Nam, không định nghĩa giáo dục là gì nhưng có quy định về mục tiêu của giáo dục “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Trong luận án này, giáo dục được hiểu đơn giảnlà quá trình tương tác để truyền thụ các kiến thức, tri thức cho người học (tiếp nhận) thông qua quá trình giảng dạy hoặc đào tạo.

Giáo dục tồn tại ở cả hai hình thức chính thức và phi chính thức. Ở khía cạnh chính thức giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được phân cấp theo các bậc học, ngành học khác nhau như: giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại

học. Giáo dục phi chính thức là những hình thức truyền thụ không nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia một cách chính thức như giáo dục tại gia đình.

Mặc dù còn tồn tại những tranh cãi nhưng ngày nay giáo dục được xem như một loại dịch vụ có tính thương mại (WTO). Đồng thời quá trình thị trường hóa các hoạt động giáo dục cũng đang nổi lên như một xu hướng chính (Fukedi, 2011). Với bản chất là một loại dịch vụ, giáo dục cũng giống như các dịch vụ khác không có hoạt động lưu khó, cất trữ, quá trình đào tạo và tiếp nhận diễn ra đồng thời và chất lượng dịch vụ khó đảm bảo giống nhau giữa các thời điểm [56].

Theo hệ thống phân cấp giáo dục của các quốc gia và Việt Nam, hệ thống giáo dục chính thức được phân thành nhiều cấp học khác nhau từ tiểu học đến sau đại học. Giáo dục đại học là một bộ phận của hệ thống giáo dục chính thức. Trong phạm vi của luận án này, với mục tiêu nghiên cứu đối tượng là các chương trình du học tại chỗ trình độ cử nhân thuộc nhóm đào tạo đại học, định nghĩa giáo dục đại học được hiểu là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam bao gồm đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ (hình)

Hình 2.1. Hệ thống giáo dục của Việt Nam

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo 2.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học:

Bên cạnh những đặc điểm chung của một loại hình dịch vụ, theo Vũ Quang Việt (2005), dịch vụ giáo dục còn có những đặc điểm đặc trung riêng như:

Tính không đồng nhất: Chất lượng dịch vụ thường khó xác định bởi vì dịch vụ phụ thuộc vào người cung cấp. Ví dụ, chất lượng đào tạo của một trường học có thể khác nhau khi nó được giảng dạy bởi những giáo viên có trình độ và khả năng sư phạm khác nhau. Ngay cả khi cùng một giáo viên giảng dạy, bài giảng có thể thành công với lớp học này nhưng lại không thành công với lớp học khác do mức độ thành công còn phụ thuộc vào các phương tiện kỹ thuật trợ giúp và tâm lý người dạy và người học tại những thời điểm khác nhau.

suy luận và kỹ năng cơ bản để đáp ứng với đòi hỏi của thị trường lao động có tính cá nhân, nó cũng đòi hỏi xã hội cung cấp cho từng cá nhân những giá trị chung về đạo đức cá nhân, gia đình và xã hội, về nhiệm vụ và quyền công dân, về mức văn hoá tối thiểu (biết đọc và biết viết). Vì thuộc tính xã hội này mà nhiều nhà nước đòi hỏi mọi công dân phải được giáo dục ở cấp tối thiểu (tiểu học). Tuy nhiên, càng ở các cấp độ cao thì thuộc tính xã hội của giáo dục lại càng giảm đi.

Khả năng tích lũy: Giáo dục là dịch vụ tác động thẳng từ người thầy đến trò, nhưng người học có thể lưu giữ kiến thức, coi đó là hình thức tích lũy và là phương tiện có khả năng tạo ra sức lao động có tri thức và hiệu quả cao hơn so với trường hợp không có nó. Khả năng cao hơn này thể hiện qua thu nhập cao hơn. Như vậy giáo dục là phương tiện nâng cao năng suất của người lao động trong tương lai. Tri thức được bồi đắp trong nhiều năm tháng, tức là thông qua quá trình tích lũy, cho phép con người phát triển thêm khả năng cá nhân cho đến ngày có thể sử dụng để tạo ra lao động cao cấp hơn. Do đó, có thể nói giáo dục có khả năng tích lũy. Tuy nhiên, càng lên cao thì các kiến thức được trang bị càng có tính ứng dụng cao nên khả năng tích lũy sẽ bị giảm sút.

Ngoại ứng tích cực: Giáo dục nhằm đào tạo những người công dân có ích với cá nhân, gia đình và xã hội. Những người không có học thức, thiếu hiểu biết có nhiều khả năng sẽ thực hiện các hành vi như trộm cắp, giết người cướp của,… Nhưng một người có trình độ sẽ đóng góp nhiều cho xã hội, sẽ có những sáng kiến, cải tiến nâng cao năng suất lao động xã hội. Sản phẩm giáo dục như vậy không chỉ mang lợi cho cá nhân mà cho cả xã hội, tức là lợi ích xã hội do giáo dục tạo ra luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân. Cho nên, nếu để cho thuận mua vừa bán trên thị trường, tức là người mua phải trả chi phí bằng với chi phí xã hội, mà lợi ích cá nhân lại ít hơn thì có nhiều người sẽ không mua chúng, sẵn sàng để con em họ vô học, hoặc họ mua ít hơn mức cần thiết đối với xã hội. Nói theo ngôn ngữ

kinh tế, hàng hoá giáo dục có ngoại ứng tích cực.

Khó tăng năng suất lao động: Giáo dục có những đặc tính chung với hoạt động nghệ thuật cao cấp là khó lòng tăng năng suất lao động (bao gồm cả lượng và chất) của người thày giáo nhanh như tăng năng suất của một cái máy và càng không thể mở rộng thị trường theo nghĩa tăng số học sinh trên đầu một thầy giáo nếu không muốn giảm chất lượng giáo dục. Ngược lại, muốn tăng chất lượng giảng dậy mà sự phát triển kinh tế và khoa học ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn thì phải giảm số học sinh trên một thầy giáo, tăng số lượng thày giáo với chuyên ngành khác nhau vì thời đại ngày nay không thể có được một thầy giáo bác học biết đủ mọi thứ. Việc tăng chất lượng giảng dậy đã làm tăng thời gian huấn luyện mà thầy giáo phải trải qua vì tính phức tạp của khoa học hiện nay đòi hỏi [107].

2.1.1.3 Các thành phần cấu thành dịch vụ giáo dục

Cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ giáo dục cũng được cấu thành từ 3 phần chính là con người (human-ware), cơ sở vật chất - phần cứng (hard-ware) và nội dung chương trình - phần mềm (soft-ware).

Con người (human-ware): bao gồm cả giáo viên và cán bộ quản lý. Giáo viên là những người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Có thể coi, đây là bộ phận quyết định đến chất lượng dịch vụ giáo dục. Xét về khả năng chuyển dịch thì đây cũng là bộ phận có khả năng di chuyển dễ dàng giữa các quốc gia. Trước đây, giáo viên có thể di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác để giảng bài. Hiện nay, nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà việc cung cấp bộ phận này có thể được thực hiện qua mạng. Dây là hình thức cung cấp bài giảng qua mạng, thảo luận trực tuyến hay video-conference… Bên cạnh đó, một bộ phận không thể thiếu là đội ngũ cán bộ quản lý. Đây là những người hỗ trợ cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên cho sinh viên.

Cơ sở vật chất (hard-ware): bao gồm phòng học, các trang thiết bị và điều kiện học tập khác, có thể hiểu là nguồn thu chi tài chính cũng như cơ sở vật chất cần thiết phục vụ hoạt động học tập, giảng dạy của một cơ sở

giáo dục đào tạo. Đây là bộ phận không thể thiếu được khi cung cấp dịch vụ giáo dục. Việc truyền đạt kiến thức của giáo viên chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ của phần cứng này và chính điều kiện học tập có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Tương tự như con người, cơ sở vật chất cũng có thể được cung cấp từ xa thông qua các phần mềm quản lý giáo dục. Chằng hạn như, để tham gia vào các lớp học trực tuyến, người học chỉ cần đăng ký một tài khoản và người cung cấp dịch vụ có thể quản lý tài khoản ở ngay tại địa điểm của mình.

Nội dung chương trình (soft-ware): Có thể hiểu như chương trình đào tạo và nguồn cơ sở học liệu của cơ sở giáo dục đào tạo. Đây là bộ phận không thể thiếu được trong dịch vụ giáo dục. Nó có vai trò gắn kết các bộ phận tạo thành một chương trình giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội (khách hàng). Mặc dù bộ phận này dường như có khả năng cung cấp từ xa dễ nhất bởi vì kết cấu chương trình, nội dung các môn học,... không khó có thể tìm kiếm dược. Tuy nhiên, với mỗi lần sử dụng, nội dung môn học cần được thay đổi cho phù hợp với đặc trưng và nhu cầu của người học. Điều đó dẫn đến những khó khăn trong việc chuyển giao nội dung chương trình.

2.1.1.4 Khái niệm giáo dục đại học

Trên thế giới có nhiều hệ tư tưởng và ý kiến đa dạng, cụm từ “giáo dục đại học” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Sự đa dạng về quan điểm là khó tránh khỏi, và nhiều người cho rằng đó là điều cần thiết. Xét về cấp bậc, giáo đục đại học bao gồm việc giảng dạy và học tập ở cao đẳng và đại học nhằm giúp sinh viên đạt được một tấm bằng của bậc đại học. Giáo dục đại học truyền cho người học những kiến thức và hiểu biết sâu sắc nhằm giúp họ đạt tới những giới hạn mới của tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống – các lĩnh vực chuyên sâu. Có thể nói vắn tắt rằng đại học là “sự hiểu biết ngày càng nhiều hơn về một lĩnh vực ngày càng hẹp hơn”. Sinh viên được phát triển khả năng tự đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm sự thật; khả năng phân tích và phản biện về những vấn đề đương đại. Đại

học không chỉ mở rộng năng lực trí tuệ của từng cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn của họ, mà còn giúp họ mở rộng tầm nhìn và hiểu biết đối với thế giới xung quanh. Theo Ronald Barnett (1992), có 4 khái niệm thông dụng nhất về giáo dục đại học:

i) Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp.

ii) Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. Theo cách nhìn này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức mới. Chất lượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm việc nghiêm nhặt để thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.

iii) Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. Do vậy, các cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ kết thúc khóa học của sinh viên.

iv) Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học. Theo cách tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt.

Theo luật giáo dục Đại học

Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học, nhưng có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục

cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Theo hệ thống phân cấp giáo dục của các quốc gia và Việt Nam, hệ thống giáo dục chính thức được phân thành nhiều cấp học khác nhau từ tiểu học đến sau đại học. Giáo dục đại học là một bộ phận của hệ thống giáo dục chính thức. Trong phạm vi của luận án này, với mục tiêu nghiên cứu đối tượng là các chương trình du học tại chỗ trình độ cử nhân thuộc nhóm đào tạo đại học, định nghĩa giáo dục đại học được hiểu là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam bao gồm đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Hình 2.1. Hệ thống giáo dục của Việt Nam

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo

2.1.1.5 Các phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục đại họcqua biên giới

giáo dục nói riêng có thể được cung cấp thông qua 4 phương thức như sau:

a. Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới (Cross border):

Dịch vụ được cung cấp từ địa điểm của người cung cấp dịch vụ đến địa điểm của người sử dụng dịch vụ. Trong phương thức này, chỉ có dịch vụ được di chuyển qua biên giới còn người cung cấp dịch vụ thì không dịch chuyển. Người cung cấp dịch vụ không xuất hiện tại địa điểm của người tiêu dùng dịch vụ đó.

Đối với dịch vụ giáo dục, phương thức này có thể được thực hiện thông qua các hình thức đào tạo trực tuyến (e-learning) hay đào tạo từ xa (distance-learning). Trong trường hợp này, tất cả 3 bộ phận cấu thành đều được cung cấp qua biên giới. Người học chỉ cần có điều kiện truy cập Internet (dụng cụ học tập) để tham gia học còn toàn bộ bài giảng, tài liệu tham khảo sẽ được đưa lên mạng hoặc gửi đến người học trước khi bắt đầu. Trên thế giới có khá nhiều tổ chức đã thực hiện các khóa đào tạo qua mạng dưới hình thức này như Viện nghiên cứu Ngân hàng thế giới (World Bank Insstitute) hay tập đoàn Thompson.

Cũng có trường hợp, khóa học trực tuyến có sự tham gia của một tổ chức tại địa điểm của người sử dụng dịch vụ. Chẳng hạn, trong khóa học trực tuyến của JICA, các buổi thảo luận được thực hiện dưới hình thức hội thảo trực tuyến (e-conference) từ văn phòng JICA tại các nước. Trong trường hợp này, chỉ có bài giảng và nội dung chương trình được cung cấp qua mạng. Ưu điểm của phương thức này là khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng Internet.

Một hình thức nữa của phương thức cung cấp qua biên giới là giai đoạn học tập trong nước của các chương trình liên kết. Chẳng hạn, trong

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận đến quyết định lựa chọn của người học với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w